Dùng ngân sách hỗ trợ, có giúp doanh nghiệp thoát “tội”?

2019-04-16 10:35:56 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Hơn 12,3 tỷ đồng tiền ngân sách đã được duyệt để hỗ trợ cho các hộ dân nuôi cá bị thiệt hại. Trong khi cơ sở sản xuất gần khu vực có cá chết đã từng bị xử phạt nhiều lần với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng vì hành vi trữ chất thải gây ô nhiễm, vi phạm luật bảo vệ môi trường thì không bị “ngó” tới.

Doanh nghiệp thay tên “né” ai?

Nằm ven theo con suối Tam Bung, huyện Định Quán, hiện có 2 cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản lớn là Công ty TNHH–TM–SX Thuận Hương và Công ty Cổ phần Nông Lâm Thủy sản Phúc Lộc Thọ (PLT). Cả 2 doanh nghiệp này nằm sát nhau trên một khu đất rộng hàng ngàn mét vuông.


Các doanh nghiệp hoạt động ven suối Tam Bung nhiều lần bị cơ quan chức năng xử phạt vì hành vi không có kế hoạch bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, lại ‘được’ chính quyền địa phương ngó lơ trong quá trình điều tra nguyên nhân gây chết cá


Trong suốt quá trình hoạt động, các Sở, Ban, Ngành địa phương đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra và xử phạt đối với 2 cơ sở này về các hành vi trữ, xả thải.

Cụ thể, ngày 18/06/2015, Tổng Cục Cảnh sát Môi trường đã ra quyết định xử phạt hành chính Công ty TNHH – TM – SX Thuận Hương với mức tiền phạt 210 triệu đồng về hành vi: “xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10m3/ngày đến dưới 20m3/ngày. Nguồn nước thải sản xuất trong quá trình rửa rau củ và vệ sinh nhà xưởng bị đoàn kiểm tra phát hiện xả thải trực tiếp ra bãi đất trống của nhà máy”.

Tiền thân của PLT là Hợp tác xã Kinh doanh Nông sản Đồng Nai (HTX ĐN). Ngày 23/10/2017, UBND huyện Định Quán tổ chức kiểm tra HTX ĐN và xử phạt hành chính với số tiền 5 triệu đồng về hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định. Đồng thời buộc HTX ĐN “phải có biện pháp quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; buộc phải khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.”


Tam Bung, có dòng chảy đổ ra sông La Ngà bị ô nhiễm nặng. Chính quyền huyện Định Quán khẳng định: “Suối Tam Bung bị ô nhiễm chắc chắn là do có tác động của con người”


Cũng với hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường, sáng ngày 18/5/2018, Phòng TN&MT huyện kiểm tra và lập biên bản xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với HTX Kinh doanh Nông sản Đồng Nai vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo về môi trường.

Biên bản vừa lập xong, 2 ngày sau, mưa lớn, gần hơn 1.900 tấn cá lăn ra chết trên sông La Ngà. Người dân khẳng định hồ chứa nước thải của đơn vị này bị bể nên nước thải tràn xuống sông dẫn đến việc cá chết hàng loạt.

Ngày 4/6/2018, hơn 12 tỷ đồng ngân sách được chính quyền Đồng Nai ký đề xuất duyệt hỗ trợ cho dân. UBND huyện Định Quán lúc này chưa kịp ban hành quyết định xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường của HTX ĐN.

2 ngày sau khi ngân sách được đề xuất, ngày 6/6/2018, UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền 350 triệu đồng đối với HTX ĐN vì hành vi: “Đổ thải chất thải rắn thông thường (phế phụ phẩm xoài) trong khuôn viên đất trong nhà xưởng với khối lượng 94 tấn.”.


Trong thời gian chờ văn bản phê duyệt hơn 12 tỷ đồng ngân sách để hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại, UBND tỉnh Đồng Nai đã ký Quyết định xử phạt hành chính HTX Đồng Nai với số tiền 350 triệu đồng vì vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường


Việc đổ thải này theo nhận định của ông Huỳnh Tấn Lâm, Phó trưởng phòng TN&MT huyện Định Quán, thì “Với công suất hoạt động của đơn vị này, sẽ mất khoảng thời gian từ 10-15 ngày để trữ 94 tấn hạt, vỏ xoài. Trong thời gian này, vỏ hạt xoài có thể phân hủy và thấm vào đất. Nếu có mưa lớn, hoặc dòng chảy trực tiếp, rất có khả năng các chất này sẽ bị nước cuốn trôi ra suối Tam Bung.” Với nhận định trên, nước thải ô nhiễm từ suối Tam Bung giết chết cá là có cơ sở.

Sau khi bị xử phạt, HTX Kinh doanh Nông sản Đồng Nai nhanh chóng làm thủ tục đổi tên thành Công ty Cổ phần Nông lâm thủy sản Phúc Lộc Thọ.

Vừa đổi tên, Phúc Lộc Thọ lại tiếp tục bị phạt về sai phạm “chưa lập thủ tục kế hoạch bảo vệ môi trường”, với mức phạt 70 triệu đồng. Bị đình chỉ hoạt động 9 tháng để thực hiện các hạng mục bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên sau 2 tháng, UBND huyện Định Quán, có công văn cho phép doanh nghiệp này hoạt động trở lại đến hết tháng 4/2019, đồng thời “Yêu cầu Công ty CP Nông lâm thủy sản Phúc Lộc Thọ tách riêng hoàn toàn đường ống thoát nước mưa và thoát nước thải, đối với tuyến đường ống thoát nước thải cần phải được xử lý đúng quy định.”

Thiệt hại “khủng”, có phải do thiên tai?

