Bệnh vô cảm thuộc tứ chứng nan y?

2015-10-10 14:59:10 0 Bình luận
Gần đây, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng và diễn đàn hội nghị, hội thảo, khá nhiều ý kiến đề cập đến một căn bệnh lạ: Bệnh vô cảm trong quản lý. Vậy bệnh vô cảm là gì? Triệu chứng của nó như thế nào? Nguyên nhân từ đâu và liệu có được “ pháp đồ điều trị” nào hữu hiệu?
Bệnh vô cảm - bệnh gì?         

Điều quan trọng trước hết là phải làm rõ: Bệnh vô cảm là bệnh gì? Nó thuộc loại “ Tứ chứng nan ý” hay không? Mất khá nhiều thời gian tra cứu trong tài liệu “ Những căn bệnh ở người” do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát hành năm 2006 cũng không thể tìm thấy một dòng nào nói về bệnh vô cảm. Đành phải tìm hiểu gián tiếp từ định nghĩa về vô cảm. Tra trong Từ điển Tiếng Việt phổ thông cũng không thấy giải thích gì về cụm từ “vô cảm”. Nếu theo cách “ chiết tự ” thì “vô”  là một từ gốc Hán  có nghĩa là “ Không ”. “Cảm “ trong trường hợp này là tình cảm, là sự rung động và rộng hơn nữa lương tâm. Như vậy có thể nói vô cảm là không hề có tình cảm, không có sự rung cảm nào hay không có lương tâm.

Tìm hiểu qua những bài viết trên các báo, tạp chí, các tham luận cũng thấy có một vài ý kiến về bệnh vô cảm. Một ý kiến trực diện hơn cho rằng, vô cảm là căn bệnh của người có trách nhiệm phải giải quyết một việc gì đó nhưng lại tìm cách né tránh không giải quyết. Ý kiến này đã đồng nhất giữa vô cảm và vô trách nhiệm. Có thể cho rằng, giải thích như trên đúng nhưng chưa đủ. Bởi lẽ, khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó, người thực hiện phải thực hiện đúng quy định về trách nhiệm của mình. Song, nếu chỉ làm việc vì trách nhiệm thôi thì người máy sẽ làm việc tốt hơn con người khi con người lập trình cho nó một cách đầy đủ. Con người khi thực hiện nhiệm vụ, ngoài việc vì trách nhiệm còn có một lý do khác nữa là vì lương tâm, tình người là sự rung cảm nhất định của con tim. Điều ấy ở những người máy dù hiện đại nhất cũng không có được.

Từ phân tích trên có thể kết luận rằng, bệnh vô cảm là căn bệnh hiểm nghèo, là bệnh tổng hợp ở mức cao của bệnh vô trách nhiệm và bệnh vô lương tâm khi thực hiện nhiệm vụ.


Căn bệnh này ở những mức độ khác nhau có ở mọi con người. Hậu quả của nó cũng khác nhau tùy theo vị thế trong xã hội của  người mắc bệnh. Chẳng hạn, khi có một người bị tai nạn giao thông, người dân đi đường vô cảm là đáng trách, đáng phê phán. Nhưng anh cảnh sát giao thông, ông cán bộ phường sở tại, người bác sỹ cấp cứu… vô cảm thì phải lên án gay gắt hơn, thậm chí phải xử lý kỷ luật hành chính hoặc hình sự, vì sự vô cảm của những người đó có thể dấn đến cái chết của người bị nạn. Cho nên, điều trị bệnh vô cảm ở các công chức, quan chức có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.

Bệnh vô cảm - triệu chứng “ lâm sàng”?

Vô cảm không có tên trong danh mục những căn bệnh của con người cho nên y học hiện đại chưa nghiên cứu, tổng kết để nêu ta những triệu chứng “ lâm sàng” của căn bệnh này. Song, nếu không chỉ ra những triệu chứng của nó sẽ không thể có được “ phác đồ điều trị” cần thiết. Từ kết luận ở phần trên, bệnh vô cảm là sự kết hợp cao độ của bệnh vô trách nhiệm và bênh vô lương tâm. Vì vậy, có thể nêu những triệu chứng “ lâm sàng” theo thứ tự tăng dần của sự nguy kịch ở căn bệnh này như sau:

1. Khi tiếp cận vấn đề cần giải quyết, trước hết người thực thi nhiệm vụ nghiên cứu ngay xem vấn đề phát sinh ấy có thuộc trách nhiệm của mình hay không? Nếu có bất kỳ một chi tiết nào có thể chứng minh rằng, vấn đề đó không thuộc hoặc không hoàn toàn thuộc trách nhiệm của mình thì tìm mọi cách để “đá quả bóng” sang sân khác;

2. Khi không thể “đá quả bóng” sang sân khác, họ sẽ tìm mọi cách, vận dụng mọi lý lẽ để giải quyết theo nguyên tắc có lợi nhất, an toàn nhất cho chính mình. Lợi ích, sự an toàn của người khác – công dân và doanh nghiệp  không phải là vấn đề được họ quan tâm.

