Chùa Bái Đính (Ninh Bình): Điểm đến linh thiêng

2016-01-27 13:50:44 0 Bình luận
Nói đến Bái Đính là nói đến vùng đất “địa linh – nhân kiệt”, đây là nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không thời nhà Lý tu Phật và hành lễ trên đỉnh núi, đặt tên cho núi, cho chùa. Hằng năm, chùa khai hội vào đầu Xuân, đón hàng triệu du khách thập phương về vãn cảnh, dâng hương.

 


Khu tâm linh núi, chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An ở phía Tây khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư,
bên Quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km,
là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam.


Chùa Bái Đính được biết đến với nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất…là sự tiếp nối tâm linh từ ngàn năm trước chuyển tiếp đến ngàn năm sau. Với kiến trúc đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy, nghệ thuật chạm khắc, đúc đồng tinh tế, tài tình cùng cảnh quan hùng vĩ, “núi gối đầu sông”, “mây vờn đỉnh núi”, không gian tâm linh thanh tịnh bao trùm khiến mỗi khi bước chân đến đây, ai ai cũng hướng đến “Chân - Thiện - Mỹ”.


Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu 
chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa Bái Đính cổ nằm trên một ngọn núi cao 187m, đây là nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không thời nhà Lý tu Phật và hành lễ. Trải qua bao nhiêu thế kỷ, ngôi chùa vẫn còn đó, đó là một minh chứng cho sự tồn tại bền bỉ của Đạo Phật trong đời sống tâm linh của người Việt. Các hạng mục chính của chùa gồm: động thờ Phật, động thờ Mẫu, điện thờ Đức Thánh Nguyễn Minh Không và điện thờ Đức Thánh Cao Sơn.



Hang động thờ Mẫu chùa Bái Đính Cổ


Chùa Bái Đính cổ tự được tạo dựng theo lối kiến trúc chùa động khá phổ biến ở Ninh Bình. Toàn bộ các ban thờ Phật, thờ Mẫu của chùa được đặt giữa lòng những ngôi chùa là các hang đá, điều đó càng làm tăng thêm không khí linh thiêng và huyền bí nới cửa thiền. Chính những hang động này đã trở thành những ngôi chùa kiên cố, che chắn chốn thiêng ngự trị của Phật, của Mẫu đã hàng bao thế kỷ nay.


Chùa Bái Đính mới
(Bái Đính tân tự) nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía Tây vào Cố đô Hoa Lư. Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống, phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người Việt Nam thời nay. Chính vì vậy, nơi đây sớm trở thành một điểm đến nổi tiếng. Ngay cả khi đang xây dựng, chùa Bái Đính đã thu hút rất đông du khách về tham quan.



Ba pho tượng Tam Thế, mỗi pho nặng 50 tấn, dát vàng rất đẹp.

Bái Đính tân tự là một 
công trình lớn gồm nhiều hạng mục, kiến trúc chính: Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông, Tượng phật Di Lặc và các công trình hạ tầng, phụ trợ, khu học viện Phật giáo... được xây dựng trong nhiều giai đoạn khác nhau.


Điện Tam Thế (Tam Quan) chính là ranh giới giữa cõi thiêng và cõi tục. Chỉ cần bước chân qua Tam Quan, người ta có thể hòa mình vào không gian tâm linh thanh tịnh. Chiếc chuông  đồng nặng 36 tấn, được treo trên tháp cao với tiếng ngân vang vọng, lan tỏa khắp nơi, xua tan mọi nỗi thống khổ, cảnh tỉnh chúng sinh.
Ngoài hành lang, 500 tượng La Hán bằng đá trắng nguyên khối – mỗi vị một vẻ mặt khác nhau được những người thợ chạm khắc rất tinh xảo, sống động. Những khối gỗ quý, bức hoành phi, câu đối khổng lồ được sơn son thếp vàng, góp phần cho ngôi chùa thêm hoành tráng, rực rỡ.


Kiến trúc chùa nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam, được sử dụng bằng nhiều nguồn nguyên liệu chính ở địa phương (đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết, ngói men Bát Tràng…). Điều khác biệt nhất ở kiến trúc 
chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng. Cảnh sắc lung linh huyền ảo cùng không gian thiêng rộng lớn đã đưa Bái Đính trở thành một bức tranh tâm linh vừa tuyệt mĩ, vừa cổ kính thật đáng trân trọng.


Lễ hội chùa Bái Đính khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là Lễ hội khởi đầu cho những Lễ hội hành hương về vùng đất
Cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Chỉ có đến vào thời điểm mở hội này thì chúng ta mới có thể được thăm thú các hoạt động văn hóa của Lễ hội.



Chùa Bái Đính mùa Lễ hội du khách nườm nượp về dâng hương, vãn cảnh


Về phần lễ ở chùa Bái Đính diễn ra trang trọng vì ở đây không chỉ thờ các vị Sơn Thần, Phật Tổ, bà Chúa Thượng Ngàn mà còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc với các danh nhân đức Lý Quốc Sư, Quang Trung, Đinh Bộ Lĩnh.


Năm nào cũng vậy, đầu tiên để bắt đầu Lễ hội bao giờ cũng là nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh 
Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn.


Sau đó, rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.


Hội chùa Bái Đính diễn ra rất nhiều các trò chơi dân gian, vãn cảnh chùa, ngất ngây thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm đất Cố đô.


Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội lớn, thu hút đông du khách trên khắp mọi miền Tổ quốc và có cả du khách nước ngoài tham gia. Du khách đến 
lễ hội chùa Bái Đính còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước. Cuộc hành hương ấy có thể tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. 

Có thể nói Bái Đính là nơi hội tụ của linh khí núi sông, của tâm linh dân tộc và của nhân kiệt xuất chúng. Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho những người con Ninh Bình phong cảnh sơn thủy kỳ thú, nhưng cũng chính con người cũng góp phần tôn vinh và làm đẹp thêm phong cảnh của tạo hóa. Tất cả những điều đó đã đưa Bái Đính trở thành một viên ngọc sáng lấp lánh, đa sắc màu, ngàn năm tâm linh, ngàn năm huyền thoại.

 

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...