Bắc Ninh: Khi nào ông Nguyễn Danh Chúc được đi giám định thương tật?

2019-09-13 20:43:20 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Vừa qua, Tạp chí điện tử Hòa nhập có nhận được Đơn Kiến nghị ghi ngày 23/08/2019 (kèm theo hồ sơ) của ông Nguyễn Danh Chúc (sinh năm 1943), nguyên quán Phố Thượng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nhập ngũ tháng 4/1966 vào đơn vị C3, D15, E275, quân chủng Phòng không không quân.

Hồ sơ của ông Nguyễn Danh Chúc gửi đến tòa soạn 


Trong Đơn Kiến nghị ông Chúc thuật lại quá trình từ khi nhập ngũ, huấn luyện, tham gia chiến đấu và bị thương nặng ngày 22/6/1967 trong lúc chiến đấu với máy bay Mỹ tại Cẩm Ly – Lệ Thủy – Quảng Bình; ra quân tháng 1/1968.

Trong đơn ông Chúc viết: “Tôi về nhà và mang ngay toàn bộ công lệnh – giấy xuất ngũ , giấy ra viện, và toàn bộ hồ sơ bệnh án bị thương lên gặp ông Đỗ Tá Tám là huyện đội trưởng và nộp toàn bộ cho ông Tám làm thủ tục cho tôi về địa phương.

Ông Tám cấp giấy giới thiệu cho tôi về HTX sơn mài là cơ sở của tôi làm trước khi nhập ngũ. Khi về tôi có để lại toàn bộ giấy tờ hồ sơ bệnh án , giấy ra viện và công lệnh đi đường gửi lại nhờ thủ trưởng giữ hộ cho chắc chắn . còn ở nhà em nhà tranh vách đất, sợ mưa bão không an toàn. Tôi về HTX sơn mài nộp giấy tờ cho ông Nguyễn Huy Đĩnh là chủ nhiệm và vào làm việc như ngày trước. Còn giấy xuất ngũ tôi nộp cho ông Nguyễn Phụ Nga là phó chủ tịch kiêm công an trưởng vào sổ hộ khẩu và nhờ ông Nga thông báo với xã đội giúp tôi…

Do sự làm ăn tắc trách của chính quyền địa phương thời bao cấp Ông Nga đã quên đi hồ sơ của tôi không đưa giấy tờ cho xã đội và thông báo cho ông Kim. Khi ông Ngô văn Kim là chủ tịch xã tưởng tôi về không có giấy tờ gì nên đã mang dân quân vào nhà tôi hống hách, hách dịch cãi nhau với bố tôi còn nói ông mắt mù thì biết gì mà giấy với tờ. Bố tôi có trình bày là con tôi về có đầy đủ giấy tờ nộp lên huyện và xã nên anh không có quyền gì gọi con tôi đi đâu cả.

May lúc đó tôi đi làm về thấy ông Kim có thái độ bất nhã tôi liền hỏi ông Kim:

- Anh vào nhà tôi có việc gì? mà lại bất nhã với người già, thái độ của anh rất mất lịch sự.

Anh Kim hạch sách giấy tờ tôi. Tôi bảo ông gọi ông Nga Phó chủ tịch lên sẽ rõ. Ông Nga lên công nhận giấy tờ tôi đã cầm kể cả giấy xuất ngũ đầy đủ...

Ông Kim không nói gì nữa và nói với tôi là đầy đủ giấy tờ thì là công dân, ủy ban yêu cầu thì anh cứ đi khám. Tôi có nói rõ cho Ông Kim biết: Anh chỉ biết gọi người đi mà không có trách nhiệm, anh làm cho gia đình tôi suýt chết đói. Anh vận động tôi đi bằng được và còn nói với tôi là anh cứ yên tâm lên đường, ở nhà tôi sẽ có trách nhiệm chỉ đạo HTX nông nghiệp cân đối lương thực cho ông bà đủ ăn. Nhưng từ khi đi đến lúc tôi về chả có thấy ai đến hỏi han và cân đôi một hạt thóc nào cho gia đình tôi cả. Tôi được cấp trên cho tôi về cứu lấy gia đình không thì tan nát hết. Còn ông là một Chủ tịch xã ông làm sự việc như thế có xứng đáng với cương vị của ông không. Nên tôi và ông Kim có cãi nhau.

Sau này tôi lo chạy kinh tế, nuôi bố mẹ củng cố lại nếp nhà cho đỡ dột nát chứ còn nghĩ gì về chế độ thương vong.

