Đặng Thị Yến với thi phẩm “Em muốn”

2018-02-09 15:57:12 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Trong cuộc sống hiện đại, tình yêu chung thủy vẫn luôn là khát vọng cao cả của mỗi người.

Mở đầu bài thơ, một loạt những giả tưởng (hư cấu) của bao khao khát y như trong chuyện cổ tích:

“Em muốn có thêm thật nhiều, thật nhiều:
Kim cương, châu ngọc
Gấm vóc, lụa là
Và những tòa nhà cao ngất.”


Của cải thế có lẽ vẫn còn chưa đủ, lòng “tham” được đẩy ra xa hơn, cực đoan hơn: trùm lên toàn vũ trụ:

“Em muốn: những gì tốt đẹp nhất
Trên khắp trái đất
Hãy đem về đây
Chất dưới chân em”.



Nhà Thơ Đặng Thị Yến


Nghĩa là mọi thứ “tốt đẹp nhất”, không thể... “thống kê” hết kia; đem về tất tần tật, để... “Chất dưới chân em”. Hoảng quá, "lòng tham vô đáy" này, đâu còn là của “thế giới thật” trên trần gian nữa?

Trong 2 khổ thơ này, không một từ nào biểu lộ việc "nàng thơ tự nhận mình" là "đẹp". Nhưng theo cái cách lột tả "tham vọng" đầy ngạo mạn (“Chất dưới chân em”), thì rõ ràng ở vị thế ấy, “nàng” đã là một "Công chúa" đầy quyền uy và chắc chắn... vô cùng xinh đẹp, dứt khoát phải "nghiêng nước, nghiêng thành" rồi. Về sức mạnh phi phàm của người phụ nữ đẹp xuất chúng, cụ Nguyễn Du cũng đã từng hạ bút, nể phục: "Lạ thay cái sóng khuynh thành, Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi" (1). Vì thế, chỉ các đấng "quân vương" trong thần thoại, may ra mới có đủ mọi thứ quý báu kia, cùng khối lượng vô biên (nằm khắp nơi trong vũ trụ) để “chất" được "dưới chân em” mà thôi.

Hai câu cuối khổ thơ, báo hiệu bao điều “khôn lường” của một “lòng tham vô đáy”; khiến bùng nổ sang nhiều hành tinh khác để nhằm (phải)... “cung phụng” nàng - “BÀ CHÚA HOA” LÀNG HÒA NINH:

“Và trên trời những tinh tú đêm đêm
Tỏa sáng cho riêng em
Ngồi mơ mộng có thêm
Nhiều, nhiều nữa...”.

Ta thử dừng lại một chút để nghĩ ngợi thêm về ba khổ thơ vừa dẫn.

Nếu bài thơ kết thúc ở đây - “kết” thật sự, thì cũng đã “trọn vẹn” một giấc mơ đầy lãng mạn, rất đẹp của kiếp người chắc chắn là “cùng khổ” trong thế giới chúng ta. Nhưng không riêng gì người “cùng khổ”, tất cả ai ai cũng có quyền “mơ” về một cuộc sống giàu sang, phú quý (đầy đủ ngọc ngà, châu báu) cùng bao sung sướng, hạnh phúc như ở chốn thần tiên... “BÀ CHÚA HOA” LÀNG HÒA NINH - Đặng Thị Yến đã khéo vận dụng mô-tip của văn học dân gian cho cả đoạn thơ này của mình - Có thể là sự "vận dụng vô thức" thôi như khi người ta đi "đào vàng" dưới khe sâu, hay "tìm trầm hương" trong rừng thẳm: ai mà biết trước được mình sẽ may mắn thế nào trong cuộc tìm kiếm "đỏ đen" kia...

EM MUỐN

Em muốn có thêm thật nhiều thật nhiều
Kim cương, châu ngoc
Gấm vóc lụa là
Và những tòa nhà cao ngất.
Em muốn những gì tốt đẹp nhất
Trên khắp trái đất
Hãy đem về đây
Chất dưới chân em.
Và trên trời những tinh tú đêm đêm
Tỏa sáng cho riêng em
Ngồi mơ mộng có thêm
Nhiều nhiều nữa...
Nhưng anh ơi em sẽ rất hài lòng
Với một túp lều (dầu) chật hẹp nhất
(Mà) Không bao giờ than trách
Nếu biết rằng
Anh là của riêng em !

