Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác dạy nghề

2017-12-23 22:45:51 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Nằm sát chân cầu Lạc Quần tại xã Việt Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, Trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nghiệp Nam Định (Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định) có cơ ngơi bề thế, rộng rãi với diện tích 21.717 m2.

Tại thị trấn Cát Thành (Trực Ninh, Nam Định), nhà trường còn có cơ sở 2 rộng 4.452 m2. Với tổng diện tích đất lên tới 26.169 m2 ở hai nơi đứng chân, nhà trường đã đầu tư xây dựng cơ bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo với quy mô và chất lượng ngày một nâng cao.


Thạc sĩ Đinh Văn Hoản, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nghiệp Nam Định.


Thạc sĩ Đinh Văn Hoản, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nghiệp Nam Định cho biết, tiền thân của nhà trường là Trung tâm dạy nghề huyện Trực Ninh (Nam Định) được thành lập vào tháng 6/2000. Ban đầu chỉ có hai cán bộ là thầy giáo Phạm Ngọc Thoảng và thầy giáo Đinh Văn Hoản, trong tay “không một tấc đất cắm dùi”. Nơi làm việc phải đi thuê của Hợp tác xã vận tải Sông Ninh, đến năm 2003 lại phải chuyển đến thuê Kho lương thực thị trấn Cát Thành (Trực Ninh, Nam Định). Đây là giai đoạn khó khăn do thiếu thốn cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cán bộ, giáo viên và học sinh, nhưng đơn vị vẫn nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đến tháng 8/2006, Trung tâm dạy nghề huyện Trực Ninh được nâng cấp thành Trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nghiệp Nam Định theo Quyết định số 1989/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nam Định. Chức năng của nhà trường là đào tạo học sinh trung cấp và sơ cấp nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho thanh niên, học sinh và người lao động tại địa phương. Mục tiêu là trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho người học sau khi ra trường có đủ khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, thích ứng yêu cầu của thị trường lao động.


Khu giảng đường Trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nghiệp Nam Định.


Hàng năm, nhà trường thực hiện nghiêm túc quy định công tác tuyển sinh theo Quyết định số 08 ngày 26/3/2007 của Bộ LĐTB&XH “Về ban hành quy chế tuyển sinh học nghề”. Nhà trường chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm, tổ chức khảo sát nhu cầu đăng ký học nghề. Đồng thời, tổ chức hội nghị tuyển sinh với các địa phương, các trường THCS, THPT, Trung tâm GDTX và các Phòng GD&ĐT cấp huyện. Đồng thời, tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong giảng dạy, thực tập; phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và gia đình người học để đổi mới, nâng cao chất lượng công tác dạy nghề.

Trong điều kiện công tác đào tạo nghề còn gặp nhiều khó khăn, nhà trường chủ động phối hợp, triển khai nhiều biện pháp để nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo như: Lựa chọn chương trình dạy nghề phù hợp, đổi mới phương pháp giảng dạy tích hợp, tăng cường mô hình trực quan, thiết bị trợ giảng. Đẩy mạnh phong trào thi đua, tạo nên sự đoàn kết, thống nhất cao trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, sẵn sàng hỗ trợ, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau mọi lúc, mọi nơi. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, giáo viên gắn với cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Bên cạnh đó, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Nam Định, sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Sở LĐTB&XH tỉnh, sự phối hợp, giúp đỡ hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành chức năng, các địa phương, đặc biệt là lãnh đạo huyện Trực Ninh và lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh (Nam Định).


Giờ học tại giảng đường của lớp học trung cấp điện công nghiệp K20 Trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nghiệp Nam Định.


