Nâng cao chất lượng dạy nghề, đẩy mạnh tạo việc làm mới

2016-05-24 11:57:13 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ngày 24/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã có buổi tiếp và làm việc với Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam.

Lãnh đạo Hiệp hội DN của Thương binh và NKT Việt Nam chúc mừng Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trên cương vị mới
 
Đại diện Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam có Trung tướng Nguyễn Phúc Thanh, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Danh dự Hiệp hội; ông Dương Minh Đỗ, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội; ông Nguyễn Ngọc Quyết, Ủy viên BCH, Tổng biên tập tạp chí Hướng nghiệp và hòa nhập và bà Nguyễn Thanh Mai, Trưởng ban Hành chính - Trị sự của Tạp chí.

Tại buổi làm việc, ông Dương Minh Đỗ, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội đã báo cáo với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và các đồng chí đại diện cho Văn phòng Bộ LĐTB&XH về tình hình hoạt động của Hiệp hội trong thời gian vừa qua. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng gần 700 cơ sở hội viên của Hiệp hội đã có bước phát triển đáng kể. Công tác tạo việc làm cho Thương binh, người khuyết tật đã đạt hiệu quả cao. Nhiều đơn vị hội viên đã chủ động triển khai các chương trình dự án, xây dựng các trường đào tạo nghề để dạy nghề cho người khuyết tật, giúp họ có công ăn việc làm và hòa nhập cộng đồng. Nhờ những nỗ lực của các đơn vị hội viên, thương bệnh binh và người khuyết tật đã không ngừng vươn lên, vượt qua khó khăn của bản thân để tham gia lao động sản xuất. Nhiều thương binh, người khuyết tật đã trở thành những doanh nhân thành đạt, tạo việc làm cho hàng trăm, hàng ngàn lao động.

Hiệp hội đã chủ động đặt kế hoạch làm việc với Tổng cục Dạy nghề, lãnh đạo chính quyền các cấp để đề xuất các giải pháp hỗ trợ cho người khuyết tật, thương binh tiếp cận với các cơ sở đào tạo, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Những việc làm này đã tạo ra những chuyển biến tích cực, ở nhiều địa phương, Thương binh và người khuyết tật đã không còn là gánh nặng của xã hội mà họ tạo ra nhiều của cái vật chất, tạo ra việc làm, thậm chí chủ doanh nghiệp là Thương binh còn tuyển dụng nhiều thành niên trẻ khỏe vào làm việc, giải quyết nhiều việc làm mới cho địa phương. 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao những nỗ lực và thành tích của các cơ sở hội viên trực thuộc Hiệp hội trong thời gian vừa qua. Bộ trưởng cũng chia sẻ với Hiệp hội về những nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao cho Bộ LĐTB&XH. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc, tạo thêm nhiều việc làm mới, xây dựng cơ chế chính sách để Việt Nam có được nguồn lực lao động dồi dào, có chất xám cao, có tay nghề, có  trình độ để đáp ứng được đòi hỏi trong thời kỳ mới.

Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Đây là thời cơ nhưng cũng có nhiều thách thức. Nhiều dự án của các công ty xuyên quốc gia đang tìm đến Việt Nam để đầu tư, xây dựng nhà máy, thu hút đáng kể lao động vào làm việc. Nhưng các nhà máy này đòi hỏi người lao động có trình độ cao, có tay nghề, có tính chuyên nghiệp… để đảm bảo được chất lượng công việc. Trước thực tế này, trong thời gian tới, Bộ LĐTB&XH sẽ chỉ đạo Tổng cục Dạy nghề, các đơn vị liên quan tập trung nghiên cứu nâng cao hệ thống các trường, các cơ sở đào tạo nghề cho người lao động, trong đó có Thương binh và người khuyết tật. Qua công tác này sẽ nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động trong cả nước.

Đối với các đối tượng chính sách, Bộ LĐTB&XH phối hợp với các tỉnh, thành phố trên cả nước, rà soát lại những người nhiễm chất độc da cam, người có công… để tiếp tục xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ, giúp họ hòa nhập cộng đồng, đảm bảo tốt an sinh xã hội.

