Bộ trưởng Đào Ngọc Dung “Cảm xúc khi trao bằng Tổ quốc ghi công thật khó tả!”

2018-02-14 20:37:02 0 Bình luận
“Đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đặc biệt là khi Tết đến Xuân về cũng là lúc mà cả nước để quan tâm đến đời sống của những gia đình chính sách, người có công.

Trong năm qua, quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công đã có những bước đột phá, bảo đảm giải quyết kịp thời quyền lợi cho những người có công. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung xung quanh việc thực hiện các chính sách này trong năm 2018.

- Tết Mậu Tuất năm nay đã có thêm hàng nghìn gia đình có thể thanh thản khi thắp nén hương trước vong linh các liệt sỹ, thành quả này có được là nhờ nỗ lực rất lớn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Bộ trưởng có thể khái quát về kết quả của việc thực hiện chính sách người có công trong năm vừa qua?


Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Năm 2017, chúng ta kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ, năm Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chọn là “Năm Đền ơn đáp nghĩa” để nhắc nhở nhau việc thực hiện tốt nhất chính sách đối với người có công, theo tinh thần: Nghiêm túc- đầy đủ- kịp thời- chính xác và khi giải quyết hồ sơ tồn đọng phải thêm 4 chữ nữa là: thông thoáng và cụ thể.

Với tinh thần đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp cùng các ban, bộ ngành trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức thành công chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ thiết thực, sâu rộng, ấm áp để tri ân các gia đình thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng.

Năm 2017, Bộ đã cùng với các địa phương nỗ lực tập trung giải quyết căn bản 5.900 hồ sơ đề nghị xác nhận người có công tồn đọng nằm trong tủ, ngăn kéo từ nhiều năm nay.

Qua một năm nỗ lực giải quyết hồ sơ tồn đọng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, thể hiện quyết tâm cao độ, cách làm sáng tạo nên Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ cấp mới và đổi trên 50.000 bằng Tổ quốc ghi công làm cơ sở để giải quyết chính sách; toàn quốc đã xác nhận 2.500 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; đặc biệt đã thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xác nhận và cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với với 1.250 liệt sỹ, phần đông số này xác nhận đã hy sinh từ thời kỳ chống Pháp. Nhiều trường hợp không còn thân nhân giờ đây ngành Lao động-Thương binh và Xã hội và chính quyền địa phương thay gia đình hương khói cho họ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Chặt chẽ đến độ nào để không làm khó cho người có công thực sự khi họ không còn hoặc thất lạc hồ sơ, không có người làm chứng? Nhưng thông thoáng đến đâu để người muốn lợi dụng trục lợi cũng không thể và không dám làm? Đó là những câu hỏi không dễ trả lời.

Tạo ra sự đột phá, sáng tạo trong việc giải quyết các hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công chính là cách giải hai khó này.

Sau khi nghe Bộ báo cáo đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, tất cả đều đồng ý về chủ trương giải quyết theo quy trình cá biệt xác nhận, giải quyết kịp thời, bảo đảm quyền lợi cho người thực sự có công. Tháng 3/2017, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định 408/QĐ -LĐTBXH về Quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công theo phương châm “không để bất cứ người có công nào không được hưởng chính sách ưu đãi của Ðảng, Nhà nước, sự chăm sóc của nhân dân”. Đối với những trường hợp cố tình khai man, trục lợi chính sách người có công thì phải kiên quyết xử lý.

-Đã có lần Bộ trưởng nói về hai khó trong chính sách công nhận người có công. Nếu thông thoáng quá sẽ khó kiểm soát việc trục lợi chính sách, nhưng nếu chặt quá thì nguy cơ người có công thực sự lại khó được công nhận,vậy Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã làm thế nào để hóa giải hai khó này, thưa Bộ trưởng?


Tôi nghĩ “khó vạn lần dân liệu cũng xong” thì việc giải hai khó này cần phải dựa vào dân. Thực chất của Quyết định 408/QĐ-LĐTBXH là quy trình làm xác nhận dựa vào dân, dựa vào lực lượng các cụ lão thành cách mạng, những người tham gia kháng chiến cùng thời kỳ. Đặc biệt, quy trình hoàn toàn thực hiện theo hướng công khai, minh bạch, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người cùng rõ, cùng thấy, cùng tham gia và giám sát. Đó là chìa khóa quan trọng giúp chúng ta giải quyết được một số lượng lớn hồ sơ tồn đọng hàng chục năm nay.

Nhờ đó, dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh- Liệt sỹ vừa qua, chúng tôi đã xác nhận và trình Thủ tướng Chính phủ đã công nhận 498 trường hợp là liệt sỹ trong đó có 94 cụ đã hy sinh từ 60 năm trở lên, đến nay mới được công nhận liệt sỹ. 498 trường hợp này là 498 hoàn cảnh khác nhau, 498 cách giải quyết khác nhau…

- Mỗi một hồ sơ, trường hợp người có công chưa được công nhận lại là một “món nợ” đè nặng lên vai của những người thực hiện chính sách, vậy thì quá trình xét duyệt các hồ sơ tồn đọng được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Thật ra, trong khi xem một số hồ sơ tôi cảm thấy buồn day dứt, nhưng đến khi trao bằng Tổ quốc ghi công cho các thân nhân người có công thì vừa vui và tự hào. Đó là những cảm giác đan xen nhau, khó tả. Rất nhiều câu chuyện thật cảm động về tình cảm đồng đội, đồng chí được khơi dậy. Nhớ lại trong từng trường hợp, từng gia đình người có công, khiến những người thực hiện chính sách phải cảm động.