Bằng sự nỗ lực phấn đấu, tổ chức thực hiện hiệu quả “Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn” theo Quyết định 1956 của Chính phủ cùng các dự án, đề án về lao động, hướng nghiệp, việc làm của Bộ LĐTB&XH và UBND tỉnh Nam Định, từ năm 2006 đến năm 2011, trung bình mỗi năm nhà trường đào tạo 1.650 học sinh, trong đó tuyển sinh mới gần 500 học sinh trung cấp nghề và gần 800 học sinh sơ cấp nghề. Từ năm 2012 đến năm 2016, nhà trường đã đào tạo được 5.714 học sinh, trong đó gồm 2.150 học sinh trung cấp nghề, 3.564 học sinh sơ cấp nghề. Số học sinh tốt nghiệp đạt yêu cầu 100%, trong đó có 60% đạt loại khá, giỏi. Năm 2017, nhà trường đào tạo hơn 2.000 học sinh, trong đó gồm 1.345 học sinh trung cấp nghề và 659 học sinh sơ cấp nghề; dự kiến tốt nghiệp là 784 học sinh. Do xác định rõ việc đào tạo nghề phải gắn liền với công tác giải quyết việc làm nên nhà trường luôn chủ động bám sát nhu cầu của thị trường lao động, các công ty trong và ngoài tỉnh để giải quyết tốt “đầu ra” cho học sinh sau khi tốt nghiệp. Nhờ vậy, tỷ lệ học sinh có việc làm sau tốt nghiệp của nhà trường luôn đạt từ 90% - 95% (trình độ trung cấp có việc làm đạt từ 95% - 100%, trình độ sơ cấp có việc làm đạt từ 75% - 80%). Năm 2017, nhà trường đã tổ chức cho 257 học sinh đi thực tập sản xuất tại 5 doanh nghiệp ở Hà Nội, Ninh Bình, Hưng Yên và huyện Vụ Bản (Nam Định). Học sinh được thực tập sản xuất các nghề điện công nghiệp, may thời trang, hàn, điện tử, cắt gọt kim loại, kỹ thuật điêu khắc gỗ và công nghệ ô tô. Trong thời gian thực tập từ 1,5 đến 3 tháng, học sinh đã làm quen với môi trường sản xuất, học tập tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt là nâng cao kỹ năng tay nghề, nắm bắt yêu cầu thực tiễn trong sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp.


Khu nhà hiệu bộ của Trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nghiệp Nam Định


Thông qua thực tập sản xuất, điều đáng ghi nhận nhất của nhà trường là học sinh có cơ hội khẳng định được tay nghề, trực tiếp làm ra nhiều sản phẩm chất lượng. Các doanh nghiệp nơi học sinh thực tập đều đánh giá trình độ học sinh của nhà trường đào tạo có tay nghề tốt, đáp ứng được yêu cầu sản xuất và hỗ trợ cho số giáo viên, học sinh này tổng cộng hơn 2 tỷ 228 triệu đồng, trong đó nhiều học sinh được hỗ trợ từ 12 triệu đồng đến hơn 17 triệu đồng. Và điều quan trọng hơn là những học sinh này sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề tại nhà trường sẽ được doanh nghiệp nơi đã thực tập ưu tiên tiếp nhận, không phải qua thời gian thử việc. Được biết, những năm vừa qua học sinh đào tạo tại trường sau khi tốt nghiệp, làm nghề hàn, cắt gọt kim loại, công nghệ ô tô, công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy, điện công nghiệp, điện tử dân dụng, kỹ thuật điêu khắc gỗ (trình độ trung cấp) mức lương khởi điểm đều được các doanh nghiệp trả 7 triệu đồng/người/tháng. Học sinh trình độ trung cấp kế toán doanh nghiệp, may công nghiệp khi ra trường, làm việc tại các doanh nghiệp mức lương đều được trả từ hơn 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng/người/tháng.

Có thể nói, những năm qua Trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nghiệp Nam Định đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, kiên trì xây dựng nên thương hiệu riêng và tạo dựng được niềm tin vững chắc. Trong 5 năm liên tục (2010 - 2015) nhà trường đều được UBND tỉnh tặng Bằng khen; năm 2012 là một trong 19 trường dạy nghề toàn quốc được Bộ LĐTB&XH công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề cấp độ 3; năm 2013 và 2015 được UBND tỉnh Nam Định tặng Cờ “Đơn vị thi đua xuất sắc”; năm 2016 được UBND tỉnh Nam Định trao tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”. Năm 2017, nhà trường đã được đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; là một trong những đơn vị được Bộ LĐTB&XH lựa chọn đầu tư “Trường có nghề trọng điểm phục vụ chiến lược phát triển biển”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...