Trong văn học dân gian nói chung, ca dao nói riêng có những từ ngữ, hình ảnh “nói ngoa”, “mơ ngoa” (vô cùng “tham lam” như ở trong bài thơ của Đặng Thị Yến) được lặp đi lặp lại tạo ra hiệu ứng nghệ thuật đặc biệt, được gọi là "mô-tip". Mô-tip nghệ thuật chính là những kiểu mẫu, những biểu tượng mang giá trị tượng trưng. Ca dao, chuyện cổ tích Việt Nam xuất hiện rất nhiều môtip như vậy.

Thật kỳ lạ là với bài thơ gần như "đầu tay" này (tác giả tự nhận là mới "tập làm thơ"), Đặng Thị Yến đã xác lập được thứ rất quý, không phải nhà thơ chuyên nghiệp nào cũng tạo được dấu ấn nghệ thuật truyền thống (mô-tip thơ dân gian) trong sự nghiệp sáng tác của mình.

Tôi thực sự hạnh phúc, chúc mừng Em!
***
Đoạn kết bài thơ, chỉ có 4 câu, nhưng tách thành 5 dòng:

“Nhưng anh ơi, em sẽ rất hài lòng
Với một túp lều (dầu) chật hẹp nhất
(Mà) Không bao giờ than trách
Nếu biết rằng
Anh là của riêng em!”.


Đây chính là khổ thơ minh định câu thành ngữ từ ngàn đời nay: "Một túp lều tranh - hai trái tim vàng!", như một hình ảnh đẹp, tượng trưng của tình yêu lứa đôi.

Rõ ràng “BÀ CHÚA HOA” LÀNG HÒA NINH - Đặng Thị Yến, có cố tình (dày công) đến đâu để xây dựng nên "giấc mơ" (“Em muốn") đạt tới độ "huy hoàng" như vậy; nhưng chính "nàng" lại "phủ định" sạch sành sanh (chẳng khác nào như "Dã tràng xe cát biển đông"): “Nhưng anh ơi, em sẽ rất hài lòng/ Với một túp lều (dầu) chật hẹp nhất/ (Mà) Không bao giờ than trách/ Nếu biết rằng/ Anh là của riêng em!”. Tôi đã trào nước mắt bởi mấy câu thơ này, vì nể phục tài hoa cùng tình yêu tinh khôi của Đặng Thị Yến.

“BÀ CHÚA HOA” LÀNG HÒA NINH - Đặng Thị Yến có trái tim vô cùng nhạy cảm, hay cuộc đời Em “không được may mắn” lắm trong hôn nhân và hạnh phúc gia đình? Tôi thiên về vế thứ nhất của câu hỏi này.

Con người yêu thiên nhiên, hoa lá, chim muông như lẽ sống hằng ngày; đến mức tôi từng đã viết về Em và đăng lên trên Facebook (FB) "Yen Dang Thi" (3 Tháng 12/2017: "BÀ CHÚA HOA" TRONG LÒNG BÈ BẠN - Anh Vinh luôn nghĩ vậy về cô em gái mến yêu của quê hương Hoà Ninh. Chắc chắn "biệt danh" này, không ít bạn bè đã đặt, tự hào; bởi sự mến mộ từ thú chơi hoa - cây cảnh - chim muông... bấy lâu nay trên thế giới mạng thực sự khổ công, cầu kỳ, độc đáo của Đặng Thị Yến.

FB "Lê Quang Vinh", không ít lần sử dụng nguồn tư liệu quý giá này từ FB "Yen Dang Thi".

Sài Gòn, 18 giờ 42' - ngày 3/12/2017

Lê Quang Vinh: Con người ấy đã có "giấc mơ kỳ lạ" (“Em muốn") - như một câu chuyện cổ tích mở (để ngõ) này; hoàn toàn có căn nguyên của nó, chứ không phải "nàng" đã "xây lâu đài... trên cát". Rất may, tôi có sẵn tư liệu "mới toanh" sau đây, để minh chứng với bạn đọc.

