Chuyện về cô giáo câm điếc và hành trình suốt 30 năm xóa bỏ sự kì thị, xa lánh của người đời

2016-05-28 10:34:56 0 Bình luận
Mất 30 năm để vươn tới cuộc sống hạnh phúc, gạt đi sự kỳ thị, xa lánh của mọi người... chặng đường quá dài mà không phải ai cũng có đủ kiên trì để theo đuổi. Thế mà, dù phải khóc bao nhiêu lần, một người phụ nữ yếu mềm, bị câm, điếc từ nhỏ như cô Oanh vẫn cố gắng vượt qua.
Câu chuyện về cô giáo câm điếc dạy ngôn ngữ ký hiệu - Ngô Thị Kim Oanh (SN 1979, quê Hải Phòng) có lẽ cũng giống như bao chuyện kể về những người khuyết tật khác - buồn bã và nhiều nước mắt.

Không biết, trong cuộc đời mình, bạn đã chọn cách vươn lên và làm việc, cống hiến cho xã hội này như thế nào, có khi nào chúng ta đã thực sự dám sống hết lòng, yêu như chưa từng đau, làm việc mà không vì tiền như cô Oanh hay không?

Nhiều cuộc tình tan vỡ, bạn bè xa lánh và ký ức 30 năm chìm trong nước mắt

Buổi trò chuyện giữa chúng tôi và cô được một người phiên dịch giúp đỡ, vì vậy tôi có thể hiểu được những điều cô muốn chia sẻ bằng ngôn ngữ ký hiệu của mình.

Cô Oanh sinh ra với thể chất khỏe mạnh, khả năng nghe, nói bình thường. Tuy nhiên, lúc khoảng 7-8 tháng tuổi, cô bị một căn bệnh lạ và từ đó, thế giới trong cô hoàn toàn không còn sự hiện diện của âm thanh.

"Bố mẹ đã đưa tôi đi chạy chữa rất nhiều, từ Nam ra Bắc rồi thậm chí còn đi cả nước ngoài nữa", cô chia sẻ. Công cuộc chạy chữa kéo dài nhiều năm, tiêu tốn gần cạn số tiền mà bố cô tích cóp suốt nửa cuộc đời. Gia đình cô, từ chỗ khá giả trở thành hộ có kinh tế bình thường.


Cô giáo dạy ngôn ngữ ký hiệu - Ngô Thị Kim Oanh.

Thế nhưng, sau tất cả sự cố gắng ấy, cô Oanh vẫn không thể nào nhận diện được âm thanh. Bố, mẹ cô không chấp nhận sự thật ấy, họ đưa cô đến học ở những ngôi trường nghe, nói. "Khi đi học ở những ngôi trường như thế, tôi thấy mình rất lạc lõng, bơ vơ".

Từ nhỏ đến năm 18 tuổi, bố mẹ không dám cho cô Oanh ra ngoài một mình vì sợ bị bắt nạt, đánh đập hoặc lạm dụng tình dục. Cô từng phải sống những ngày tháng buồn bã, cô độc tưởng như bị cô lập với thế giới bên ngoài. "Ngày nhỏ, tôi thấy giữa tôi và bố mẹ luôn có một khoảng cách rất dài, không xích lại gần được", cô Oanh tâm sự.

Cho đến khi cô lên Hà Nội, theo học tại ngôi trường Xã Đàn, nơi có nhiều trẻ em có hoàn cảnh giống cô. Trong suốt 2 năm đầu ra Hà Nội, cô tự mình tìm cách học ngôn ngữ ký hiệu một cách không chính thống qua bạn bè và những người câm, điếc bẩm sinh khác.

Tốt nghiệp trường Xã Đàn, cô Oanh theo học nghề gội đầu và thuê cửa hàng riêng để làm việc. "Nhưng không phải ai cũng tin tôi, họ sợ người câm, điếc như tôi thì không làm được việc. Nhưng tôi cứ cố gắng và dần dần, cũng có nhiều khách quen".

Thời gian đó, có nhiều người đến làm quen, tìm hiểu. Tan vỡ rất nhiều cuộc tình, thậm chí chính cô cũng không nhớ nổi mình đã yêu và chia tay bao nhiêu người. Đau khổ, khóc nhiều nhưng rồi cô lại mạnh mẽ đứng lên và khi bắt đầu quen một người mới, cô Oanh vẫn sống nồng nàn, hết mình, y như người mới biết yêu lần đầu.

