“Chuyện lạ” trong độc quyền chiếu xạ trái cây

2019-04-22 15:25:37 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Mới đây, Công ty cổ phần Chế biến thủy hải sản Sơn Sơn (Sơn Sơn) đã “vô tình” tự cho mình vượt qua cả cơ quan chức năng để trở thành “cơ quan quyết định” khi không tạo điều kiện cho đơn vị khác tham gia vào lĩnh vực chiếu xạ trái cây mà mình đóng vai trò là Cooperator (người cộng tác) chính thức tại Việt Nam, mặc dù Doanh nghiệp mới đã có quyết định cho phép của Cục Bảo vệ Thực vật, bộ Nông nghiệp (NPPO).

Nguồn gốc của sự độc quyền chiếu xạ trái cây

Các công ty độc quyền có thể bán sản phẩm, dịch vụ với bất cứ giá nào họ muốn mà không cần quan tâm lượng cầu của người tiêu dùng ra sao, bởi vì họ biết được một điều rằng ngoài sử dụng sản phẩm của họ ra bạn không còn lựa chọn nào khác. Vì độc quyền nên việc sắp hàng chiếu xạ trái cây tại Công ty Sơn Sơn luôn luôn là một điều bức xúc cho các công ty xuất khẩu có nhu cầu cần đến Sơn Sơn, kéo theo các công ty Logistics cũng phụ thuộc và bị động liên tục.

Quay trở lại hơn chục năm về trước, 2006-2007, khi Việt Nam bắt đầu tham gia vào chương trình chiếu xạ đưa trái cây vào Mỹ. Theo quy định của Cục BVTV Mỹ (APHIS) nếu Việt Nam muốn tham gia chương trình chiếu xạ trái cây cho thị trường Mỹ, thì phía Việt Nam phải bỏ ra một khoản kinh phí trước, tạo ra một ngân quỹ gọi là Trust Fund. Ngân quỹ này dùng để chi trả cho các chuyên gia Mỹ sang Việt Nam hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận và kiểm dịch từng lô hàng trước khi xuất khẩu.

Lúc đó, kinh phí của Nhà nước chưa đáp ứng được ngay yêu cầu của phía đối tác, thì Sơn Sơn xung phong đứng ra lãnh trách nhiệm này dưới sự cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Cũng chính vì công đầu này mà vô tình công ty Sơn Sơn có đặc quyền “quyết định” số phận các đơn vị sau mình “được” tham gia thị trường chiếu xạ tại Việt Nam hay không?

Trong Irradiation Operational Work Plan (Bản kế hoạch hoạt động chiếu xạ) được ký kết giữa APHIS và NPPO, quy định vai trò của “Cooperator”- Công ty Sơn Sơn - hiểu nôm na là đơn vị được chính thức công nhận đại diện cho các nhà xuất khẩu - đóng gói - các cơ sở xử lý, để ký một kế hoạch tài chính với APHIS có nội dung chính là cam kết nộp đủ số tiền theo yêu cầu từng năm do cơ quan APHIS đưa ra.


Công việc hàng ngày của công nhân công ty chiếu xạ


Do vậy, sau Sơn Sơn các doanh nghiệp khác muốn bước chân vào lĩnh vực này cần phải thực hiện 3 bước, và phải có được cái “gật đầu” của 3 đơn vị là Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam (NPPO), Cục BVTV Mỹ (APHIS), và… công ty Sơn Sơn. Lý do công ty Sơn Sơn được ngang bằng với hai Cục cấp Bộ chỉ đơn giản là người tiên phong trong lĩnh vực chiếu xạ tại Việt Nam và được công nhận là “Cooperator”.

Quy trình như sau: bước thứ nhất là được Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam NPPO cấp phép. Thứ hai, phải có cam kết về vấn đề tài chính với Sơn Sơn, nhằm mục đích chi trả các chi phí cho việc APHIS cử chuyên gia sang Việt Nam kiểm tra, quản lý chương trình chiếu xạ. Thứ ba, Cục Bảo vệ thực vật mời chuyên gia APHIS sang đánh giá lại và cấp phép cho nhà máy chiếu xạ nếu đủ điều kiện. Thoạt nghe đơn giản là vậy nhưng không phải vậy!