Mãi tới năm có thông tin được làm chế độ 142 thì tôi mới cùng anh Thịnh và anh Chản đồng ngũ cùng quê nên huyện Tiên Du hỏi hồ sơ thì được thông báo lại là hồ sơ của các bác năm 1971 do bị lụt lội – nước lụt vào hồ sơ từ năm 1968 trở lại bị mùn nát, hủy hết. Còn từ năm 1969 trở lên mới còn. Tôi về Ban chỉ huy Quân sự Từ sơn thì đúng như vậy. Phòng quân lực đã cho xem hồ sơ từ năm 1969 trở lên mới còn. Nên phải xin chứng nhận của đồng đội làm chế độ 142. Còn hồ sơ ở địa phương do sự tắc trách của một số cán bộ địa phương làm mất, tôi được ban thường trực Ủy ban xã Đình Bảng cho biết là hồ sơ của tôi anh Kim có cầm nhưng không đưa cho anh Cường xã đội và tới ngày ông Kim mất thì hồ sơ địa phương chẳng còn gì.

Khi đơn vị làm thủ tục giấy tờ để tôi khai báo. Năm 2015 tôi ra xã đội là anh Tiến – tôi xin mẫu để khai thì anh Tiến không cho và nói với tôi ở đây chỉ làm thông tư 02 không làm thông tư 28. Và mở vi tính bảo tôi xem lại điều 31, bảo tôi không được khai báo. Tôi vào gặp Bộ chỉ huy quân sự Quảng Bình thì bảo bác cứ yên tâm trong này Bộ chỉ huy quân sự sẽ làm đầy đủ văn bản gửi về BCHQS Bắc Ninh để các anh trên tỉnh giải quyết cho bác.

Bộ chỉ huy quân sự Quảng Bình lại làm lại đủ 4 loại giấy tờ:

1-Giấy kính gửi BCHQS Bắc Ninh thông báo về địa phương cho tôi được khai chế độ.

2-Một biên bản của tỉnh đội

3-Giấy chứng nhận bị thương

4- Xuất ngũ (hồ sơ lưu trữ xuất ngũ của chúng tôi trong mặt trận Bình Trị Thiên mất hết)

Tôi về xin khai thì anh Tiến vẫn không cho tôi khai còn bôi nhọ danh dự tôi là ông Kim bảo bác đảo ngũ phải đi lao động 3 tháng ở Cam Ranh - Quảng Ninh, chặt cây người ta còn chụp vào điện thoại ảnh bác đang vác cây.

Tôi yêu cầu ông xã đội cùng hội đồng xét duyệt cho tôi đối mặt trước pháp lý đưa những nhân chứng của ông đã truyền đạt những sự việc của tôi với ông và ông bảo tôi đảo ngũ thì trong đơn vị của tôi Bộ CHQS Quảng Bình yêu cầu ông cho tôi xem lệnh truy nã quân nhân đảo ngũ để tôi điện vào báo cáo với BCHQS Quảng Bình được biết. Còn nếu các ông không đưa được bằng chứng cụ thể ra tức là phạm luật bôi nhọ danh dự quân nhân của tôi.

Cho mãi tới 22/5/2018 ông Tiến mới đưa tờ khai cho tôi khai có đưa lên loa truyền thanh thông báo và dán hồ sơ ở các nhà văn hóa trong phường.

Kết quả toàn dân không có ý kiến phản ánh gì.

Vài hôm sau ông xã đội có thông báo tôi ra nhận lại hồ sơ vì xã đội và ông Chủ tịch cựu chiến binh địa phương nói là hồ sơ của tôi không đủ tiêu chuẩn.

Tôi ra nhận lại hồ sơ thì hội đồng xét duyệt không phê duyệt gì. Tôi có hỏi ông Tiến là trả lại hồ sơ tôi có tội gì thì các ông phải phê rõ vào hồ sơ là đảo ngũ hay phải đi lao động – đó là ý kiến của phòng chính sách thị xã yêu cầu. ông Tiến đưa lại hồ sơ cho tôi và nói: Ai bảo chú đảo ngũ, ai bảo chú phải đi lao động. Tôi hỏi lại thế năm 1971 ai có điện thoại chụp được tôi vác cây, còn anh cho tôi biết địa phận Cam Ranh của Quảng Ninh ở chỗ nào? Nếu anh không có nhân chứng, bằng chứng tôi sẽ kiến nghị với cấp trên về luật bôi nhọ danh dự công dân thì anh Tiến nói là cháu có nghe người ta nói thế. Tôi có nói là anh là cán bộ, là cán cân công lý mà anh nghe thế đã bác bỏ hồ sơ của tôi như vậy. Việc làm của anh có chấp nhận được không. Tôi sẽ theo cho đến cùng.

Tôi mang hồ sơ lên báo cáo với Ban chỉ huy quân sự thị xã Từ Sơn, báo cáo lại toàn bộ sự việc với Anh Trọng là Chính ủy gọi Anh Huynh lên và giao cho anh Huynh phụ trách giải quyết hồ sơ của tôi.