Để hoàn thiện hồ sơ xác nhận mộ liệt sỹ, nhiều nơi đã phải vận dụng tối đa các phương pháp thu thập từ trong dân, từ các hồ sơ và kể cả từ các nhà tù địch trước đây hoặc từ những tài liệu, sổ sách, nhật ký và mọi giấy tờ có liên quan. Một số nơi như: Long An, Vĩnh Long, An Giang... còn tổ chức họp hoặc đến tận nhà xin ý kiến các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo của tỉnh qua các thời kỳ.

Có trường hợp không còn hồ sơ, cơ quan chức năng phải lần tìm tại 4 quân khu, gần 10 địa phương xác lập, củng cố hồ sơ từ đầu để công nhận liệt sỹ. Những hồ sơ còn có những điểm nào vướng mắc hoặc thiếu cơ sở vững chắc đều được tổ chức xác minh làm rõ và kết luận.

- Xin Bộ trưởng có thể kể một số trường hợp được công nhận liệt sỹ sau hàng chục năm chờ đợi nhờ làm theo Quyết định 408?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Nhiều trường hợp được công nhận liệt sỹ khá đặc biệt, đó là cụ Đặng Văn Tiết sinh năm 1891 ở Long An, bị địch bắt đày đi Côn Đảo và hy sinh năm 1942 - nghĩa là liệt sỹ đã nằm trong nghĩa trang cách đây 76 năm, đồng đội của cụ cũng đều liệt sỹ. Cụ chưa được công nhận liệt sỹ vì hồ sơ không có bất cứ giấy tờ gì. Khi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội mời các cụ lão thành cách mạng công tác cùng thời với cụ Tiết thì mọi người đều ngỡ ngàng vì nghĩ cụ đã được công nhận liệt sỹ, vì thế các cụ đều tham gia hoàn thiện hồ sơ cho cụ Đặng Văn Tiết. Cuối cùng, liệt sỹ Đặng Văn Tiết được công nhận. Ngày đưa liệt sỹ về, bà con địa phương ra đón về như đón người thân.

Hay như cụ Nguyễn Ngọc Gấm ở Hoài Đức, Hà Nội hy sinh từ năm 1950, hồ sơ tồn đọng trên 30 năm vì thất lạc giấy tờ gốc nên phi thực hiện bổ sung theo quy trình 408 để được công nhận là liệt sỹ. Con trai của cụ Nguyễn Ngọc Gấm năm nay cũng đã 88 tuổi.
Thực ra, việc xác định các hồ sơ để công nhận người có công, chúng tôi đều công khai từ cơ sở đến trung ương. Không có bất cứ ý kiến gì khác thì mới công nhận liệt sỹ. Tất cả 1.250 trường hợp liệt sỹ vừa được công nhận đều theo quy trình như thế.
- Trong thời gian tới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục trả “món nợ” với những người đã hy sinh một phần thân thể, ngã xuống vì Tổ quốc như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Sự trăn trở day dứt nhất của chúng ta, của những gia đình người có công chính là vào dịp Tết đến. Mặc dù đã rất cố gắng tìm kiếm nhưng đến nay vẫn còn trên 200.000 liệt sỹ chưa được quy tập về nghĩa trang liệt sỹ. Chiến tranh đã qua gần 50 năm rồi nhưng các anh, các chị vẫn nằm đâu đó bên bìa rừng, bờ khe, sông suối, nơi sườn núi, đất bạn Campuchia, Lào. Vẫn còn khoảng 300.000 liệt sỹ chưa rõ danh tính, mà mỗi lần đến viếng tại các nghĩa trang chúng ta thấy trên bia mộ còn khắc chữ “ liệt sỹ chưa biết tên” hoặc “ liệt sỹ chưa rõ danh tính”.

Ngoài ra, sự trăn trở của tôi là còn một bộ phận người có công thực sự, thương binh thực sự, liệt sỹ thực sự, có nhiều người đã cao tuổi… nhưng vì một lý do nào đó vẫn chưa được công nhận.

Về phần Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tôi nghĩ, đó là cách bày tỏ tấm lòng thành kính, một nén tâm nhang của thế hệ đi sau, của những người làm công tác thương binh liệt sỹ đối với những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đó cũng là cách làm để góp phần xoa dịu nỗi đau của người có công, thân nhân người có công , góp phần xoa dịu nỗi đau của cả dân tộc.

Chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành căn bản việc giải quyết tồn đọng hồ sơ người có công với cách mạng sau chiến tranh.

- Xin cảm ơn Bộ trưởng?

Và còn rất nhiều trường hợp khác nữa như cụ Lê Văn Ý, Nguyễn Văn Khóa ở An Giang hy sinh từ năm 1945, hồ sơ được xác lập từ những năm 1976, 1977 nhưng vừa rồi mới được xem xét; hoặc như ở Hải Phòng, có 21 cán bộ Việt Minh bị giặc Pháp bắt và bắn chết từ năm 1948, nhưng trước đây chỉ mới công nhận liệt sỹ cho 9 cán bộ; 12 cán bộ còn lại mãi đến nay mới được xem xét, công nhận...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14
Đang tải...