Độc đáo sản phẩm làng Chăm ở An Giang

2019-06-18 17:33:00 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Phụ nữ Chăm ở An Giang vốn khéo tay lại tỉ với nghề may vá, thêu kết trên trang phục truyền thống không chỉ sử dụng trong gia đình mà ngày nay những sản phẩm truyền thống của làng nghề đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Đến làng Chăm xã Đa Phước, huyện An Phú (An Giang) rất nổi tiếng với sản phẩm may, đan, thêu, kết cườm trên trang phục truyền thống của phụ nữ Hồi giáo với những hoa văn, họa tiết tinh xảo. Sản phẩm luôn thu hút được rất nhiều khách bởi có nét đẹp rất riêng.

Tuy phụ nữ Chăm ở An Giang ngày nay đã thực sự hòa nhập và tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội trong cộng đồng, những tập tục “cấm cung” không còn. Tuy vậy, họ vẫn trung thành với bộ nữ phục truyền thống của người Chăm Hồi giáo với cái xà rông, chiếc áo dài quá gối, rộng, tay bít tà, cổ hình trái tim. Đặc biệt, với chiếc mạng che mặt truyền thống (theo tập tục cấm cung) đã được sáng tạo thêm, trở thành chiếc khăn Pưm choàng tóc. Chiếc khăn Pưm được thêu rất công phu với nhiều hoa văn, họa tiết độc đáo, góp phần tô điểm vẻ đẹp của các cô gái Chăm An Giang.


Thiếu nữ Chăm duyên dáng với trang phục truyền thống


Theo nghệ nhân Romah cho biết, trước đây những người phụ nữ Chăm có gia đình hay lớn tuổi thường sử dụng những chiếc khăn choàng có gam màu tối, còn những thiếu nữ thì chọn gam màu sáng, sặc sỡ hơn. Hiện nay, màu sắc có thể tùy chọn theo sở thích của mỗi người, những quan trọng là phải che kín được mái tóc của mình thật gọn gàng, kín tháo và tạo nét duyên dáng. Khăn choàng tóc là một trang phục không thể thiếu, là một nét văn hóa độc đáo của cộng đồng người Chăm ở An Giang.

Khăn truyền thống của phụ nữ Chăm rất đa dạng như khăn Mats-to-ro là loại khăn choàng trùm kín; muột-toak là loại nón đội chủ yếu che phần tóc và giữ gọn gàng trong nhà; khăn ma-tơ-ra có đủ loại màu sắc thường được choàng để đi dự đám tiệc; khăn mas-pok là loại khăn choàng sang trọng chỉ dùng trong những dịp lễ lớn.

Những sản phẩm trang phục truyền thống kể trên, từ lâu cũng chỉ để đáp ứng nhu cầu sử dụng rộng rãi của phụ nữ Chăm ở An Giang mà còn xuất khẩu sang các quốc gia khác có người theo đạo Hồi sinh sống và rất được ưa chuộng.

Trong cộng đồng người Chăm ở xã Đa Phước hiện nay vẫn còn nhiều hộ gia đình sản xuất trang phục truyền thống phụ nữ Hồi giáo. Trong quy trình sản xuất, họ thường nhận gia công tại nhà khâu kết cườm hoặc thêu, đan, móc sau đó giao hàng cho cơ sở lớn tại địa phương. Hầu hết những phụ nữ Chăm ở Đa Phước đều theo học nghề truyền thống như may, đan, thêu, móc áo gối, màn treo cửa buồng… từ rất lâu nên có một đội ngũ nghệ nhân lành nghề rất đông.

Trong nhiều năm trở lại đây, nghề may, thêu, đan, móc, kết cườm trang phục truyền thống phụ nữ Chăm Hồi giáo càng phát triển mạnh (nhờ xuất khẩu sang nhiều quốc gia Hồi giáo), thu hút đông đảo phụ nữ Chăm tham gia học nghề và nhận gia công cho các cơ sở sản xuất ở địa phương.

Hiện tại làng Chăm Đa Phước có 5 cơ sở chuyên sản xuất các sản phẩm quần áo kết cườm xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế rất khả quan. Một người thợ có nhiều năm trong nghề cho biết, công việc may gia công và kết cườm khá nhẹ nhàng, phù hợp với nhiều người, nhất là chị em phụ nữ, chỉ cần học ngắn ngày và chăm chỉ, khéo tay là làm được, thu nhập bình quân khoảng 5-6 triệu đồng/người/tháng. Chính vì thế, nghề này thu hút nhiều lao động ở địa phương, kể cả nam thanh niên.

Chị Hakymah, chủ cơ sở Umfarhan cho biết, trước đây chị cũng nhận may trang phục truyền thống người Chăm cho bà con ở địa phương nhưng thu nhập không đáng bao nhiêu. Sau bao trăn trở, chị đã quyết định chuyển hướng sang may công nghiệp, kết hợp truyền thống kết cườm, đan, móc, thêu, rua… Hiện nay cơ sở của chị có hàng chục công nhân vừa học, vừa làm mỗi người đảm trách một công đoạn khác nhau như cắt vải, vắt sổ, ráp thân, kết cườm, móc, thêu, rua hoa văn, họa tiết trang trí…

Ngay trước cửa cơ sở sản xuất của chị là một cửa hàng trưng bày quảng bá và bán sản phẩm. Những sản phẩm của cơ sở một phần được bán ở nội địa, một phần xuất sang thị trường Malaysia và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Theo chị Hakymah, để giữ được khách hàng, cơ sở may của chị thường xuyên thiết kế nhiều mẫu mã, với những trang trí thêu, rua, hoa văn, kết cườm tỉ mỉ, công phu vừa đẹp, vừa bền nên được khách hàng rất ưa chuộng.

