Con đường huyền thoại đi vào lịch sử

2016-10-22 20:31:42 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ngày 23/10/1961, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Việt Nam quyết định mở tuyến đường biển Bắc - Nam. Trung tướng Trần Văn Trà, Phó Tổng tham mưu trưởng được Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ thành lập tuyến đường này.
Trước tình hình địch đẩy mạnh chiến tranh, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp và ra Nghị quyết về “nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam”. Ngày 23/10/1961, theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã quyết định thành lập Đoàn 759, tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân (với tên gọi “Đoàn tàu không số”) để vận chuyển vũ khí, trang bị cho chiến trường miền Nam bằng đường biển. Gọi là "tàu không số" nhưng thật ra các tàu đều có số hiệu tại đơn vị, chỉ khi tiến hành thâm nhập vào miền Nam để tiếp tế vũ khí, đến hải phận nào thì sẽ thay biển số của nơi đó.


Thuyền trưởng Tàu không số đầu tiên Lê Văn Một (1921-1982)

Trước sự phát triển của phong trào cách mạng miền Nam Việt Nam, năm 1959, Bộ Chính trị Việt Nam và Quân ủy Trung ương quyết định nghiên cứu mở tuyến đường vận tải trên biển chi viện trực tiếp cho Quân Giải phóng miền Nam. Võ Bẩm là người đầu tiên được truyền đạt chủ trương và giao nhiệm vụ này cũng chính là người đoàn trưởng đầu tiên của Đoàn 559, là người có kinh nghiệm mở đường vận tải xuyên Trường Sơn trong chiến tranh Đông Dương, ông đã từng chỉ huy tàu gỗ vượt biển chở vũ khí mua từ nước ngoài về chi viện cho chiến trường Khu 5...

Tháng 7/1959, tiểu đoàn vận tải biển 603 được thành lập, đóng tại cửa biển sông Gianh - Quảng Bình với tên gọi là "Tập đoàn đánh cá Sông Gianh". Thuyền được nguỵ trang giống thuyền đánh cá của ngư dân miền Nam. Sau một thời gian tập luyện, thăm dò và chuẩn bị mọi mặt, đêm ba mươi Tết Canh Tý (ngày 27/01/1960), chuyến tàu đặc biệt đầu tiên xuất phát, gồm 6 người, do Nguyễn Bất chỉ huy đã đi chuyến đầu tiên vào Nam. 


Tàu không số vận chuyển hàng hóa, vũ khí trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển (Ảnh: Intrernet)

Với 6 chiếc thuyền gỗ thô sơ ban đầu  đưa từ miền Nam ra và 38 cán bộ, chiến sĩ làm nòng cốt trong ngày đầu thành lập, trong 14 năm thực hiện nhiệm vụ trên con đường biển mang tên Bác, lực lượng vận tải biển của hải quân đã phát triển thành một binh đoàn vận tải chiến lược trên biển, hình thành nhiều tuyến, mở hàng chục bến bãi khắp các tỉnh ven biển miền Nam, len lỏi vào chiến trường khu 5 khốc liệt, đến tận cửa ngõ Sài Gòn vận chuyển vũ khí chi viện cho tiền tuyến đánh giặc.

Ngày 8/4/1962, chuyến tàu đi trinh sát và mang chỉ thị của Trung ương về “Mở đường vận chuyển chiến lược trên biển” do đồng chí Bông Văn Dĩa chỉ huy đã đến miền Nam. Bắt đầu từ đây, xuất hiện những con tàu không số lúc ẩn lúc hiện, tiếp tế vũ khí cho miền Nam. Ngày 11/10/1962, chiếc tàu gỗ gắn máy không số đầu tiên mang tên Phương Đông 1 chở vũ khí dưới quyền chỉ huy của đồng chí Lê Văn Một và Bông Văn Dĩa rời bến Đồ Sơn (Hải Phòng), đến ngày 16/10 tàu cập bến Vàm Lũng (Cà Mau) an toàn, khai thông tuyến đường vận chuyển vũ khí trên biển nối liền hai miền Nam - Bắc.