Phát biểu tại buổi làm việc, Trung tướng Nguyễn Phúc Thanh, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Danh dự Hiệp hội ghi nhận và đánh giá cao những thành quả mà ngành lao động, thương binh, xã hội đã đạt được trong nhiều năm qua. Đồng thời mong muốn Bộ LĐTB&XH tiếp tục xây dựng chính sách về dạy nghề, về tuyển dụng… giúp người lao động ở nhiều địa phương có nhiều việc làm hơn nữa. Hiện nay, cả nước có gần 7 triệu người là người khuyết tật, công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho họ là rất cần thiết. Để làm tốt công tác này, Hiệp hội đề xuất với Bộ LĐTB&XH có giải pháp giúp đỡ Hiệp hội mở rộng hệ thống dạy nghề trực thuộc Hiệp hội để đào tạo nghề cho Thương binh, người khuyết tật, tham gia ý kiến xây dựng cơ chế chính sách đối với Thương binh, NKT để giúp họ thuận lợi hơn trong hòa nhập cộng đồng.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã ghi nhận những ý kiến của Lãnh đạo Hiệp hội và chúc Hiệp hội tiếp tục xây dựng các cơ sở hội viên ngày càng vững mạnh, tích cực tạo việc làm nhiều hơn cho thương binh và người khuyết tật trên cả nước.

Trong 5 năm từ 2011-2015, có 7,8 triệu người trên cả nước đã được tạo việc làm, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm xuống dưới 4%, góp phần giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản từ 50% năm 2010 xuống còn 40 - 41% năm 2015.

Đối với việc làm ngoài nước, Việt Nam tiếp tục nối lại thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới. Năm 2014, lần đầu tiên, số lao động đưa đi vượt qua mốc 100.000 người. Hiện có trên 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề, gửi về nước hàng năm từ 1,6 - 2 tỷ USD. Lao động Việt Nam đã đi được ở những lĩnh vực, nghề mới có yêu cầu, chất lượng cao hơn như y tá, điều dưỡng đi làm việc tại Nhật Bản và CHLB Đức…

Mức lương tối thiểu vùng năm 2015 đã tăng gần 2,2 lần so với năm 2011. Thu nhập bình quân/tháng của người lao động năm 2015 tăng 1,8 triệu đồng so với năm 2011.

Tính đến nay, cả nước có trên 12 triệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, chiếm 23,1% lực lượng lao động, tăng thêm 2,4 triệu người so với năm 2010. Cả nước cũng có khoảng 10 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, tăng 3,6 triệu người so với năm 2010, trong đó đã có gần 2,1 triệu lượt người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp, được tư vấn, giới thiệu việc làm mới là trên 1,7 triệu người.

Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân khoảng 2% mỗi năm, từ 14,2% (cuối năm 2010) xuống dưới 4,5% (năm 2015); riêng các huyện nghèo giảm khoảng 6% mỗi năm, từ 58,3% xuống còn 28%. Thành tựu về giảm nghèo của Việt Nam luôn là điểm sáng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cả nước hiện có 8,8 triệu người có công, trong đó có trên 1,4 triệu người có công được hưởng các chế độ trợ cấp thường xuyên. Thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đối tượng người có công hưởng chính sách đã tăng lên đáng kể. Cả nước đã phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho trên 60.000 mẹ. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đã tăng lên 71,2% so với năm 2010. Tổng kinh phí thực hiện chính sách đối với người có công tăng từ 20.000 tỷ đồng năm 2011 lên gần 32.000 tỷ đồng năm 2015.

Trong hai năm 2014 - 2015, Bộ đã phối hợp Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam triển khai Tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng với kết quả trên 2 triệu người được rà soát. Qua đó, đã kịp thời xem xét, giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, giải quyết tồn đọng chính sách cho 10.682 trường hợp.

Theo số liệu được công bố mới nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trong giai đoạn 2011 – 2015 đã có 140.000 NKT được học nghề và tạo việc làm. Trong khoảng 140.000 NKT nêu trên, có gần 100.000 người được hỗ trợ dạy nghề, trên 2.500 NKT được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm và gần 40.000 người được tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại hội MTTQ thành phố Hạ Long: Đoàn kết, kỷ cương, dân chủ, đổi mới, phát triển

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hạ Long lần thứ XX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 được tổ chức trong 2 ngày 19 và 20/4 đã thành công tốt đẹp. Đây là đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh với khát vọng: Xây dựng thành phố Hạ Long kiểu mẫu, hiện đại, giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình.
2024-04-20 19:27:03

Quảng Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh

Sau một ngày (19/4) làm việc khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 18 theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật hiện hành.
2024-04-20 13:28:10

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Cựu chiến binh xã Quảng Hải tổ chức nhiều mô hình phát triển kinh tế

Chiều 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 16:20:00
Đang tải...