Hôm qua 18/12/2017 - lúc 14:22, tôi có đăng chùm thơ "HÀ NỘI GIỜ NÀY LẠNH LẮM...", bạn Lê Hương Rừng còn comment: "Đọc thơ tình của anh, nghe buồn da diết. Đang sống trong nhà với vợ, hồn lại thả về quá khứ.

"Chiều nay nỗi nhớ xa xôi
Nghe sao hiu quạnh một đời dở dang".
Anh cứ khắc khoải tình cũ, lời thơ buồn quá anh ơi !".


Tôi liền...: "đùa lại" bạn đó: "Vì "đang sống trong nhà" mới thế. Thả ra như hôm vô Huế, thì "vui hơn Tết” đó thôi. 100% đàn ông là... "rứa hết" O à... (Trừ anh Mão bạn anh)" - Anh Lê Mão là anh ruột Lê Hương Rừng, bạn học của tôi".

Vài phút sau, Đặng Thị Yến vô tư comment, cùng vẻ... lạnh lùng: "Ôi đàn ông...! Giá biết được có ai đó của riêng mình !".

Tôi lặng đi, vì vô cùng xúc động, liền hồi tin: "Ôi Em! Chắc chắn là, Ông Trời đã - đang dành cho Em người đó. Người đó luôn hiện hữu trong từng cánh hoa mà hằng ngày, Em đang đắm đuối yêu đến mãnh liệt đó sao?".

Như được an ủi phần nào, lòng của người con gái quá "ích kỷ" này, có thể đã ấm lại, Đặng Thị Yến mở lòng hơn trong tin nhắn tiếp theo: "Em vừa đăng lại một bài thơ ... Hi hi gọi là thơ cho oai vậy thôi. Anh đọc xem sao nhé!".

Tôi rất vui, trả lời liền: "Anh chưa kịp đọc. Nhưng được tin này, anh mừng lắm. Cầu trời đó là bài thơ hay - chắc chắn hay. Anh sẽ copy và giới thiệu trên trang của anh".

Lập tức vô FB "Yen Dang Thi" tìm đọc bài thơ, rồi Copy lên trang chính của mình; hí hoáy viết lên đó bài phê bình bài thơ "EM MUỐN" của Đặng Thị Yến. Sau hai giờ, bài viết gần xong, thao tác thế nào mà, bài viết bỗng dưng bị mất. Tôi tiếc đứt ruột.

Vô cùng buồn, tôi gửi tin nhắn tới Yến: "Số anh thế nào ấy. Vừa viết gần xong bài phê bình bài thơ của Em; bỗng dưng chú Lưu (con ông mẹt Quý) gửi tin nhắn. Anh láu táu vô xem, làm mất liền. Tiếc quá. Thôi, lại ngồi viết lại. "Buồn ơi xao xuyến mênh mông là... buồn".

Đặng Thị Yến an ủi: "Tội nghiệp anh! Cứ "phiên phiến" thôi, anh đừng đào sâu quá nhiều mà ra "sỏi, đá", vất vả cho anh".


Ảnh minh họa


Bài viết này hoàn toàn không "mặc định" theo "lới nói trước" (thường "bước không qua") của tôi: "Anh chưa kịp đọc. Nhưng được tin này, anh mừng lắm. Cầu trời đó là bài thơ hay - chắc chắn hay. Anh sẽ coppy và giới thiệu trên trang của anh". Tôi thường có những linh tính chủ quan thế (cũng có thể gọi là... “khiếu cảm” cũng được). Rất may, có những... “linh tính” lại đúng như trong thực tế. Bài thơ "EM MUỐN" của Đặng Thị Yến là “trùng khít” mong ước của LQV: “Cầu trời, đó là bài thơ hay - chắc chắn hay”!

Tuy thế, tôi là một người viết chuyên nghiệp, hoàn toàn không thể tùy tiện, muốn khen ai là... "bốc đồng" lên để khen - nhất là với phụ nữ đẹp. Đó là cái cách của người "mua danh ba vạn, bán danh ba đồng...", không bao giờ tôi lại đưa cái đầu vốn đã... "ngu lâu" của mình vô cái thứ còn... "ngu lâu hơn" đó.

