Đắk Lắk : Cảm phục "thủ lĩnh đoàn" xuất sắc ở vùng sâu, biên giới

2016-05-28 16:22:20 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Tuy là một huyện vùng sâu, vùng xa nhưng huyện đoàn Ea Súp, Đắk Lắk là một trong những địa phương dẫn đầu tỉnh về hoạt động tình nguyện vì cồng đồng khiến chúng ta phải nể phục!


Từ những giọt nước nghĩa tình

Trong lúc nhân dân nhiều tỉnh thành trên cả nước quay quắt tìm nước “giải khát” cho cơn đại hạn thì ở huyện biên giới Ea Súp xa xôi hẻo lánh hàng nghìn học sinh, người dân lại được tưới mát bằng nguồn nước sạch do huyện đoàn triển khai thực hiện. Đến Trường tiểu học Lê Hồng Phong thuộc xã Cư Kbang huyện Ea Súp vào mùa khô hạn mới thấy hết ý nghĩa nhân văn mà mô hình nước sạch mang lại.

Đúng 9 giờ 30 phút tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ nghỉ giải lao, hơn 800 học sinh các khối ùa nhau chạy về phòng cung cấp nước sạch. Các em xếp thành 2 hàng ngay ngắn thay nhau rót từng ly nước đầy uống cho thỏa cơn khát. Hai năm trở về trước, ngôi trường này luôn trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Toàn bộ nước uống, nước sinh hoạt đều trông chờ vào giếng khoan của cô hiệu trưởng nằm đối diện trường. Dù biết nguồn nước có chứa đá vôi, nếu không qua hệ thống lọc, xử lý, dùng thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng không có kinh phí nên cả cô trò đều “nhắm mắt” liều dùng.

May sao, hình ảnh từng tốp học sinh tranh nhau uống nước trong thùng phi chứa nước sửa xe sát trường học đã đập vào mắt anh Lê Hồng Hạnh- Bí thư huyện đoàn Ea Súp trong một lần đi công tác ngang qua trường. Những hình ảnh chân thực đến nao lòng đã được anh ghi lại kèm theo vài dòng chia sẻ tâm trạng lên trang facebook cá nhân. Một ngày sau, anh nhận được nhã ý giúp đỡ từ 3 nhà đầu tư lớn. Nắm ngay cơ hội, anh nhanh chóng hoàn tất thủ tục, chọn nhà đầu tư, dự trù kinh phí 135 triệu đồng. Đầu năm 2014 mô hình nước sạch chính thức khởi công trong niềm vui háo hức của toàn thể Trường tiểu học Lê Hồng Phong và hơn 600 hộ dân làng Mông xã Cư Kbang. Gần 7 tháng tấp bật thi công: Khoan giếng, lắp đặt bồn chứa, hệ thống xử lý nước, xây dựng phòng đặt nước…cơ bản hoàn thành.






Các em học sinh bên hệ thống "Nước sạch cho em"

Cô Hoàng Thị Chung, Hiệu trưởng trường tiểu học Lê Hồng Phong xúc động kể lại: Chúng tôi không bao giờ quên giây phút hạnh phúc khi chứng kiến những giọt nước sạch đầu tiên tuôn chảy ngọt ngào. Sáng tinh mơ ngày đầu tháng 8/2014 toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trường cùng học sinh và người dân đều đưa mắt hướng về con đường lầy lội quện chặt bánh xe máy chở đầy ống dây dẫn nước của anh bí thư huyện đoàn. Mọi thứ sẳn sàng, hệ thống máy lọc khởi động cho ra dòng nước trong veo tinh khiết. Cô trò, dân bản mừng vui khôn tả, ríu rít cảm ơn cán bộ đoàn cùng toàn thể các nhà hảo tâm đã chung tay giúp đỡ.