Cục cho nhưng Sơn Sơn không cho cũng bó tay?

Mặc dù Công ty TNHH Chiếu Xạ Toàn Phát (Huyện Bến Lức, tỉnh Long An) muốn cung cấp dịch vụ Chiếu Xạ cho các công ty xuất khẩu trái cây đi thị trường Mỹ và đã được NPPO cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn chiếu xạ trái cây tươi phục vụ cho xuất khẩu. Chỉ đợi APHIS xem xét và phê chuẩn đủ điều kiện chiếu xạ trái cây tươi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Nhưng muốn APHIS qua Việt nam để kiểm định lại phải đạt một thỏa thuận về tài chính với Công ty Sơn Sơn.

Thực hiện đúng trình tự nêu trên, ngày 11-3, Công ty TNHH Toàn Phát có Công văn số 11/2019/CV_PTC/TPI về việc tham gia chương trình chiếu xạ trái cây vào thị trường Mỹ gửi đến Sơn Sơn, cam kết đóng góp tài chính cho quá trình vận hành, quản lý chương trình với mục đích thiết lập một thỏa thuận chính thức giữa hai bên, nhằm đảm bảo tài chính cho các chuyên gia APHIS đi lại kiểm tra, quản lý chương trình.

Ngày 12-3, bà Nguyễn Thị Ánh, Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến thủy hải sản Sơn Sơn, ký Công văn số 0319/01/CV-SS cho biết đơn vị này rất hoan nghênh sự tham gia đóng góp vào chương trình của Toàn Phát. “Tuy nhiên, hiện nay Sơn Sơn đang thực hiện chương trình tài khóa với APHIS còn dang dở. Sự tham gia đột ngột này sẽ ảnh hưởng đến tài chính và kế hoạch chiến lược kinh doanh, gây thiệt hại cho công ty và khách hàng”, công văn nêu. Tuy nhiên, Sơn Sơn lại tránh câu trả lời về thời gian kết thúc tài khóa gần đây nhất được ký kết giữa đơn vị này với APHIS.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 27-02-2019, NPPO có công văn số 416/BVTV-KD chỉ đạo Trung tâm Kiểm dịch sau Nhập khẩu II đứng ra tổ chức một cuộc họp lấy ý kiến của hai đơn vị Sơn Sơn và Toàn Phát về việc chia sẽ kinh phí Trust Fund của Chương trình. Nhưng cục diện vẫn không có gì thay đổi ngoài cái cớ mà Công ty Sơn Sơn đưa ra: “tài khóa ký với APHIS vẫn còn dang dở nên sự tham gia của Toàn Phát sẽ làm ảnh hưởng chung đến chương trình tài khóa hiện tại. Và đề nghị Toàn Phát đợi gần hết chương trình tài khoá này, đăng ký đàm phán vào đợt tài khoá sau” nhưng Sơn Sơn tuyệt đối không công bố đợt tài khoá hiện nay tới bao giờ kết thúc.

Đại diện Toàn Phát, ông Vương Hiếu - Giám Đốc Điều Hành Công ty phân tích: “quy định của APHIS về tài khóa của một năm bắt đầu từ tháng 9 năm nay, và kết thúc vào tháng 9 năm sau. Trong đó, việc thực hiện ký quỹ được chia ra làm bốn đợt gồm: đợt một, bắt đầu từ tháng 9 hàng năm; đợt hai, kết thúc trước 30-11; đợt 3 kết thúc trước 1-3 và đợt cuối cùng phải kết thúc trước 31-5 hàng năm. Như vậy Toàn Phát muốn tham gia chương trình thì phải khởi động ngay từ tháng 04 năm 2019, bởi vì lộ trình NPPO mời các chuyên gia APHIS về Việt nam kiểm tra và chứng nhận một cơ sở Chiếu xạ phải mất ít nhất là 03 tháng để thực hiện các thủ tục kỹ thuật đặc biệt về chuyên ngành”.