Tôi luôn tự coi mình như người... đi "đào vàng" (thực ra là... "mò vàng" dưới sông suối, biển khơi mới đúng). Do vậy ngòi bút luôn phải giữ vô tư và trái tim phải... "lạnh" như khối óc, để có được phẩm chất "người cầm bút chuyên nghiệp" đi... “đãi vàng” cũng "chuyên nghiệp". Điều này, tôi từng chia sẻ với Đặng Thị Yến khi vẫn còn ngồi trên máy tính để sửa lại văn phong: "Viết bài này... vô cùng khó, vất vả (“BÀ CHÚA HOA” LÀNG HÒA NINH, CÓ BÀI THƠ HAY BẤT NGỜ"). Vì sao Em biết không? Phải rất thận trọng. Nếu bốc đồng "khen" là người ta nói anh Vinh "phải lòng người đẹp"; nên mới... "khen hết lời". Khen sai, không những tự hạ thấp sự hiểu biết của người phê bình, nguy hại hơn là gây tổn thương cho chính tác giả của bài thơ, nên anh sửa cả trăm lần rồi đó".

***
Trở lại đoạn thơ kết.

Đây mới là nội dung chính của bài thơ, khiến tôi quyết định thay đổi tiêu đề ban đầu của tác giả: "Em muốn"!

Cụm từ "Em muốn" này được dùng hai lần, mở đầu câu thứ nhất và thứ 5 của bài thơ khá ngắn. Nó có nhiều ẩn ý lắm. Đương nhiên không phải mấy thứ "hằng hà sa số"(2) được liệt kê như trong 3 khổ thơ đầu.

Ý chủ đạo, cũng là tính nết, ước mơ của tác giả và của tất cả mọi người, về mái ấm gia đình lý tưởng: "Một mái nhà tranh với hai trái tim vàng...".

Tuy nhiên, đây là bài thơ của người mới "tập làm thơ" nên kỹ thuật - cách thể hiện vẫn không khỏi có những vụng dại như thơ Lê Quang Vinh mà Thi sĩ gạo cội Ngô Minh - FB "Ngô Minh Khôi" từng nhận xét: "QTXM: Bạn đọc thân mến!

Nhà báo Lê Quang Vinh, người bạn thân thiết cùng quê, cùng cơ quan báo Thương Mại cũ của Ngô Minh, là một người âm thầm làm thơ từ lâu.

Thơ anh không phải để “thành danh” mà là để tặng người tình. Vâng, thơ chỉ viết cho "một người"! Ấy mới là thơ thốt lên từ nhịp tim nồng nhiệt.

Thơ Lê Quang Vinh thật thà, chân thành mà chan chứa. Anh luôn bên người mình yêu cho đến tận cùng: "Em ơi lệ đẫm hai hàng/ Yêu em yêu cả phũ phàng đời em…". (Lời QTXM giới thiệu về chùm thơ "LÊ QUANG VINH - THƠ VIẾT CHO MỘT NGƯỜI").

Cụ thể, đó là: đôi ba từ còn có thể thay đổi được để ý thơ hay hơn (“cao ngất”, “em sẽ rất hài lòng”, “Nhiều nhiều nữa”...) ; có những câu như... "văn nói", bõ bã (“Và những tòa nhà cao ngất”, “Với một túp lều chật hẹp nhất/ Không bao giờ than trách”...). Bố cục bài thơ cũng chưa cân đối. Tôi ước sao đoạn cuối, “BÀ CHÚA HOA” sẽ phá cách có thêm vài "tiểu tiết" nữa như trong các câu chuyện cổ tích... "có hậu"; chứ không chỉ dừng lại "Em muốn"... Ví dụ: “ngôi nhà tranh” đó sẽ thế nào trong cuộc sống mà nay các giá trị cổ điển đã đổi thay khác xa rồi truyền thống cũ?; "Ôi đàn ông...! Giá biết được có ai đó của riêng mình !" - khi điều ấy là... “không thể” thì “ngôi nhà tranh” kia phản ứng thế nào? Có chuẩn bị những “kháng nguyên” để... “tự bảo vệ”, giữ yên hạnh phúc "Một túp lều tranh - hai trái tim vàng !" trước biết bao “vi rút” đang luôn ngấp nghé ở ngoài...?

