Cienco 5 Land và hành trình “biến dạng”

2016-06-13 09:24:21 0 Bình luận
Ngay sau khi tiếp quản doanh nghiệp dự án (DNDA) Công ty CP Địa ốc Cienco 5 Land, đơn vị đang sở hữu 3 dự án khủng tại Hà Nội, Tập đoàn Mường Thanh đã tăng vốn lên hơn gấp đôi để nhắm đến nhiều mục tiêu, trong đó quan trọng không kém là nhằm “cắt đuôi” sở hữu nhà nước.

Ảnh minh hoạ

Tăng vốn hơn gấp đôi và hành trình “biến dạng”
 
Trao đổi với phóng viên ngày 30/5/2016, ông Lê Thanh Thản, chủ sở hữu Tập đoàn Mường Thanh cho biết đã chính thức nâng vốn điều lệ của Cienco 5 Land lên mức xấp xỉ 950 tỷ đồng. Với mức tăng này, sở hữu nhà nước (do Cienco 5 là đại diện) tại Cienco 5 Land giảm xuống còn vỏn vẹn 2%. Trước đó, “đại gia điếu cày” đã vung hàng nghìn tỷ đồng để sở hữu cổ phần áp đảo tại Cienco 5 Land với đích nhắm là thâu tóm hàng loạt dự án bất động sản béo bở vốn là dự án hoàn vốn theo dạng hợp đồng BT.
 
Cùng nhìn lại lịch sử hoạt động của Cienco 5 Land để thấy số phận của một doanh nghiệp quản lý nhiều tài sản đáng giá, về nguyên tắc do cổ đông nhà nước chi phối, đã rơi vào tay tư nhân như thế nào.
 
Công ty CP Địa ốc Cienco 5 Land do Cienco 5 (khi là doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn) sáng lập năm 2007 để thực hiện Dự án Đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cho tỉnh Hà Tây cũ. Đổi lại, nhà đầu tư này sẽ nhận được các dự án hoàn vốn là dự án bất động sản tại tỉnh Hà Tây (cũ).
 

Sau gần 10 năm, phần sở hữu nhà nước tại Cienco 5 Land đã giảm từ 49% xuống còn 2%. Ảnh: Lê Tiên.
 
Tại thời điểm thành lập, Cienco 5 Land có vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Với vai trò nhà đầu tư, Cienco 5 đáng lẽ phải chiếm phần chi phối để có thể tạo ảnh hưởng toàn diện tại DNDA. Tuy nhiên, Cienco 5 chỉ sở hữu vỏn vẹn 49%, bằng đúng số cổ phần không chi phối (tương ứng số tiền 24,5 tỷ đồng). Việc chiếm cổ phần ít ỏi tại đây là do năng lực tài chính của Cienco 5 yếu đến mức không góp được thêm 2 tỷ đồng để kiểm soát DNDA; do không hiểu quy định của pháp luật về cổ phần chi phối hay còn do một kịch bản định sẵn của những người điều hành Cienco 5 tại thời điểm đó?
 
Năm 2009, Cienco 5 Land tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng. HĐQT Cienco 5 đã có nghị quyết số 1004/NQ-HĐQT ngày 9/9/2009, trong đó quy định: Cienco 5 không đầu tư tăng vốn lần này vào Cienco 5 Land, đồng thời bán bớt phần vốn của Cienco 5 tại Cienco 5 Land với số lượng 1,95 triệu CP. Như vậy, tại thời điểm này, phần vốn góp của Cienco 5 tại Cienco 5 Land chỉ còn 5% vốn điều lệ.

Năm 2010, Cienco 5 Land tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng theo tỷ lệ 1:1. HĐQT Cienco 5 có Nghị quyết số 827/NQ-HĐQT ngày 17/8/2010 thống nhất mua thêm 500 nghìn CP  để tăng vốn góp từ 5 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng, giữ nguyên tỷ lệ vốn góp là 5%. Tại thời điểm 30/6/2013, Cienco 5 xác định giá trị DN để cổ phần hóa, trong đó đánh giá lại khoản đầu tư tài chính dài hạn của Cienco 5 Land tăng thêm 305 triệu đồng. Như vậy tổng số vốn đầu tư của Cienco 5 tại Cienco 5 Land là 10,35 tỷ đồng.

Năm 2014, Cienco 5 Land tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng, Cienco 5 đã mua thêm 1 triệu CP tăng vốn góp từ 10,35 tỷ đồng lên 20,305 tỷ đồng, tỷ lệ vốn góp vẫn là 5% vốn điều lệ.
 
Nhìn lại lịch sử tăng vốn của Cienco 5 Land, có thể thấy việc sở hữu cổ phần của Cienco 5 tại Cienco 5 Land không theo một chiến lược cụ thể, rõ ràng, lúc tăng, lúc giảm. Hệ quả là sau 8 năm, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại một DN có số tài sản khổng lồ đã giảm từ mức 49% về 2% như hiện nay thể hiện sự yếu kém trong quản lý và khiến dư luận nghi ngại về những động cơ thực sự phía sau việc sụt giảm này.
 
Mất vốn hay mất tài sản?
 
Từ một DNDA được sinh ra để thực hiện các dự án theo hợp đồng BT, Cienco 5 Land đã trở thành miếng mồi béo bở để các đại gia nhắm đến. Nhà nước được gì và mất gì khi trót sinh ra đứa con “dị dạng” ngay từ thủa sơ khai?
 
Ngay sau khi các cơ quan truyền thông lên tiếng về việc chuyển nhượng CP tại Cienco 5 Land có nguy cơ mất tài sản nhà nước, đại diện một số cơ quan như Bộ GTVT đã lên tiếng rằng vốn nhà nước tại Cienco 5 đã được bảo toàn.
 