Di tích Quốc gia Bến K15 - Điểm xuất phát Đường Hồ Chí Minh trên biển tại Đồ Sơn, Hải Phòng. (Ảnh: Intrernet)
 
Khai thông con đường đã khó, việc giữ bí mật con đường càng khó khăn hơn, bởi phải trải qua chặng hành trình trong khu vực biển địch kiểm soát, tàu địch lùng sục gắt gao. Để thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng mở đường vận chuyển chi viện cho đồng bào miền Nam, các chiến sĩ hải quân đã phải dày công nghiên cứu, đấu trí, đấu sức tìm ra phương thức vận chuyển độc đáo. Từ ngày đầu bằng những phương tiện thô sơ thuyền gỗ gắn máy, trọng tải nhỏ, đi dọc theo ven biển, đã phát triển lên các đội tàu sắt, có trọng tải hàng trăm tấn, vươn rộng ra biển. Địch phong tỏa gần bờ, các chiến sĩ hải quân đi trên vùng biển xa; địch phong tỏa đường biển dài, ta đi phân đoạn, đồng thời khéo léo ngụy trang, nghi binh, bí mật thọc sâu vào bến nhanh chóng và bất ngờ, khi thời cơ đến thì tập trung toàn lực, dốc sức cho nhiệm vụ vận chuyển chi viện chiến trường. 

Những bến tàu trên tuyến đường này như: Bến tàu không số K15 ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Bến tàu không số Lộc An (Bà Rịa – Vũng Tàu), Bến tàu không số Vũng Rô (Phú Yên), Bến Vàm Lũng (Cà Mau), Bến Cồn Tàu ở Duyên Hải (Trà Vinh)... đã trở thành những khu di tích lịch sử thu hút nhiều du khách và một số nơi đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia.
14 năm ấy, những con đường, các bến bãi đều nằm trong các vùng kìm kẹp, lùng sục, truy quét, vây ráp, đánh phá ác liệt suốt đêm ngày của địch. Mỗi chuyến đi là một cuộc đấu trí căng thẳng, quyết liệt với kẻ thù, với thiên nhiên, với mọi khó khăn, thử thách, ra đi là xác định cảm tử. Từ năm 1961 đến 1975, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 vượt qua hơn 20 cơn bão lớn, vượt qua hàng trăm cuộc vây ráp của kẻ thù, huy động được gần 2.000 lượt chiếc tàu, đi gần 4 triệu hải lý, vận chuyển gần 8 vạn lượt người, gần 160 nghìn tấn vũ khí, đạn dược, hàng hóa, cập 19 bến bãi thuộc địa bàn 9 tỉnh miền Nam góp phần chi viện đắc lực cho nhiều hướng chiến trường, nhiều chiến dịch lớn, nhiều địa bàn trọng yếu mà đường bộ chưa với tới được.  


Di tích Đường Hồ Chí Minh trên biển (Bến Cồn Tàu tại Trà Vinh) (Ảnh: Intrernet)

Đường Hồ Chí Minh trên biển đã đi vào lịch sử, đó là biểu hiện sinh động của tinh thần đoàn kết quân dân, giữa cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam với nhân dân các địa phương ven biển; là tuyến vận tải quân sự chiến lược hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ; là chiến trường thử thách khắc nghiệt ý chí quyết chiến quyết thắng và sức sáng tạo của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chiến công anh hùng của các chiến sĩ hải quân là thể hiện trình độ tác chiến chỉ huy hiệp đồng chặt chẽ của các lực lượng và các cơ quan tham mưu, chính trị, kỹ thuật, hậu cần theo một hệ thống đảm bảo, hệ thống thông tin vô tuyến điện và tín hiệu thông suốt từ Sở chỉ huy đến từng con tàu hành trình trên biển và lực lượng ở các bến bãi. 