Về "gen" gia đình (gen thông minh của con trai từ mẹ, còn con gái từ bố), Đặng Thị Yến chính là cháu ruột của Đại tá - Nhạc sĩ Nguyên Nhung tài ba. Ông là em trai thứ hai trong gia đình cụ Giám Sâm ở làng Hòa Ninh của mạ Yến - bà Nguyễn Thị Hồng Sâm. Là cháu ruột bên nội của nữ sĩ Đặng Thị Ngọc Dung. Bà Ngọc Dung là cô giáo dạy bộ môn Văn học tại Trường cấp 3 Ngô Quyền - TP. Hải Phòng lứa đầu ngay những năm hòa bình mới lập lại trên miền Bắc - Việt Nam, năm 1954. Nhạc phụ của tôi - Thi sĩ Phan Xuân Hạt, từng biên tập, tổ chức in tập thơ tình của bà Đặng Thị Ngọc Dung cách đây khoảng 20 năm, do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành. Đặng Thị Yến cũng là cháu nội của Nhà văn Đặng Minh Lương, một trong những người cán bộ đầu tiên, cốt cán của Ty Văn hóa - Thông tin tỉnh Hải Dương những năm thập kỷ 50 - 60 thế kỷ trước. Sau này, ông là cán bộ chuyên trách của Chi Hội Nhà văn VN tỉnh Hải Dương (trước khi về nghỉ hưu). Bà Ngọc Dung và ông Minh Lương là em ruột cha Yến - ông Đặng Xuân Ôn - một trí thức được đào tạo bài bản dưới thời thuộc địa Pháp cùng với em gái Đặng Thị Ngọc Dung tại các trường danh tiếng ở Kinh đô Huế -trước năm 1945.

Nếu không có biến cố Cải cách ruộng đất năm 1954, hẳn rằng Đặng Thị Yến là "lá ngọc, cành vàng” trong Đại gia đình đó. Thế nhưng cơn "địa chấn" của đại họa ấy, khiến Ông bà nội Yến bị quy "Địa chủ, cường hào gian ác"; nhà cửa, của cải, ruộng vườn bị "Đội Cải cách" cướp sạch như gia đình tôi...

Tuổi thơ của Em, sau bao năm tháng rồi, hiện vẫn hằn sâu những nỗi đau buồn khó quên: "Khi anh (tác giả LQV) học ở Ba Đồn (Trường PT Cấp 3 Quảng Trạch) thì em còn bé; nhưng khi anh đi đại học, mỗi hè về nhà thì em đã lớn rồi. Vừa đi học cấp 3, vừa đi chặt củi bán ở chợ Trường. Nhiều mệ vì thương cảm mà mua giùm củi cho em, mặc dù củi không được chắc lắm - trong đó có Thân mẫu của anh mà. Cũng có lúc anh ra chợ, em cúi nón nhìn theo...". Đặng Thị Yến có ký ức như vậy trong chuỗi ngày tháng khốn khó dài dằng dặc của gia đình mình những năm 60 - 70 thế kỷ trước...
-------------------------------------------

(1) Nhiều bản chép "Lạ cho cái sóng khuynh thành, Làm cho đổ quán, xiệu đình như chơi!". Tôi thấy không hợp lý. Không thể câu trên là "cho" rồi, mà câu dưới lại "cho" nữa?

(2) Sông Hằng (Gange) bên Ấn Độ”, hà (“sông”), sa (“cát”), số (“số nghĩa đen: như số cát sông Hằng”). Danh từ: "hằng hà sa số" là nhiều vô kể.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
2024-03-28 13:53:20

Cao Bằng tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động

Theo kế hoạch, trong 3 ngày đầu tháng 4/2024 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động trên địa bàn.
2024-03-27 13:39:07

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Ngày 20/3/2024, Công ty cổ phần quảng cáo Hà Thái, công ty TNHH quảng cáo Ngọc Hà là hai thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam do ông Hà Đình Thái, Ủy viên ban chấp hành dẫn đoàn có chuyến viếng thăm, thắp hương tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sĩ A1.
2024-03-26 21:16:00
Đang tải...