Bất cập trong các dự án BOT giao thông

2017-03-29 10:14:36 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Trong thời gian qua, ngành GTVT đã huy động từ khu vực tư nhân hàng trăm ngàn tỷ đồng để tham gia đầu tư các dự án giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Việc xã hội hóa vào giao thông làm thay đổi rõ nét bộ mặt đất nước, là bước đột phá lớn của Bộ GTVT, giúp giảm bớt gánh nặng ngân sách. Tuy nhiên sau khi đi vào khai thác, thu phí hoàn vốn theo lộ trình, các dự án đã bộc lộ nhiều bất cập, cần có biện pháp giải quyết.

Theo lãnh đạo Bộ GTVT, để xây dựng dự án BOT, Bộ GTVT đã rà kỹ từ khâu lập dự án, chọn tuyến đường, quá trình xây dựng mức phí BOT. Bộ GTVT cũng đã rà soát và xin ý kiến nhiều bộ ngành, địa phương. Các dự án BOT được hình thành trên 2 nguồn vốn: chủ sở hữu của nhà đầu tư chiếm khoảng 20%, còn lại huy động của tổ chức tín dụng, vay thương mại chứ không ưu đãi. Việc đưa ra mức phí dựa trên cân đối thu nhập người dân và khu vực, hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, theo một nhận định được nêu tại báo cáo của Kiểm toán Nhà nước với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 2/2017 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT thì vẫn còn có nhiều bất cập trong các dự án đầu tư, khai thác đường BOT. Theo báo cáo này, kết quả kiểm toán 27 dự án từ 2011-2016 cho thấy, tại nhiều dự án, khoảng cách giữa các trạm thu phí không đảm bảo tối thiểu 70 km, dân không đi trên đường được đầu tư bằng hình thức BOT nhưng vẫn phải trả phí cho nhà đầu tư...

Trong số các nguyên nhân được chỉ ra, đáng lưu ý là các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa đầy đủ, còn có những khoảng trống dễ gây thất thoát lãng phí. Hệ thống văn bản pháp luật còn thiếu đồng bộ từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, lập kế hoạch đầu tư, xác định danh mục dự án đầu tư, triển khai thực hiện, khai thác, theo dõi, đánh giá, thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện dự án chưa được phân định và làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành… Các văn bản quy phạm đã ban hành chưa có chỉ tiêu, tiêu chí rõ ràng về việc lựa chọn những dự án "nâng cấp, cải tạo" hay đầu tư tuyến mới để thực hiện theo hình thức BOT hay đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước. Tại nhiều dự án "nâng cấp, cải tạo" tuyến cũ, đối tượng tham gia giao thông không còn cơ hội sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông miễn phí mà bắt buộc phải trả phí cho nhà đầu tư.


Một trạm thu phí trên tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình


Về mức phí, hiện nay ngoài các dự án đường cao tốc thu phí tính theo số km đi trên dự án, các dự án còn lại mức thu phí theo quy định tại Thông tư 159/2013 của Bộ Tài chính.

Cùng với đó, tính minh bạch trong hoạt động thu phí cũng được đặt ra. Trên thực tế, những nghi vấn này không phải là không có căn cứ, bởi có những dự án BOT thì chính các thành viên trong liên danh chủ đầu tư cũng không tin tưởng nhau trong việc thu phí, hay là những dự án chỉ là nâng cấp mặt đường nhưng thu phí… y như được làm mới.

Ban Kinh tế TW đánh giá, các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng giao thông, song cần phải quản lý chặt chẽ tổng mức đầu tư, kiểm soát phương án tài chính, chi phí, thời gian hoàn vốn, đặc biệt là giám sát doanh thu để bảo đảm sự minh bạch, công bằng giữa các nhà đầu tư. Hiện, hầu hết các trạm thu phí trên cả nước đang áp dụng công nghệ thu phí một dừng, phương tiện vẫn phải dừng lại một lần trước ba-ri-e để lấy vé và thanh toán tiền phí. Mặc dù các công đoạn thu phí đã giảm hơn nhiều so với trước đây nhưng vẫn là cách thức thủ công. Công nghệ thu phí không dừng đang được Bộ GTVT nghiên cứu, dự kiến triển khai trên 28 trạm thu phí tại quốc lộ 1 và quốc lộ 14, cho phép loại bỏ hoàn toàn việc phương tiện phải dừng lại khi qua trạm. Hệ thống có khả năng tự động nhận biết phương tiện tại trạm, trừ tiền qua tài khoản, công khai các số liệu này về trung tâm điều hành. Bộ GTVT yêu cầu các trạm thu phí áp dụng một dừng phải chuyển sang thu phí không dừng, nếu không thực hiện sẽ không cho phép thu phí.