Anh Huynh đã dán tem vàng niêm phong hồ sơ. Là theo thông tư 28 của BQP hồ sơ của ông Chúc làm theo chế độ 142 đã đầy đủ và yêu cầu Ban chỉ huy Quân sự phường Đình Bảng giải quyết xác nhận và đưa lên huyện ngay.

Nhưng anh Tiến vẫn bỏ hồ sơ của tôi trong tủ không có ý kiến gì cho tới một hôm 9 giờ đêm vào nhà tôi lừa tôi bảo tôi viết đơn lên huyện Tiên Du xin tìm hồ sơ công tác lưu quân và hướng dẫn tôi viết. Khi tôi viết xong anh Tiến giữ luôn và bảo tôi không phải đi để cháu mang đi. Ba hôm sau anh Tiến có đưa tôi văn bản là đã tìm thấy 23 xã trong huyện Tiên Du không có tên trong sổ lưu quân.

Hôm sau tôi mang văn bản lên xin gặp anh Thắng Chính ủy của BCHQS Tiên Du. Khi xuất ngũ về tôi có gặp ông Tám huyện đội trưởng Tiên Sơn làm đầy đủ mọi thủ tục lưu quân và cấp giấy trả tôi về HTX sơn mài Đình Bảng là nơi làm việc của tôi trước khi nhập ngũ.

Anh Thắng đưa tôi lên phòng quân lực xem hồ sơ của tôi, tất cả đều công nhận là hồ sơ của tôi đã đầy đủ , nếu bác ở trên này thì chúng cháu làm cho bác song từ lâu rồi.

Anh Thắng có nói chuyện với tôi là hồ sơ đã mấy chục năm nay cái mất cái còn làm sao đầy đủ được như bây giờ.

Tôi trình bày cùng anh Thắng là 9 giờ đêm anh Tiến vào bảo tôi làm đơn gửi lên trên này nhưng Tiến lại không cho tôi lên và tự cầm lên và đơn có ông Hồng Hà ký tên. Anh Thắng có nói với tôi là hôm ấy bác lên thì sự việc làm sao xảy ra như vậy được còn ông Tám chúng cháu có biết ông ấy đâu.

Anh Thắng có gọi điện thoại về cho anh Trọng Chính ủy ban chính sách thị xã Từ Sơn nói là ở dưới hồ sơ của bác Chúc đầy đủ như vậy sao không chỉ đạo anh em giải quyết mà để bác trời nắng, lại gần 80 tuổi phải vất vả lên tận đây. Anh Trọng có gọi điện cho tôi bảo sáng mai bác lên em xem có thiếu cái gì em sẽ làm nốt cho hoàn tất.

Tôi lên anh Trọng xem tờ quyết định 142 của tôi chưa có dấu đỏ của huyện, anh hỏi tôi bác còn bản chính không?

Bản chính khi làm bảo hiểm cựu chiến binh tôi đã nộp lên phòng bảo hiểm nên không còn. Anh Trọng bảo phòng chính sách làm cho tôi 5 tờ bổ sung, bỏ tờ cũ lại. Như vậy hồ sơ của tôi theo thông tư 28 của BQP không thiếu gì nữa. Tôi về nộp cho Tiến, nhưng cho đến nay Tiến vẫn không làm còn bắt tôi phải xin tờ giấy chứng nhận lưu quân của thị đội thì mới được.


Văn bản số 2480/BCH-CT V/v xác nhận quân nhân bị thương ngày 24/7/2015 của Bộ Chỉ huy Quân sự Quảng Bình kính gửi: Bộ CHQS tỉnh Bắc Ninh do Chính ủy Đại tá Hoàng Xuân Vĩnh ký 


Tôi lại mang hồ sơ lên BCHQS Bắc Ninh anh Đông phụ trách giải quyết. Anh Đông bảo là bác không phải đi đâu cho vất vả, trời nắng nôi xe pháo đầy đường, bác tuổi đã cao (77 tuổi) để cháu gửi công văn vào BCHQS Quảng Bình, 2 BCHQS kết hợp giải quyết cho bác.

BCHQS Quảng Bình đã nhận được công văn, anh Tuyến phòng quân lực điện ra cho tôi.

BCHQS Quảng Bình đã phúc đáp lại công văn của BCHQS Bắc Ninh, như vậy là đã đầy đủ làm theo thông tư 28 không phải giấy tờ gì nữa”.

Sau khi nghiên cứu đơn, hồ sơ, ngày 13/09/2019, Tạp chí điện tử Hòa nhập đã có Công văn số 194/2019/CV-ĐTHN chuyển đơn (Kèm theo hồ sơ) của ông Nguyễn Danh Chúc đến Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Ninh để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Tạp chí điện tử Hòa nhập thông báo để ông Nguyễn Danh Chúc được biết.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
2024-04-26 11:48:48
Đang tải...