Sau khi hoàn thành, công trình nước sạch được giao cho trường Lê Hồng Phong quản lý. Trung bình mỗi ngày mô hình cung ứng khoảng 50 bình nước miễn phí cho nhà trường gồm: 30 bình nước dùng để uống cho 30 lớp học, 20 bình còn lại phục vụ cho việc sinh hoạt rửa mặt tay chân cho học sinh, giáo viên. Cuối buổi học sinh có thể đựng nước vào chai lọ đem về nhà. Với người dân, nhà trường thu 2 nghìn đồng/bình 12 lít để chi phí trả tiền điện và mua hóa chất lọc nước.



Mỗi ngày mô hình cung ứng khoảng 50 bình nước miễn phí cho nhà trường



 


Anh Đàm Văn Đinh (24 tuổi, người Mông ở thôn 13 xã Cư Kbang) cho biết: Trước đây, nhà anh toàn dùng nước giếng khoan không qua xử lý để uống, nấu ăn khiến anh bị bệnh sỏi thận. Sau đó gia đình anh chuyển sang mua nước bình về dùng. Tuy nhiên, mùa mưa, đường sá lầy lội, xe tải chở nước vô không được, chủ quán bán đến 15 nghìn/bình thay vì 10 nghìn/bình như ngày thường. Trung bình mỗi ngày gia đình anh dùng hết 3 bình, mỗi tháng hết gần 1 triệu tiền mua nước. Nay có nước lọc của huyện đoàn vừa sạch, ngọt giá lại rẻ, lấy bao nhiêu cũng có.

Ý thức được tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe của học sinh, thầy Lê Vũ Trang - nhân viên y tế tình nguyện xung phong phụ trách khâu bơm nước, vận hành hệ thống lọc nước, khắc phục trục trặc kỹ thuật trong quá hoạt động. Cứ 3 giờ chiều mỗi ngày thầy cùng nhân viên quản lý máy Hoàng Thị Bắc tiến hành súc màng nước lọc. Ngoài ra, mỗi tháng phải dùng chất khử trùng, muối hạt, chất làm ngọt nước,… khử nước từ 8-10 lần như vậy cho nguồn nước luôn sạch.

Thành công ở điểm Trường tiểu học Lê Hồng Phong, mô hình “nước sạch cho em” tiếp tục được mở rộng ra 12 điểm trường thuộc các xã vùng sâu, vùng xa của huyện như xã Ea Lê, Ja Lơi, Ja Lốp, Ea Bung, Ea Rok,… với tổng kinh phí lắp đặt gần 700 triệu đồng. Toàn bộ kinh phí đều do các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân trên cả nước chung tay quyên góp, mọi đoàn viên, thanh niên, cán bộ huyện đoàn góp công xây dựng.


Tiếp sức cho thanh niên lập nghiệp

Chứng kiến bao người con của vùng Ea Súp đang độ tuổi trai tráng lực điền phải rời quê kiếm sống tứ phương do thiếu nguồn vốn lập nghiệp. Năm 2014- 2015 huyện đoàn Ea Súp mạnh dạn phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội giải ngân hơn 47 tỷ đồng cho thanh niên cần vốn phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, huyện đoàn tổ chức đưa đoàn viên thanh niên đi thăm quan học hỏi mô hình làm ăn kinh tế hiệu quả ở các vùng miền khác.

Vừa trở về sau chuyến học tập mô hình trồng nấm rơm thực tế tại trường dạy nghề huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, anh Nguyễn Quốc Cường (29 tuổi, ở thôn 8 xã Ea Tờ Mốt) bắt tay ngay vào việc kéo rơm chất đống quanh nhà chuẩn bị trồng nấm. Trước đó, anh từng thành công với mô hình nuôi thỏ Zealand. Nhưng vì nuôi thỏ đòi hỏi vốn đâu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm nên khi nghe cán bộ đoàn phổ biến mô hình trồng nấm, anh quyết định “thử sức”.

