Áp chuẩn GMP: Thực phẩm chức năng sẽ an toàn?

2018-10-03 09:10:24 0 Bình luận
Hiện nay, cả nước có khoảng trên 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN), thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK), tuy nhiên chưa có một quy chuẩn nào về quy trình sản xuất nhóm mặt hàng này. Theo quy định, đến ngày 1/7/2019, (tức là chưa đầy một năm nữa), các cơ sở sản xuất trên phải đạt điều kiện GMP thì mới được tiếp tục hoạt động.

Đến tháng 7/2019, sẽ chỉ còn khoảng 300 cơ sở sản xuất TPCN đạt chuẩn GMP được tiếp tục hoạt động. Ảnh: VGP/Hiền Minh


Sẽ chỉ còn khoảng 300 cơ sở sản xuất TPCN

GMP (Good Manufacturing Practices) tức là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt, áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm nhằm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến; điều kiện phục vụ, chuẩn bị chế biến đến quá trình chế biến; bao gói, bảo quản và con người điều khiển các hoạt động trong suốt quá trình gia công, chế biến.

Theo các tiêu chí trên khi đạt GMP, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, qua kiểm tra thực tế hiện nay, đến tháng 7/2019, khả năng cả nước sẽ có khoảng 300 cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK đạt đủ điều kiện GMP để tiếp tục hoạt động.

TS Phạm Hưng Củng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho biết, nếu như năm 2000, nước ta mới chỉ có khoảng 63 sản phẩm TPCN của 13 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam thì đến nay cả nước đã có tới 4.190 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với khoảng 10.930 sản phẩm đang lưu hành. Có hơn 90% nhà thuốc trên toàn quốc đang bán TPCN.

Sự phát triển “thần tốc” này khiến việc kiểm soát hoạt động kinh doanh TPCN, TPBVSK đang gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, nhiều đối tượng làm giả TPCN rất tinh vi như đóng gói, dán tem nhãn sản phẩm không khác gì hàng chính hãng.

Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cũng thừa nhận, chúng ta chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn sản xuất đối với các cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK mà vẫn quy định điều kiện sản xuất chung với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm nói chung. Thực tế qua kiểm tra, rất nhiều doanh nghiệp hiện đã đạt được tiêu chuẩn GMP nhưng cũng còn rất nhiều doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn này.

Nếu kéo dài tình trạng như vậy sẽ gây mất bình đẳng trong sản xuất kinh doanh và nhất là ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. “Vì trong khi những cơ sở muốn đạt GMP phải đầu tư rất lớn thì nhiều cơ sở chỉ cần thuê một căn hộ, một nhà xưởng lụp xụp, trang bị một vài thiết bị đóng gói… là đã sản xuất TPCN và đưa sản phẩm ra thị trường, người tiêu dùng không biết đâu mà lần”, ông Nguyễn Thanh Phong chia sẻ.

Siết chặt GMP cả DN trong và ngoài nước

Theo lộ trình thực hiện GMP theo quy định, nếu sau ngày 1/7/2019, các cơ sở không đạt tiêu chuẩn GMP thì sẽ không được phép tiếp tục sản xuất, kể cả doanh nghiệp ở nước ngoài vào Việt Nam cũng phải thực hiện, nếu không thực hiện quy chuẩn này sẽ không được vào Việt Nam.

“Đây sẽ là cuộc chơi bình đẳng vì nếu doanh nghiệp nước ngoài không thực hiện thì cũng không thể vào Việt Nam. Với tiêu chuẩn GMP thì tình trạng làm ăn gian dối, đưa chất này chất kia vào trong TPCN sẽ bị loại bỏ, tình trạng cơ sở chỉ mấy mét vuông cũng sản xuất TPCN sẽ được chấm dứt để tạo thị trường lành mạnh và an toàn cho người tiêu dùng", ông Trần Văn Châu, Thanh tra Cục An toàn thực phẩm cho biết.

Với những sản phẩm còn lưu hành trong kho chưa kịp tiêu thụ hết trước ngày 1/7/2019, theo ông Trần Văn Châu, những sản phẩm này vẫn có thể sử dụng như bình thường – trong thời gian 24 tháng sau ngày 1/7/2019.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Hưng Củng cũng khẳng định, nếu doanh nghiệp không đáp ứng được tiêu chuẩn của GMP có nghĩa doanh nghiệp không thể xuất khẩu sang các thị trường khác thuộc ASEAN, chưa nói đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn tại các thị trường như Mỹ, châu Âu...

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, khi áp dụng GMP đối với các cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK, người dân không lo thiếu sản phẩm, mà khi đó người tiêu dùng càng có thêm nhiều sự lựa chọn an toàn hơn, chất lượng hơn, các cơ sở cũng sẽ cạnh tranh nhau lành mạnh hơn.

Đối với những doanh nghiệp không kịp chuẩn bị cơ sở đạt GMP đến tháng 7/2019, theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, trước mắt, các doanh nghiệp này có thể chuyển nguyên liệu đạt chuẩn sang các cơ sở đạt GMP để gia công sản phẩm của mình.

Đặc biệt, từ nay đến cuối năm 2018, Cục An toàn thực phẩm sẽ tăng cường hậu kiểm các cơ sở sản xuất TPCN, trong đó chú trọng kiểm tra các cơ sở đăng ký địa điểm sản xuất tại các ngõ ngách, hẻm.

Theo TS Phạm Hưng Củng, Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển TPCN với hơn 4.000 thảo dược, 9.000 cây làm thực phẩm truyền thống. Kết hợp với sự phát triển của công nghệ, Việt Nam có nhiều điều kiện để đưa thảo dược thành sản phẩm cho chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Vấn đề là làm sao tổ chức sản xuất, quản lý, tổ chức thị trường, marketing...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51

Cửa Lò khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024

Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 với chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
2024-04-18 22:15:00
Đang tải...