3. Trong một số trường hợp, bệnh vô cảm lại không gắn liền với việc thoái thác trách nhiệm mà ngược lại, người có chức có quyền lại nhắm mắt làm liều để thu lợi bất chính về cho mình bất chấp lợi ích của đất nước và nhân dân.

4. Hậu quả tất yếu sẽ xẩy ra đối tượng có liên quan khi quyết định giải quyết vấn đề không bao giờ được người có trách nhiệm đặt ra xem xét. Sau khi đã giải quyết theo nguyên tắc có lợi nhất cho mình, đối tượng có liên quan có bị tù đày đến hết cuộc đời trong oan trái hoặc khuynh gia, bại sản, thân bại, danh liệt… người có trách nhiệm giải quyết cũng không kề động lòng trắc ẩn.

Có thể nêu ra nhiều, rất nhiều sự kiện đã và đang xẩy ra ở đất nước ta hội tụ đẩy đủ ba triệu chứng “ lâm sàng” nêu trên của căn bệnh vô cảm. Không ít doanh nhân đã bị tù oan tới hàng chục năm; không ít công nhân đã dành phần lớn cuộc đời mình đội đơn đi khiếu kiện, kêu oan ở khắp các cửa công đường, chỉ vì bỗng nhiên bị mất đất, mất nhà; không ít cán bộ, công chức nhẫn tâm xà xẻo tiền cứu trợ cho người dân bị bão lụt, tai nạn bất ngờ… Gần đây, một chủ doanh nghiệp ở Hải Phòng xin được chết, một doanh nhân ở Tây Ninh viết đơn xin được đi tù vì không thể chịu nổi nhưng hậu quả quá lớn về vật chất do bệnh vô cảm của một số công chức liên quan đến việc truy thu thuế và hoàn thuế gây ra... là những ví dụ thực tiến vô cùng sinh động chứng minh cho đỉnh cao của bệnh vô cảm. Có thể còn nêu ra hàng loạt ví dụ khác ở khắp các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, xã hội.Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm như kẽ hở trong cơ chế, chính sách; sự quan liêu trong chỉ đạo, điều hành; sự chi phối ngoài vòng pháp luật của những nhóm quyền lực... Song, bao trùm lên tất cả là sự tha hóa về đạo đức, lối sống, sự sùng bái đồng tiền trong xã hội.

Phác đồ điều trị nào?

Thực tiễn cuộc sống đang cho thấy ở những mức độ khác nhau, bệnh vô cảm đã trở thành “đại dịch” trong việc giải quyết yêu cầu của nhân dân và các doanh nghiệp ở các cơ quan hành chính nước ta. Bệnh vô cảm cũng xuất hiện khá nhiều trong ứng xử giữa con người với con người trước những vấn đề chung của xã hội. Những công chức, quan chức mắc bệnh vô cảm đã gây ra những hậu quả vô cùng lớn đối với sự phát triển của đất nước và gieo vào tâm cảm của mỗi người dân và những lỗi đau xé lòng. Nó đã và đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước. Người dân mắc bệnh vô cảm đã và tạo ra một xã hội lạnh lùng, sùng bái ma lực của đồng tiền. Vì vậy, nghiên cứu, đưa ra một “ phác đồ điều trị” trong trường hợp “ cấp cứu” đối với những trường hợp đã mắc, đã lây nhiệm bệnh vô cảm là đòi hỏi khách quan, cấp bách. Nhằm mục đích  ấy, Nhà nước đã đưa ra khá nhiều “đơn thuốc” như: cải cách thủ tục hành chính; tăng cường kỷ luật của công chức; ban hành Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quy trách nhiệm cao hơn cho người đứng đầu các cơ quan công quyền; nghiên cứu, xây dựng Luật bồi thường nhà nước; tăng cường việc chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp v.v...Những “đơn thuốc” ấy là cần thiết và trong chừng mực nhất định đã phát huy tác dụng. Song, cũng phải thừa nhận rằng, việc “điều trị” bệnh vô cảm bằng những “đơn thuốc” nêu trên chưa phát huy hiệu quả như mong muốn. Có lẽ do bệnh vô cảm thuộc loại “ nan y” cho nên, những “đơn thuốc” đã sử dụng chưa “đủ liều”. Và khi thuốc chưa “đủ liều”, con bệnh lại dường như được “ tiêm vacxin phòng dịch” cho nên lại “ nhờn thuốc”.

Bệnh vô cảm là một trong những biểu hiện của sự xuống cấp đạo đức xã hội. Có ý kiến cho rằng cần phải phẫu thuật đề cắt bỏ những bộ phận nhiễm bệnh hoặc mầm gây bệnh, tức là mạnh dạn sử dụng công cụ của công tác tổ chức, loại bỏ ngay ra khỏi hàng ngũ những công bộc của dân những cán bộ, công chức, quan chức đã mắc bệnh này. Thế nhưng muỗn phẫu thuật thì phải có bác sỹ giỏi, chứ mấy ai tự mình phẫu thuật cho mình đâu.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...