Chuyện ông Quân ‘khùng’ ở Hà Nam đạp xe tìm thân nhân cho đồng đội vô danh

2018-07-16 08:56:23 0 Bình luận
Hơn mười năm qua, người cựu chiến binh Đào Văn Quân ở thôn Yên Từ, xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam vẫn âm thầm đạp chiếc xe đạp cũ đi tìm thân nhân cho những đồng đội vô danh.
Với người dân thôn Yên Từ, hình ảnh người cực chiến binh gầy gò đạp chiếc xe đạp cũ đi tìm thân nhân cho đồng đội vô danh đã không còn xa lạ. Và người dân nơi đây còn gọi ông với cái tên trìu mến - ông Quân “khùng” - Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Bởi lẽ, hơn 10 năm qua, với chiếc xe đạp cũ, ông Quân “khùng” rong ruổi khắp các tỉnh thành để mong sao tìm bằng được thân nhân cho những ngôi mộ liệt sĩ vô danh ở khắp các nghĩa trang. Để đồng đội của ông được đoàn tụ gia đình.
 
Ông Quân “khùng” tên thật là Đào Văn Quân, sinh năm 1955 tại thôn Yên Từ, xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Năm 1970, đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh, như bao thanh niên lúc bấy giờ ông gấp sách vở, tạm gác công việc học hành lên đường nhập ngũ. Ông là quân nhân của Trung đoàn 88 Sư đoàn 308 (khi đó ông mới 15 tuổi). Mùa hè năm 1972, ông cùng đồng đội vào giải phóng thành cổ Quảng Trị, tại đây ông bị thương và phải lùi về tuyến sau điều trị.
 

Ông Quân “khùng” kể về những chiến công của đơn vị mình và câu chuyện về đồng đội cũ một cách say sưa. Ảnh Đức Văn.
 
Năm 1986, ông Quân rời quân ngũ về sống cuộc sống điền viên như bao cựu chiến binh khác tại quê nhà thôn Yên Từ.
 
Trong căng nhà tềnh toàng, ngoài chiếc ti vi thì không có gì đáng giá. Nhưng ông Quân tự hào, lạc quan khoe: “Tài sản vô giá của cuộc đời tôi là những tấm huy chương, kỉ niệm chương của các đơn vị trao tặng, cả những lá thư cảm ơn của người thân đồng đội, tôi cất kĩ lắm”.
 
Kể về “nhiệm vụ” tìm đồng đội của mình ông cho biết: “Đó là nhiệm vụ do chính tôi đặt ra. Năm 2007, khi chỉ huy đơn vị cũ ở Trung đoàn 88 giao nhiệm vụ tìm thân nhân cho những ngôi mộ liệt sĩ vô danh tôi đã xung phong nhận”.
 
Ông nhận vì niềm tự hào về đơn vị, cũng là vì tình cảm sâu nặng dành cho những người đồng đội đã hi sinh tại chiến trường xưa. Với ông Quân “khùng”, đó là nhiệm vụ của thời bình, của người lính cụ Hồ và ông nhất định sẽ hoàn thành nó.
 
Ông thực hiện “nhiệm vụ” bằng cả tấm lòng. Ngoài hơn một triệu đồng tiền trợ cấp thương binh thì ông không còn khoản trợ cấp nào khác. Khi được hỏi với số tiền như vậy ông làm cách nào để đi tìm đồng đội rồi sau đó tìm thân nhân cho đồng đội? Ông Quần “khùng” nở một nụ cười tươi chỉ xuống gian bếp cũ: “Đây ngựa sắt của tôi đây”. Thì ra, chiếc xe đạp cũ kĩ chính là người bạn đồng hành cùng ông đi khắp các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên,…
 
Ông Quân “khùng” tâm sự thêm: “Do điều kiện còn khó khăn, chỉ những chuyến đi xa tôi mới đi xe khách, mỗi lần đi tiết kiệm lắm cũng mất cả triệu đồng, có khi còn mất mấy tháng trợ cấp ấy. Nhưng, chỉ cần thấy thông tin của đồng đội là tôi vui lắm rồi. Tôi vẫn là người may mắn hơn đồng đội khi được trở về quê hương và sống trong hòa bình”.
 

Ông Quân thăm đồng đội tại Nghĩa trang liệt sĩ. Ảnh Đức Văn.
 