Một số trạm thu phí liên tục đề nghị được tăng giá


Bộ GTVT cho biết, đối với các dự án BOT đã ký hợp đồng, đang triển khai đầu tư hoặc đã đưa vào khai thác, sẽ nghiên cứu phương án điều chỉnh giảm mức phí, giãn thời gian tăng phí và rút ngắn thời gian thu phí từ nguồn kinh phí còn dư của dự án, không bổ sung hạng mục vào dự án hoặc đầu tư các dự án, hạng mục theo kiến nghị của địa phương, dẫn đến việc đầu tư một nơi, thu phí một nẻo. Đồng thời, dừng đầu tư theo hình thức BOT đối với các tuyến quốc lộ hiện hữu, trừ khi dự án nhận được sự đồng thuận khi tham vấn tất cả các đối tượng sử dụng đường, các tổ chức nghề nghiệp, Hội đồng nhân dân các cấp khu vực dự án đi qua, bộ, ngành liên quan về mức phí, vị trí trạm thu phí, nội dung chủ yếu của dự án và được Thủ tướng chấp thuận.

Mật độ trạm thu phí quá dày

Bên cạnh những hoài nghi về sự minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư dự án BOT do Bộ Giao thông vận tải triển khai trong giai đoạn 2011 - 2015, dư luận đã và đang bức xúc về thực trạng mật độ trạm thu phí quá dày và đi trên đường do Nhà nước đầu tư vẫn bị thu phí.

Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 159/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ quy định: “Trường hợp đường bộ đặt trạm thu phí không thuộc quy hoạch hoặc khoảng cách giữa các trạm thu phí không đảm bảo tối thiểu 70 km trên cùng một tuyến đường thì trước khi xây dựng trạm thu phí, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thống nhất ý kiến với UBND cấp tỉnh và Bộ Tài chính quyết định (đối với đường quốc lộ), UBND cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định (đối với đường địa phương)”.

Thế nhưng, việc có tới hàng chục trạm thu phí BOT trên hệ thống quốc lộ có khoảng cách giữa các trạm nhỏ hơn khoảng cách tối thiểu theo quy định (70km) đã làm cho chi phí vận chuyển đường bộ tăng không chính đáng. Theo thống kê, chỉ tính riêng hành trình di chuyển từ TP.HCM ra Hà Hội bằng đường bộ sẽ phải qua 19 trạm thu phí.

Thời gian qua, hầu hết các dự án là chỉ định thầu, chưa thể hiện sự minh bạch và hiệu quả trong đầu tư và thực hiện dự án. Để nâng cao tính cạnh tranh, cần tổ chức đấu thầu lựa chọn các nhà đầu tư tham gia các dự án BOT giao thông. Đồng thời, để giảm áp lực chi phí cho người tham gia giao thông, thời gian tới cần nghiên cứu lại lộ trình phát triển các tuyến đường giao thông có thu phí, tránh tình trạng trạm thu phí BOT mọc lên như “nấm sau mưa”. Nhà nước cũng cần tính toán, chung lưng đấu cật với nhà đầu tư trong việc bố trí vốn tham gia vào dự án BOT nhằm giảm mức phí thu và thời gian thu phí, giảm áp lực chi phí cho người dân.

Hết năm 2015, trên hệ thống quốc lộ cả nước có 86 trạm thu phí, gồm 42 trạm đang thu phí và 44 trạm chưa thu phí, đã ký hợp đồng dự án, trong đó có 53 trạm (chiếm 62%) có khoảng cách giữa các trạm thu phí trên cùng tuyến đường lớn hơn 70 km, có 9 trạm (chiếm 10%) có khoảng cách 60 - 70 km, còn lại 24 trạm còn lại (chiếm 28%) có khoảng cách nhỏ hơn 60 km.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...