"Tôi gặp rất nhiều người nghe, nói bình thường. Thời ấy còn không có điện thoại, giao tiếp với nhau đều qua mảnh giấy nhỏ ghi chi chít chữ. Họ đến với tôi, thời gian dài, ngắn khác nhau, có mối tình kéo dài cả năm trời nhưng rồi không đi đến đâu vì vấp phải sự phản đối từ phía gia đình".
Rồi cô Oanh quen người chồng hiện tại, anh cũng là người câm điếc bẩm sinh. Họ gặp nhau, hiểu nhau và yêu nhau chân thành. "Nhưng gia đình anh ấy phản đối dữ lắm và điều ấy khiến tôi rất buồn". Thậm chí, khi cô Oanh và chồng quyết tâm đến với nhau, lúc cô trót mang thai con gái đầu lòng, phía gia đình nhà chồng vẫn chỉ chấp nhận làm đám cưới chứ không cho phép cô đăng ký kết hôn với con trai họ.

"Phải mất 5 năm sau, khi tôi và chồng chứng minh được khả năng tài chính, sinh con là người nghe, nói bình thường và có cuộc sống hạnh phúc, bố mẹ chồng mới dần chấp nhận tôi và cho phép tôi cùng chồng kết hôn hợp pháp".

Tinh thần vươn lên và sự cống hiến vì cộng đồng người câm điếc

Tốt nghiệp trường Xã Đàn, cô Oanh từng lâm vào cảnh thất nghiệp trong một thời gian khá dài. Không muốn sống dựa dẫm vào gia đình, cô theo đuổi rất nhiều công việc khác nhau, từ gội đầu thuê, đi múa rồi dạy ngôn ngữ ký hiệu. Điều đặc biệt là dù làm gì, cô Oanh đều lao động hết mình và dành cho chúng tình yêu chân thành.

"Lúc tôi làm nghề gội đầu và quen anh xã, anh nhiều lần muốn tôi bỏ nghề nhưng tôi không chịu. Tôi nghĩ mình lao động chính đáng thì không có gì phải sợ".

Có một khoảng thời gian cô Oanh theo học múa. Lúc đó, tất cả giáo viên và bạn bè đều nhìn cô bằng con mắt khác thường, cho rằng cô không đủ khả năng để theo đuổi lĩnh vực này. Nhưng với sự quyết tâm, cô Oanh miệt mài học gấp 2-4 lần so với bạn bè. Cô trở thành người múa giỏi nhất nhì lớp, được đi múa ở những sự kiện lớn trong và ngoài nước.

Khi lấy chồng, cô xin vào làm nhân viên văn phòng ở công ty Điện lực miền Bắc. Thời gian đầu, đồng nghiệp luôn bày tỏ thái độ hoài nghi ra mặt. Nhưng rồi với sự cố gắng, luôn hoàn thành tốt công việc, cô Oanh cũng dần xóa nhòa sự xa lánh của mọi người cùng công ty.

Cô Oanh từng có một khoảng thời gian 4-5 năm dạy ngôn ngữ ký hiệu miễn phí cho người câm điếc. Hiện cô là giáo viên của Trung tâm ngôn ngữ ký hiệu tại Hà Nội. Học sinh của cô hầu hết đã lớn tuổi, họ học loại ngôn ngữ này vì muốn hiểu về một ai đó hoặc đơn giản là có thể làm nghề phiên dịch viên, tham gia các hoạt động cộng đồng dành cho người điếc.

Thu nhập từ công việc này không cao và khiến cô Oanh thêm phần bận rộn. "Nhưng tôi vẫn rất vui vì có thể đem ngôn ngữ ký hiệu truyền đến nhiều người. Mong rằng, những học viên ở đây rồi sẽ trở thành nhiều cây cầu nối, gắn kết cộng đồng người điếc và nghe gần lại nhau hơn", cô Oanh nói thêm.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47

Chuyện về con tàu Đại Lãnh trong trận chiến Gạc Ma 1988

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí mới đây, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng LLVTND kể, năm 1999, khi ông đang là thứ trưởng Bộ Quốc phòng, miền Trung có lũ lụt cực lớn.
2024-04-23 10:37:37

Phú Yên: Cần sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của các nhà đầu tư

Vừa qua, Tạp chí điện tử Hòa Nhập nhận được đơn thư của ông Phạm Văn Đạo (sống tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) phản ánh về việc: Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định thu hồi đất khi doanh nghiệp đang thực hiện dự án Khu đô thị du lịch năng lượng xanh.
2024-04-23 10:00:31

Quý I có 66 vụ cháy, Nghệ An chỉ đạo phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang tới gần, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Do đó, tỉnh Nghệ An đặc biệt chú trọng tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.
2024-04-23 08:15:00
Đang tải...