Từ Hà Nam cho đến dọc dãy Trường Sơn, các nghĩa trang ở miền Trung, miền Đông Bắc, Tây Bắc,.. đều đã in hằn dấu chân của ông Quân “khùng”. Đi đến đâu ông cũng ghi chép đầy đủ họ tên, quê quán của liệt sĩ rồi lại quay về lần theo địa chỉ có sẵn tìm đến thông báo cho các thân nhân được biết liệt sĩ đang nằm tại đâu để thân nhân đưa đồng đội về quê nhà. Với những liệt sĩ vô danh, ông đều cố gắng vận dụng các kĩ năng, kinh nghiệm để dò hỏi thêm thông tin các đơn vị đã từng chiến đấu các chiến trường và sau đó đi tìm thân nhân cho các liệt sĩ. 
 
Đã hơn 10 năm qua ông quân đã giúp cho hơn 1500 lượt gia đình thân nhân liệt sĩ đón được đồng đội của ông về với quê hương. Ông cũng đã tìm thân nhân cho khoảng 4000 ngôi mộ, đính danh cho hàng chục liệt sĩ vô danh, sai tên tuổi.
 
Không chỉ có vậy, ông Quân “khùng” còn đi tìm nhiều tư liệu, hiện vật, tranh ảnh có giá trị trao tặng cho Bảo tàng quân đội. Ông Quân còn trực tiếp đi tìm nguồn tài trợ xây nhiều căn nhà tình nghĩa, xe lăn, các phần quà tặng cho thân nhân liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn, những thương binh nặng,...
 
Tâm sự về chặng đường tiếp theo để thực hiện nhiệm vụ của mình, ông Quân “khùng” vẫn đau đáu nỗi niềm khi ông nghĩ, vẫn còn hàng nghìn liệt sĩ vẫn chưa tìm thấy thân nhân mà trong khi đó sức khỏe của ông cũng đã xế chiều.
 
“Nếu còn sức khỏe thì tôi vẫn sẽ đi tìm đồng đội và thân nhân cho đồng đội. Tôi chỉ lo, có một ngày ốm yếu rồi sẽ không đi được nữa. Không đưa được các anh về’’, ông Quân “khùng” nghẹn ngào nói.
 
Trong gian nhà nhỏ, những mảng tường vôi cũ được treo kín Huân, Huy chương kháng chiến, những kỉ niệm chương của Đảng, Nhà nước, của đợn vị… trao tặng ông. Với ông Quân "khùng", đó là động lực giúp ông tiếp tục hành trình để thực hiện “nhiệm vụ” của mình. Dù đã ngoài 60 tuổi, sức khỏe đã có phần kém đi nhiều nhưng chắc chắn, trong thâm tâm của ông Quân “khùng”, đồng đội sẽ được ông tìm thấy và họ sẽ trở về đoàn tụ cùng quê hương.
 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ

Vietnam’s Autism Projects (VAPs) là mô hình kinh tế đầu tiên đưa người tự kỷ vào môi trường lao động ổn định, với kỳ vọng người tự kỷ cũng được lao động, cống hiến trong một môi trường làm việc phù hợp. Trong buổi trò chuyện với phóng viên, anh Nguyễn Đức Trung - người sáng lập và điều hành VAPs đã có nhiều chia sẻ về những kỷ niệm trên hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ của một dự án tiên phong tại Việt Nam.
2025-07-11 11:30:00

SHB ra mắt máy CRM - “điểm chạm” giao dịch mới cho khách hàng

Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
2025-07-11 10:24:38

Phường Định Công ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng

Ngày 9/7/2025, phường Định Công đã huy động hơn 70 công an, dân quân tự vệ, an ninh cơ sở, công chức phường cùng các trang, thiết bị ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp, san lấp ao hồ trên địa bàn.
2025-07-11 10:19:10

Hà Nội yêu cầu kiểm tra vi phạm đất đai tại 6 xã, phường theo đề nghị của công an

UBND TP Hà Nội yêu cầu 6 xã, phường gồm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Định Công, Thanh Liệt, Đại Thanh, An Khánh, Kim Anh tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý dứt điểm đối với các vi phạm trong công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn sau báo cáo của Công an Hà Nội.
2025-07-11 09:05:00

Thủ tướng yêu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho thân nhân và gia đình liệt sĩ trước ngày 27/7

Trong phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/10, trong đó với thân nhân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ phải rà soát xong trước Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
2025-07-11 08:14:35

OPES thắng lớn với bộ đôi giải thưởng danh giá tại Insurance Asia Awards 2025

Ngày 8/7/2025 tại Singapore, OPES vinh dự được trao tặng 2 giải thưởng danh giá là “Sáng kiến ứng dụng AI của năm” và “Nhà bảo hiểm số của năm” tại lễ trao giải Insurance Asia Awards 2025. Trước đó, OPES cũng vinh dự lọt “Top 10 Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ uy tín năm 2025” do tổ chức xếp hạng uy tín Vietnam Report công bố.
2025-07-09 16:53:39
Đang tải...