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II ngày 31/5/2018, cá chết chủ yếu là cá lăng, cá chép và cá diêu hồng. Trong đó, xã Phú Ngọc có 43 hộ với 815 tấn cá và xã La Ngà có 37 hộ với 734 tấn cá. Thiệt hại 100% tổng số cá nuôi với nhiều kích cỡ khác nhau.

Ngày 1/6/2018, UBND huyện Định Quán thống kê, số hộ dân có cá chết lên đến 131 hộ với 550 lồng bè, tổng số lượng thiệt hại là 1.992,5 tấn.

Chị L. một hộ nuôi cá trên sông La Ngà, kể, trước khi cá chết, dòng nước chảy có màng phủ kín mặt nước, không giống như nước có phù sa thông thường. Dòng nước đục màu chạy ra từ đoạn suối Tam Bung. Nước đó tách biệt với nước sông và có mùi hôi, hắc.
  


Kết luận chính thức về nguyên nhân gây chết cá hàng loạt chưa có thì cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã ký Báo cáo và đề xuất dùng ngân sách nhà nước ước hỗ trợ cho các hộ nuôi bị thiệt hại


Hầu hết, người dân làng bè đều thấy lạ, không hiểu vì sao nước chảy tới đâu thì con cá lờ đờ tới đó. Chưa đầy 1 tiếng sau là cá lật bụng chết trắng bè, không còn 1 con. Cá ngoài sông cũng chết rợp bờ. “nếu nói do thiên tai tại sao những hộ nuôi cá phía trên suối Tam Bung không bị chết cá?” anh T. một người dân, thắc mắc.

“Lúc chính quyền đi kiểm tra cá ở các bè nuôi, bè nào chết cá loại gì họ đều biết. Vậy mà khi lập danh sách nhận tiền hỗ trợ, cá lăng, cá mè hay cá diêu hồng đều bằng mức hỗ trợ. Trong khi ở thời điểm đó, giá cá lăng 68.000/kg còn cá mè chỉ khoảng 10.000/kg. Ở đây chết 10 dèo, khoảng 130 tấn cá lăng nhưng nhận hỗ trợ chỉ có 340 triệu đồng. Riêng phần tôi, nếu cá không chết, 1 dèo cá lăng có thể bán được khoảng 1,7 tỷ đồng. Nhưng cá chết, tôi phải bán giá rẻ mạt và được hỗ trợ 5 triệu đồng.” – Chị L bức xúc.

Dùng ngân sách hỗ trợ, nhà nước có bị “oan”?

Kể từ ngày cá chết hàng loạt, nhiều hộ nuôi cá tại làng bè huyện Định Quán vẫn không tin rằng họ mất sạch hàng ngàn tấn cá vì “thiên tai”. Sau vụ việc, nhiều người nuôi cá rơi vào tình cảnh trắng tay, nợ chồng nợ.

Để thông tin về số tiền hơn 12 tỷ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và báo cáo tổng thiệt hại của các hộ dân trong đợt cá chết tháng 5/2018 được chính xác, nhóm phóng viên đã nhiều lần liên hệ và trao đổi với UBND huyện Định Quán nhưng không nhận được sự hợp tác.


Trước khi đổi tên thành công ty Phúc Lộc Thọ, thì lượng nước thải của HTX Đồng Nai được thải đi đâu, chỉ có chủ doanh nghiệp biết rõ. Riêng chất thải rắn (vỏ, hạt xoài) thì được trữ lại trong khu đất của xưởng ven suối Tam Bung và bị cơ quan chức năng xử phạt 350 trăm triệu đồng


Trong hồ sơ báo cáo, sáng ngày 23/5/2018 (6 ngày trước khi có kết luận chính thức của cơ quan hữu trách về nguyên nhân cá chết), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai ký báo cáo số 1712/BC-SNN. Theo đó số tiền hỗ trợ thiệt hại lấy từ ngân sách ước khoảng 9,2 tỷ - 15,6 tỷ.

Trong kết luận chính thức của Chi cục Chăn nuôi và Thú y khẳng định cá bị chết không phải do nguyên nhân bệnh. Nguyên nhân này tương đồng với kết luận của Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản Nam bộ.

Nhiều người dân nuôi cá cũng khẳng định nếu thiên tai, cá cũng không chết nhiều như thế: “Nhiều đợt lũ bùn đổ về nhưng 10 dèo cá thì chết nhiều nhất chỉ từ 200-250 kg thôi. Còn lần này thì nước chạy về tới đâu là cá chết tới đó, 10 dèo cá chết sạch trong 1-2 giờ. Cá chết như vầy thì chỉ có thể do nước bị ô nhiễm vì xả thải, chứ còn nói cá chết do thiên tai thì không ai chấp nhận được điều đó.” – Một người dân nuôi cá cho biết.

Người dân dẫn chứng, khẳng định không phải do thiên tai, nhưng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Nai vẫn tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương lấy ngân sách hỗ trợ người dân, giao cho UBND huyện Định Quán, chủ trì, phối hợp tổ chức hỗ trợ thiệt hại do thiên tai cho các hộ nuôi có cá bị chết thuộc khu vực cầu La Ngà, huyện Định Quán.

“Do là ngân sách hỗ trợ nên số tiền quá thấp. Trong khi rõ ràng thiệt hại của người dân là do doanh nghiệp xả thải gây ra. Tại sao không bắt doanh nghiệp đền bù cho người bị thiệt hại mà nhà nước lại phải bỏ ngân sách ra hỗ trợ?” anh T. - Một người dân bức xúc.
Liệu chính quyền địa phương có quá vội vàng trong việc dùng ngân sách hỗ trợ cho người dân, mà quên đi việc điều tra rõ xem nguyên nhân chính là do đâu nhằm buộc người gây hậu quả phải có trách nhiệm đền bù khắc phục lỗi do họ gây ra.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...