Ông Vương Hiếu - Giám đốc công ty Toàn Phát đang chia sẻ với Pv. 


Ngoài ra, xét thấy sự cần thiết cho sự phát triển nông nghiệp tại Long An nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung, nhằm thúc đẩy nhanh quá trình hoàn thành thủ tục cho doanh nghiệp tỉnh nhà. Ông Phạm Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An đã ký văn bản số 1569/UBND-KTTC về việc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình chiếu xạ trái cây tươi.

Theo đó, tại văn bản này, ông Cảnh cho biết, Công ty TNHH chiếu xạ Toàn Phát là đơn vị đã được NPPO công nhận là nhà máy đủ tiêu chuẩn chiếu xạ quả tươi xuất khẩu. Tuy nhiên, để được tham gia, công ty cần được APHIS xem xét và phê chuẩn đủ điều kiện chiếu xạ trái cây xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Việc chứng nhận cho một cơ sở chiếu xạ mới được quy định tại điều 6.3 Operational Work Plan, ghi rõ Công ty Toàn Phát phải nộp hồ sơ thông qua NPPO kèm theo sự xác nhận của Cooperator, sau đó chuyên gia Aphis mới sang đánh giá, cấp mã số đủ điều kiện chiếu xạ cho doanh nghiệp.

Chính vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp, trong công văn 1569/UBND-KTTC, ông Cảnh đề nghị Cục BVTV tạo điều kiện, hỗ trợ, có thư mời các chuyên gia phía Mỹ đến Việt Nam làm việc theo đề nghị của Toàn Phát, trước khi hai công ty Toàn Phát và Sơn Sơn ký thỏa thuận chia sẽ tài chính về Trust Fund của tài khóa cho quá vận hành chương trình sau này. Mọi chi phí của đoàn chuyên gia APHIS đến Việt Nam kiểm định sẽ do Công ty TNHH chiếu xạ Toàn Phát chi trả.

Bên cạnh đó, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng có lần cho biết, tại Việt Nam chỉ duy nhất Công ty Sơn Sơn thực hiện chiếu xạ. Sự độc quyền khiến giá chiếu xạ trái cây Việt Nam cao hơn Thái Lan, DN phải "xếp hàng" chờ chiếu xạ khiến chất lượng trái cây xuất khẩu bị ảnh hưởng. Nhiều năm qua, Vinafruit đã kiến nghị Chính phủ kêu gọi đầu tư thêm nhà máy chiếu xạ và hỗ trợ DN tham gia lĩnh vực này để khai thông điểm nghẽn xuất khẩu.

Có thêm nhà máy chiếu xạ, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây có thêm sự lựa chọn, giá cả và thời gian cho dịch vụ này cũng sẽ cạnh tranh hơn. Ngoài Mỹ, các thị trường Úc, Chile, New Zealand cũng yêu cầu chiếu xạ trái cây Việt Nam xuất khẩu nhưng cả nước hiện chỉ có một nhà máy làm dịch vụ này. Trong khi đó, doanh nghiệp đầu tư nhà máy chiếu xạ lại bị làm khó, không được tham gia cuộc chơi chiếu xạ một cách chính đáng,để tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các đơn vị, thì làm sao các nhà xuất khẩu tiếp cận được dịch vụ chiếu xạ có chất lượng tốt, giá cả hợp lý.

Dư luận đang hết sức hoài nghi không biết Sơn Sơn đang muốn độc quyền chiếm lĩnh thị trường chiếu xạ trái cây hay đang khẳng định “quyền lực ngầm” của mình còn hơn cả NPPO của Bộ NN&PTNT?

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh

Sau một ngày (19/4) làm việc khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 18 theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật hiện hành.
2024-04-20 13:28:10

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Cựu chiến binh xã Quảng Hải tổ chức nhiều mô hình phát triển kinh tế

Chiều 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 16:20:00

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44
Đang tải...