Cựu binh Trường Sa mặc áo cho liệt sĩ Gạc Ma

2019-03-14 15:07:46 0 Bình luận
Ngày 14.3 của hơn 30 năm trước, 64 người lính hải quân Việt Nam đã anh dũng hi sinh để bảo vệ đảo Gạc Ma - quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Thế nhưng, không chỉ có đau thương, nhắc về các anh là tự hào. Chính vì vậy, đã có những cựu binh Trường Sa tại Đà Nẵng, hơn 7 năm qua lặn lội đến từng gia đình, trân trọng “mặc” lại chiếc áo Hải quân cho các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma với tâm niệm, “để con cháu đời sau luôn nhớ, các anh đã hi sinh trong màu áo chiến sĩ Hải quân Việt Nam”.

Tâm nguyện của ông Tấn là có thể thay 64 di ảnh cho các liệt sĩ Gạc Ma. Ảnh: Hữu Long

Những cựu binh trăn trở từng bức di ảnh cho các liệt sĩ không ai khác là ông Nguyễn Văn Tấn – Trường ban liên lạc bộ đội Trường Sa Đà Nẵng. Bởi, hơn 7 năm qua, ông tự nhận thêm trách nhiệm liên lạc với 10 gia đình liệt sĩ Gạc Ma ở Quảng Nam và Đà Nẵng, cùng với đó là hàng trăm đầu mối của các đồng đội cũ ở Trường Sa.

“Có ban liên lạc, chúng tôi có điều kiện hoạt động. Hơn 20 trước đó, gần như chưa có ai kết nối với các gia đình liệt sĩ. Họ cô đơn lắm!” – ông Tấn chia sẻ.

Thế nhưng, kết nối rồi, đi tìm đến từng gia đình để thắp hương, ông Tấn và nhiều cựu binh mới ngỡ ngàng. Trên bàn thờ các gia đình là di ảnh của những thanh niên 19, 20 nhưng nếu không được chỉ dẫn, chẳng ai biết các anh là liệt sĩ!


Trên bàn lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma luôn có những bộ quân phục Hải quân Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Tri


Nghĩ vậy và không thể để mãi như vậy, ông Tấn bàn với ông Nguyễn Văn Tiến – một thành viên trong ban liên lạc tìm cách, phải “mặc áo” lại cho anh em mình.

“Họ đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc trong màu áo lính Hải quân Việt Nam, phải để họ sống mãi với màu áo đó”. Ông Tấn và ông Tiến bắt tay vào làm ngay, bắt đầu từ việc xin thỉnh di ảnh các liệt sĩ xuống để chụp lại, rồi nhờ người làm lại ảnh với chiếc áo Hải quân màu trắng xanh.

Thế nhưng, câu chuyện chưa dừng lại ở đó. Bởi, việc thay di ảnh cho các liệt sĩ khiến nhiều gia đình băn khoăn.

Kể đến đây, ông Tấn lục tìm trong điện thoại một tấm ảnh rồi mới kể tiếp, ông Tấn cho hay: “Di ảnh của liệt sĩ Nguyễn Bá Cường ở Quảng Nam là một bức hình hoạ. Anh em ra đi khi tuổi còn trẻ, không phải ai cũng có được bức ảnh chụp. Chúng tôi tới, xin thay ảnh cho anh, gia đình xúc động nhưng sợ rằng anh về sẽ không nhận ra mình”.

Thế nhưng, ông Tấn quyết làm vì với ông, việc làm ấy là trả lại đúng màu áo cho anh em kia mà. Các anh đã hi sinh trong màu áo ấy thì các anh sẽ sống mãi với tư thế người lính.


Ngày 14.3 trở thành ngày giỗ chung, nơi những cựu binh Trường Sa như ông Tấn (người thứ 3 từ phải sang) thắp nén nhang tri ân. Ảnh: NĐ


Ngày mang di ảnh liệt sĩ Cường vào, gia đình không ai dám thay, ông Tấn xin phép đứng khấn trước bàn thờ với hai đồng xu âm dương trong tay.

“Tâm mình nghĩ sao, mình làm gì thì mình khấn như vậy, khấn có cả gia đình anh Cường nghe” – ông Tấn kể.

Sự xúc động của người cựu binh Trường Sa vẫn còn nguyên vẹn khi kể lại những câu chuyện. Bao năm lặn lội đi thay ảnh, làm lễ câu siêu, hỗ trợ các gia đình liệt sĩ khó khăn, ông Tấn đọc vanh vách từng địa chỉ cũ, địa chỉ mới.

Hỏi ông, những gia đình liệt sĩ Gạc Ma còn có ở đâu, ông bấm tay vừa đọc vừa đếm cho đủ 64 người ở mỗi tỉnh thành.



Ông Tấn chia sẻ: “Tâm nguyện của tôi và anh em là có thể thay di ảnh với màu áo hải quân cho tất cả 64 liệt sĩ. Đó là điều có thể quá sức, nhưng tôi vẫn cứ để trong lòng và luôn nhớ về điều đó, biết đâu “các anh” sẽ giúp mình. Tôi tin, mỗi bước chân tôi đi, mỗi việc tôi làm, luôn có các anh em ở phía sau giúp sức”.

Những ngày càng gần 14.3, điện thoại của ông Tấn rung lên liên hồi. “Nào là đồng đội cũ, người thân các liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng, Quảng Nam, rồi báo chí cũng gọi hỏi giỗ các anh năm nay có làm gì không?

Bận nhưng mà mừng lắm, vì càng ngày càng có nhiều người nhớ đến anh em. Dù là giỗ lớn hay nhỏ, những năm nay tiếng Gạc Ma đã ấm áp chứ không chỉ là nỗi đau” – ông Tấn vui vẻ nói.

Quả thật, nhờ có những người như ông Tấn và nhiều cựu binh Trường Sa trên cả nước, ngày 14.3 hàng năm đã không còn là ngày giỗ của 64 gia đình liệt sĩ mà hàng triệu người dân Việt Nam đã cùng nhau nhắc cùng ghi nhớ một “vòng tròn bất tử” Gạc Ma và hình ảnh những người lính Hải quân tuổi đôi mươi nằm lại nơi biển trời Tổ quốc.

Ngày 14.3.1988, 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã anh dũng hi sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma – quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Hiện nay, có 9 gia đình liệt sĩ đang sống tại Đà Nẵng, một gia đình liệt sĩ ở Quảng Nam.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Cựu chiến binh xã Quảng Lưu xây dựng quỹ kết nối con em đồng hương ở TP.HCM

Sáng 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 10:25:00

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51
Đang tải...