Còn cơ sở của chị Salyhah hiện nay có hàng chục máy may công nghiệp, với hơn hàng chục lao động làm việc thường xuyên, có thu nhập ổn định. Tất cả sản phẩm của cơ sở sản xuất làm ra chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Malaysia, Indonesia, với những đơn đặt hàng ngày càng tăng.

Có thị trường tiêu thụ ổn định, sản phẩm của làng may, thêu, kết cườm ở Đa Phước sẽ phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai. Đặc biệt là góp phần vào sự thay đổi diện mạo của một làng Chăm đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Nhắc đến sản phẩm thủ công truyền thống của người Chăm An Giang, không thể không nghĩ đến những chiếc túi xách, balô, khăn đội Mat’ra, lễ phục cho người Chăm vào tháng Ramadan... Tất cả tạo nên sắc thái riêng, không lẫn vào đâu được.

Dệt thổ cẩm là công việc mà bất cứ người phụ nữ Chăm nào cũng phải biết. Khi mới 10- 12 tuổi, những thiếu nữ Chăm đã được hướng dẫn những thao tác đơn giản nhất của nghề dệt. Điểm nổi bật của sản phẩm truyền thống người Chăm là dệt thủ công bằng tơ sợi, được nhuộm bằng chất liệu tự nhiên như klek (mủ cây), pahud (vỏ cây), trái mặc nưa. Từ trước năm 1975, sản phẩm dệt của người Chăm có mặt hầu hết ở các nước Đông Nam Á, như: Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Malaysia, Indonesia… Sản phẩm thu hút nhờ hoa văn kết hợp màu sắc tự nhiên, mình vải đẹp tinh xảo với độ bóng và mềm mại.

Thổ cẩm Châu Giang không chỉ đậm nét truyền thống mà còn mang nét đặc sắc của văn hóa Chăm với các đường nét lạ, độc đáo, gồm nhiều loại sản phẩm, như: Xà-rông, khăn Mat’ra, nón và áo khoác… Thổ cẩm Châu Giang là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mặc dù thổ cẩm của người Chăm khác trước rất nhiều nhưng vẫn giữ được những hoa văn truyền thống. Chất liệu chủ yếu được sử dụng là tơ công nghiệp và được nhuộm màu thủ công từ nước nấu của cây rừng. Nhuộm màu sợi, màu vải là bí quyết được lưu truyền nhiều đời nay trong cộng đồng người Chăm ở An Giang. Ở Châu Phong có làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống dệt thổ cẩm Chăm Châu Phong, với 170 hộ tham gia. Trong đó, chủ lực là Hợp tác xã Dệt thêu Châu Giang - nơi dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm với số lượng lớn, mỗi năm hàng chục ngàn sản phẩm. Ông Mohamad, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Dệt thêu Châu Giang cho biết: Tất cả sản phẩm dệt thêu ở đây được làm bằng tay và hầu hết để phục vụ du khách. Bên cạnh cung ứng thị trường các nước trong khu vực, ở đây còn dệt thêu sản phẩm phục vụ cộng đồng (như sản phẩm khăn, xà-rông, trang phục lễ, nón, túi xách…), doanh thu mỗi năm trên 150 triệu đồng.

Quyết tâm giữ gìn nghề truyền thống của đồng bào Chăm, Hợp tác xã Dệt thêu Châu Giang đã mở nhiều lớp dạy dệt và thêu rua cho lao động trẻ, để các em tiếp nối giữ gìn, phát triển nghề truyền thống và phát triển sản phẩm độc đáo của dân tộc mình.

Đến Châu Phong, du khách không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng những thánh đường Hồi giáo uy nghiêm, mà còn hiểu thêm về cảnh quan, nhà cửa có nét kiến trúc riêng, với các hoa văn trang trí và nội thất mang đặc trưng của người Chăm./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47

Chuyện về con tàu Đại Lãnh trong trận chiến Gạc Ma 1988

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí mới đây, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng LLVTND kể, năm 1999, khi ông đang là thứ trưởng Bộ Quốc phòng, miền Trung có lũ lụt cực lớn.
2024-04-23 10:37:37

Phú Yên: Cần sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của các nhà đầu tư

Vừa qua, Tạp chí điện tử Hòa Nhập nhận được đơn thư của ông Phạm Văn Đạo (sống tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) phản ánh về việc: Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định thu hồi đất khi doanh nghiệp đang thực hiện dự án Khu đô thị du lịch năng lượng xanh.
2024-04-23 10:00:31

Quý I có 66 vụ cháy, Nghệ An chỉ đạo phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang tới gần, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Do đó, tỉnh Nghệ An đặc biệt chú trọng tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.
2024-04-23 08:15:00

Quán cà phê với những "bông hoa" đặc biệt

“Bông Hoa” là từ mà mọi người ở quán dùng để gọi nhân viên, đưa tay chụm lên miệng rồi mở bung ra là cách “nói” lời cảm ơn, hay gọi món bằng kí hiệu tay chính là những điểm đặc biệt khiến quán cà phê Flow-ee như một ngôi nhà chung của các bạn trẻ khiếm thính.
2024-04-21 23:22:53
Đang tải...