Điệp khúc giải cứu: Bao giờ mới chấm dứt?

2018-03-23 11:13:28 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Trong khi câu chuyện hơn 500 giáo viên hợp đồng tại huyện KRông Păk- Đăk Lăk đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp mà chưa tìm được giải pháp, dư luận lại được một phen hoang mang khi nông sản ở nhiều tỉnh thành được mùa mất giá đồng loạt cầu cứu. Câu hỏi đặt ra là, sau giáo viên, củ cải, su hào, chúng ta còn phải làm người hùng giải cứu đến bao giờ?

Củ cải rớt giá bị nhổ bỏ. (Nguồn ảnh: Internet)


Thiếu tầm nhìn và thiếu sự quan tâm

Vụ việc hơn 500 giáo viên sắp mất việc đang dần hé lộ những tình tiết mới. Sự suy thoái của cán bộ ngành giáo dục tỉnh Đăk Lăk khi nhận tiền chạy việc, ăn chặn tiền lương của giáo viên và sự kém bản lĩnh của những nhà giáo đang khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Đây không phải là lần đầu các giáo viên hợp đồng phải cầu cứu. Năm 2015, cả nước cũng từng xôn xao khi 214 giáo viên tại Hà Tĩnh bị buộc thôi việc ngay trước thềm năm học mới. Hay ngay đầu năm nay, rất nhiều giáo viên mầm non tại Thanh Hóa cũng khóc òa kêu cứu vì mất việc làm.

Câu chuyện không hề mới này đã cho thấy rõ: chúng ta đang thiếu tầm nhìn và chiến lược trong quy hoạch, dự báo, đào tạo, sử dụng giáo viên tại các cấp học. Tình trạng mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng, thừa thiếu giáo viên cục bộ đã diễn ra từ lâu trên phạm vi cả nước, nhưng các cơ quan có trách nhiệm quản lý điều hành thì vẫn lúng túng, mặc cho thực tế “tự điều chỉnh”.

Một câu chuyện cũng không mới khác là được mùa mất giá. Tuần qua, dư luận cả nước đã không khỏi xót xa cho những người nông dân ở Mê Linh (Hà Nội) và Hưng Đạo (Hải Dương) khi hàng ngàn tấn củ cải, su hào phải nhổ bỏ chờ hỏng vì mất giá. Bộ Nông nghiệp ngay lập tức chỉ đạo khẩn “giải cứu”. Người dân thủ đô ra sức kêu gọi nhau mua củ cải, su hào giúp nông dân. Điệp khúc “người hùng” lại bắt đầu.

Đáng nói là, câu chuyện này năm nào cũng tái diễn. Chúng ta đã cùng nhau giải cứu nông sản hết năm này qua năm khác: từ hành, tỏi, lợn, dưa hấu, cà chua,… và đến bây giờ là su hào, củ cải. Tình trạng cung vượt cầu, được mùa mất giá năm nào cũng xảy ra. Thế nhưng, trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc dự báo nhu cầu thị trường dường như vẫn chưa được quan tâm đúng mực.

Chúng ta hiện có hàng ngàn giáo sư, tiến sĩ, viện nghiên cứu khoa học, cùng đầy đủ các cơ quan có chức năng và thẩm quyền để giải quyết các vấn đề này. Thế nhưng, năm nào chúng ta cũng đau đầu với bài toán giải cứu. Dường như bây giờ, chúng ta đã có thừa quá nhiều, chỉ thiếu tầm nhìn chiến lược và thiếu sự quan tâm!

Chúng ta còn phải giải cứu gì nữa?

Trong phiên chất vấn trước Quốc hội ngày 13/6/2017, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã thẳng thắn thừa nhận trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp trong việc chưa làm tốt công việc, còn để tình trạng được mùa mất giá diễn ra, khiến nông dân phá sản. Tuy nhiên, về phương hướng giải quyết vấn đề, Bộ vẫn chưa đề ra được giải pháp tỏa đáng.


Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn. (Nguồn ảnh: Internet)


Tương tự, với câu chuyện của các giáo viên hợp đồng, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa hề lên tiếng. Theo Infonet.vn, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) chỉ trả lời ngắn gọn: “Sau khi nhận thông tin về sự việc này, chúng tôi đã tiến hành xác minh làm rõ để có phương án xử lý kịp thời”.

Trước thực trạng trên, dư luận hiện vô cùng hoang mang. Câu hỏi lớn nhất mà công chúng quan tâm hiện nay là: sau giải cứu giáo viên, giải cứu củ cải, su hào, còn gì đang chờ chúng ta “giải cứu”?

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
2024-04-18 11:46:40

Lời chia buồn

Nhận được tin Cụ La Đức Đan là thân phụ ông La Đức Hùng- Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng đã tạ thế vào hồi 23h20’ ngày 17/04/2024 (tức ngày 9/3 năm Giáp Thìn), tại Lào Cai. Ban Biên tập và cán bộ, phóng viên của Tạp chí điện tử Hoà nhập gửi tới ông La Đức Hùng – Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng và gia quyến lời chia buồn sâu sắc.
2024-04-18 11:29:00

Chủ tịch HĐND Hải Phòng thăm cựu thanh niên xung phong Điện Biên Phủ

Chiều 17/4, Chủ tịch HĐND TP Phạm Văn Lập đi thăm, tặng quà thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến - những người đã có nhiều cống hiến to lớn, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”
2024-04-18 09:36:19

Bí thư Thành ủy Hải Phòng thăm chiến sĩ Điện Biên ở Hải An

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến hiện đang sinh sống tại địa bàn quận Hải An.
2024-04-18 09:28:29

Nam Định: Thành lập Hội Thương binh nặng tỉnh

Đồng chí Nguyễn Trung Sơn - Trưởng Ban vận động thành lập Hội được bầu làm Chủ tịch Hội Thương binh nặng tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2024-2029.
2024-04-17 18:18:05

Khách hàng HDBank rộn ràng nhận thưởng “tiền tỷ”

HDBank hoàn tất trao thưởng 10 sổ tiết kiệm giá trị cao cho 10 khách hàng may mắn nhất trong chương trình “Khai Xuân Đắc Lộc - Năm Mới Phát Tài cùng HDBank”. Tỷ phú đầu năm 2024 của HDBank đến từ xứ rừng ngập mặn - huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
2024-04-17 16:35:01
Đang tải...