Một số trận đánh quan trọng

Ngày 31/01/1968 (đêm 30 rạng sáng mồng Một tết Mậu Thân), cuộc tổng tiến công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đồng loạt nổ ra. Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam nhận lệnh chuẩn bị 4 tàu chở vũ khí vào miền Nam. Tàu 235 do trung úy Nguyễn Phan Vinh làm thuyền trưởng nhận nhiệm vụ vận chuyển 14 tấn vũ khí, đạn dược chi viện cho tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 27/02/1968, tàu 235 bí mật rời bến Đồ Sơn, tiến vào Nam. Sau 2 ngày đêm hành quân trên vùng biển quốc tế, 18 giờ ngày 29/02/1968, tàu 235 đến ngang vùng biển Nha Trang thì bị máy bay của không quân VNCH phát hiện. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh nhận định tàu đã bị lộ nên lệnh cho các chiến sĩ ngụy trang cẩn thận, chờ đêm tối để chuyển hướng vào bờ; đồng thời chuẩn bị thả hàng và sẵn sàng chiến đấu. 23 giờ đêm 29-2, khi còn cách Hòn Hèo khoảng 6 hải lý thì 7 tàu chiến của QLVNCH đã bất ngờ xuất hiện và dàn hàng ngang, triển khai đội hình phục kích bao vây với ý định bắt sống tàu 235. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh đã lệnh cho các thủy thủ thả khói mù, điều khiển tàu lách qua đội hình các tàu chiến VNCH đến vị trí bến thuộc bờ biển Ninh Phước, huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa). Do không liên lạc được với lực lượng trực bến đón tàu, thuyền trưởng Vinh ra lệnh thả hàng xuống biển và di chuyển sang vùng biển Ninh Văn để bảo đảm bí mật thả hàng. 1 giờ 30 phút ngày 01/3/1968, phía bên ngoài, các tàu chiến VNCH khép chặt vòng vây, trên không có máy bay lên thẳng vũ trang yểm trợ. Cuộc chiến không cân sức diễn đã ra quyết liệt, nhiều thủy thủ trên tàu 235 đã bị thương, máy tàu hỏng nặng. Biết không thể thoát khỏi vòng vây, Nguyễn Phan Vinh ra quyết định hủy tàu để bảo đảm bí mật. Thuyền trưởng Vinh cho tất cả thủy thủ bơi vào bờ trước. Trên tàu chỉ còn lạt thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và thợ máy Ngô Văn Thứ. Hai người đã chuẩn bị kíp nổ và trực tiếp điểm hỏa khối thuốc nổ hủy tàu rồi nhảy xuống nước bơi vào bờ. 2 giờ sáng, một cột lửa bùng lên kèm theo tiếng nổ dữ dội chấn động cả vùng biển, hất tung một nửa thân tàu 235 lên triền núi Bà Nam. Sau giây phút hoảng loạn, QLVNCH điều thêm máy bay và gọi phi pháo bắn phá, dọn đường cho quân đổ bộ lên bờ nhằm bao vây bắt sống thủy thủ đoàn Tàu 235. Cuộc chiến đấu trên bộ giữa thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh cùng thợ máy Ngô Văn Thứ với lính bộ binh VNCH diễn ra vô cùng ác liệt. Hai người đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng rồi hy sinh.

Tên của thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh được đặt cho hòn đảo nhỏ trên quần đảo Trường Sa vốn có tên là Hòn Sập. Ngày 25/8/1970, liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND Việt Nam.
---------------------------------
* Trong bài có sử dụng tư liệu của Bách khoa toàn thư (vi.wikipedia.org).

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47

Chuyện về con tàu Đại Lãnh trong trận chiến Gạc Ma 1988

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí mới đây, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng LLVTND kể, năm 1999, khi ông đang là thứ trưởng Bộ Quốc phòng, miền Trung có lũ lụt cực lớn.
2024-04-23 10:37:37

Phú Yên: Cần sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của các nhà đầu tư

Vừa qua, Tạp chí điện tử Hòa Nhập nhận được đơn thư của ông Phạm Văn Đạo (sống tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) phản ánh về việc: Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định thu hồi đất khi doanh nghiệp đang thực hiện dự án Khu đô thị du lịch năng lượng xanh.
2024-04-23 10:00:31

Quý I có 66 vụ cháy, Nghệ An chỉ đạo phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang tới gần, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Do đó, tỉnh Nghệ An đặc biệt chú trọng tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.
2024-04-23 08:15:00

Quán cà phê với những "bông hoa" đặc biệt

“Bông Hoa” là từ mà mọi người ở quán dùng để gọi nhân viên, đưa tay chụm lên miệng rồi mở bung ra là cách “nói” lời cảm ơn, hay gọi món bằng kí hiệu tay chính là những điểm đặc biệt khiến quán cà phê Flow-ee như một ngôi nhà chung của các bạn trẻ khiếm thính.
2024-04-21 23:22:53
Đang tải...