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, thiệt hại về mặt tài sản nhà nước là hiện hữu do không quản lý sát sao chặt chẽ hoạt động của Cienco 5 và Cienco 5 Land. Việc có nguy cơ thất thoát tài sản không được vị đại diện Nhà nước đề cập tới.
 
Cụ thể, ngày 7/5/2010 HĐQT Cienco 5 có Nghị quyết số 489/HĐQT về việc thống nhất chủ trương giao các dự án tại địa bàn Hà Tây - Hà Nội cho Cienco 5 Land thực hiện với mức khoán lợi nhuận 2% giá trị chi phí sử dụng đất phải nộp cho TP. Hà Nội với tổng số tiền thu từ các dự án do Cienco 5 Land thực hiện là 137,73 tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra là số tiền trên 137 tỷ đồng được xác định trên cơ sở nào, đã xin ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa, hay chỉ là ý chí của một nhóm người đứng dưới danh nghĩa HĐQT Cienco 5? Hãy cùng xem các dự án mà theo hợp đồng BT do Cienco 5 và Cienco 5 Land triển khai có quy mô ra sao.
 
Theo giới thiệu tại website của Cienco 5 Land, DN này đang triển khai các dự án khu đô thị rất tiềm năng tại Hà Nội. Một là dự án Thanh Hà A Cienco 5 có diện tích 195,51 ha, tổng mức đầu tư 4.378 tỷ đồng; hai là dự án Thanh Hà B Cienco 5 có diện tích 193,22 ha, tổng mức đầu tư 3.641 tỷ đồng; dự án Khu đô thị Mỹ Hưng Cienco 5 có diện tích 182 ha, tổng mức đầu tư 3.829 tỷ đồng. Các dự án nêu trên đều được xây dựng mới đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm: san nền, hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, cây xanh cảnh quan.
 
Với tổng diện tích đất lên đến gần 600 ha, thị giá năm 2010 cao hơn hiện tại rất nhiều, việc quyết định mức lợi nhuận 137,7 tỷ đồng từ các dự án trên dành cho Cienco 5 có thỏa đáng, được căn cứ theo những tiêu chí, quy định nào?
 
Đến thời điểm này, trong khi dự án BT Xây dựng đường trục phía Nam Hà Tây vẫn chưa xong thì dự án hoàn vốn dường như đã được “sang tay” nhà đầu tư một cách ngoạn mục. Tuy nhiên, nhà đầu tư mới tại DNDA có dễ dàng xây dựng hạ tầng và bán các sản phẩm bất động sản thu hồi vốn hay không?
 
Ai chịu trách nhiệm cho tình trạng bê bối hiện nay?

Khi được hỏi về việc HĐQT Cienco 5 mới đây công bố thu hồi các ủy quyền và thu hồi các dự án BT, dự án đối ứng, ông Thản cho rằng nếu đủ năng lực và “nếu đúng” thì cứ việc thu hồi, hạch toán đầy đủ các chi phí đại gia này đã chi trả trong quá trình thực hiện thương vụ trên. Tuy nhiên, ông Thản lưu ý các vấn đề liên quan đến pháp lý nên việc thu hồi dự án không đơn giản.

Theo tìm hiểu, ngoài việc trả tiền mua CP cho các cổ đông, Mường Thanh còn chi trả tiền các khoản vay của Cienco 5 Land tại các ngân hàng (Agribank, SHB...), các khoản vay được thế chấp bằng tài sản của chính các cổ đông cũ...

Như vậy, sau 8 năm đi vào hoạt động, “di sản” của DNDA Cienco 5 Land để lại là gì ngoài một mớ hỗn độn về tài chính cùng các scandal bê bối liên quan đến giao dịch lừa đảo đất đai tại dự án Thanh Hà trước đây? Trong khi đó, một trong những công việc chính là xây dựng đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) đến nay vẫn chưa xong. Dư luận đang đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ GTVT trong vai trò quản lý vốn nhà nước và ban lãnh đạo Cienco 5 với vai trò điều hành, quản lý Cienco 5 và Cienco 5 Land trong quá khứ.

Khi được hỏi về việc HĐQT Cienco 5 mới đây công bố thu hồi các ủy quyền và thu hồi các dự án BT, dự án đối ứng, ông Thản cho rằng nếu đủ năng lực và “nếu đúng” thì cứ việc thu hồi, hạch toán đầy đủ các chi phí đại gia này đã chi trả trong quá trình thực hiện thương vụ trên. Tuy nhiên, ông Thản lưu ý các vấn đề liên quan đến pháp lý nên việc thu hồi dự án không đơn giản.

Ngoài việc trả tiền mua CP cho các cổ đông, Mường Thanh còn chi trả tiền các khoản vay của Cienco 5 Land tại các ngân hàng (Agribank, SHB...), các khoản vay được thế chấp bằng tài sản của chính các cổ đông cũ...

Như vậy, sau 8 năm đi vào hoạt động, “di sản” của DNDA Cienco 5 Land để lại là gì ngoài một mớ hỗn độn về tài chính cùng các scandal bê bối liên quan đến giao dịch lừa đảo đất đai tại dự án Thanh Hà trước đây? Trong khi đó, một trong những công việc chính là xây dựng đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) đến nay vẫn chưa xong. Dư luận đang đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ GTVT trong vai trò quản lý vốn nhà nước và ban lãnh đạo Cienco 5 với vai trò điều hành, quản lý Cienco 5 và Cienco 5 Land trong quá khứ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51

Cửa Lò khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024

Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 với chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
2024-04-18 22:15:00

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
2024-04-18 11:46:40
Đang tải...