Nhờ quyết tâm cao độ cùng tinh thần ham học hỏi, sau gần 1 tháng 20 ngày ăn, ngủ với nấm anh tự tin rời trường mang kiến thức vừa học được tiến hành trồng thực nghiệm. Anh Cường tâm sự: “Nguyên liệu trồng nấm rơm chủ yếu là rơm, rạ khô. Địa phương mình quanh trồng lúa do vậy nguồn nguyên liệu rất dồi dào. Khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho cây nấm phát triển. Chu kỳ sinh trưởng của nấm rất ngắn, từ lúc trồng đến khi thu hoạch chỉ dao động từ 20- 25 ngày. Do vậy mô hình này rất phù hợp với nguồn vốn khiêm tốn của mình”.



Mô hình trồng nấm rơm được triển khai thành công bước đầu

 


Anh Nguyễn Chiến Thắng, phó Bí thư Huyện đoàn Ea Súp trăn trở: Rất nhiều thanh niên tâm huyết muốn làm giàu trên quê hương nhưng ngặt nỗi không tiếp cận được vốn vay, họ phải rời quê đi làm ăn xa. Hơn nữa đường sá hư hỏng quá nhiều gây khó khăn cho việc tiêu phụ sản phẩm nông nghiệp… Mong sao các cấp chính quyền quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, nghiên cứu đưa giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu nắng nóng vùng Ea Súp, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế.

Vượt qua khó khăn kinh tế, các đoàn viên thanh niên huyện Ea Súp đoàn kết, tham gia tích cực các phong trào do các ban ngành đoàn thể địa phương và trung ương phát động. Đầu năm 2016, được sự chấp thuận của Huyện Ủy, huyện Đoàn
  Ea Súp tiếp nhận khu rừng nguyên sinh ở xã Ea Rok và đặt tên là “Khu rừng Đại tướng” đúng theo ước nguyện của nguyên Bí thư Trung ương đoàn Phan Văn Mãi. Mục đích của việc làm này là tạo cảnh quan quan văn hóa, lịch sử,  tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Đồng thời tri ân những cống hiến to lớn của vị Đại tướng danh cho dân tộc Việt Nam.


Khu rừng cách thị trấn Ea Súp khoảng 25km, có diện tích ban đầu rộng 35 héc ta. Nhưng lâu nay ít được quan tâm, bảo vệ  nên người dân khoét sâu lấy đất làm rẫy. Bên trong rừng người dân lập bàn thờ thờ cúng khắp nơi dễ dẫn đến nguy cơ cháy rừng.Trong lễ ra quân Tháng thanh niên, các tình nguyện viên tiến hành dọn dẹp tháo âm thờ cúng trả lại mỹ quan cho khu rừng. Hiện nay, Huyện đoàn Ea Súp đang phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương tiến hành đo đạc, quy hoạch lại diện tích rừng và tiến hành cắm mốc, vận động người dân trả lại diện phần đất lấn chiếm. Vào đầu mùa mưa tới huyện đoàn sẽ phát động phong trào trồng cây xanh tái tạo cảnh quan, sớm đưa khu rừng trở thành điểm sinh hoạt của đoàn viên thanh niên tìm hiểu kỹ hơn về thân thế, sự nghiệp của  Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại hội MTTQ thành phố Hạ Long: Đoàn kết, kỷ cương, dân chủ, đổi mới, phát triển

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hạ Long lần thứ XX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 được tổ chức trong 2 ngày 19 và 20/4 đã thành công tốt đẹp. Đây là đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh với khát vọng: Xây dựng thành phố Hạ Long kiểu mẫu, hiện đại, giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình.
2024-04-20 19:27:03

Phong Nha-Kẻ Bàng sẽ thành kinh đô du lịch mạo hiểm châu Á

Trên 200 km chiều dài của hệ thống hơn 425 hang động lớn nhỏ và các dòng sông ngầm đã tạo cho Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành một trong những hệ sinh thái Karst trên núi đá vôi nổi bật nhất trên thế giới.
2024-04-20 16:00:00

Quảng Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh

Sau một ngày (19/4) làm việc khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 18 theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật hiện hành.
2024-04-20 13:28:10

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Khai mạc hoạt động Giữ nghề xưa giữa lòng Phố cổ

Ban Quàn lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp một số tổ chức, cá nhân vừa tổ chức Khai mạc hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
2024-04-20 08:01:45
Đang tải...