E ngại tiếp nhận lao động là người khuyết tật

2017-07-01 23:10:13 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Với mong muốn tàn mà không phế, rất nhiều người khuyết tật (NKT) cố gắng tìm được một công việc ổn định, có thể nuôi sống bản thân, sống hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên, các định kiến xã hội, tâm lý e ngại của các doanh nghiệp cùng thiếu sót trong công tác đào tạo nghề của các cơ sở khiến ước mơ dường như bé nhỏ này của NKT trở nên khó khăn.

Công việc chủ yếu của người khuyết tật là làm thủ công
 
 
 
 
 
 
 
 


Những con số biết nói

Khoảng 7,8 triệu NKT là con số người khuyết tật ở Việt Nam, trong số đó, có khoảng 30% NKT vẫn có sức khỏe và có mong muốn có công việc ổn định để nuôi sống bản thân và sống hòa nhập với cộng đồng.

Trình độ học vấn của NKT Việt Nam còn rất thấp: 41% chỉ biết đọc, biết viết; 19,5% học hết cấp một; 2,75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ học nghề và ít hơn 0,1% có bằng cao đẳng hoặc đại học.

Theo điều tra của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), ở Việt Nam rất ít NKT có việc làm và thu nhập ổn định. So với các nhóm lao động khác, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm khuyết tật cao hơn nhiều, lên đến 30%.

Việc NKT bị hạn chế tham gia thị trường lao động khiến cuộc sống của bản thân và gia đình gặp nhiều khó khăn. Theo Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, cứ mỗi 4 gia đình có NKT thì 1 gia đình sống dưới mức nghèo khổ.

Các doanh nghiệp chưa sẵn sàng nhận người khuyết tật

Phần lớn công việc của NKT không ổn định, chủ yếu là công việc tay chân, làm việc trong các tổ chức nhân đạo, từ thiện. Rất ít người được làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đòi hỏi kỹ năng và trình độ chuyên môn cao. Nguyên nhân chủ yếu là NKT có trình độ văn hóa thấp và chuyên môn kỹ thuật hạn chế, chưa có tay nghề hoặc có không phù hợp, khó khăn trong việc di chuyển, giao tiếp. Cộng thêm các rào cản xã hội như thái độ phân biệt, lo ngại về chất lượng lao động, năng suất làm việc.

Luật Lao động quy định thời gian làm việc của NKT không quá 7 giờ/ngày, 42 giờ/ tuần cũng là lý do các doanh nghiệp chưa nhiệt tình khi nhận lao động là NKT, một lý do khác khiến các doanh nghiệp còn e ngại sử dụng NLT vì phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng, máy móc, thiết bị cho đối tượng này.

Theo điều 34, chương V, Luật Người khuyết tật năm 2010 có quy định: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho NKT; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là NKT, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp”. Dù có chính sách ưu đãi nhưng chưa thực sự đi sâu vào thực tế đời sống.

Thiếu sót trong việc dạy và đào tạo nghề cho người khuyết tật

Do nhận thức của các cấp chính quyền về dạy và đào tạo nghề cho NKT còn chưa đầy đủ, hệ thống dạy nghề vừa yếu, thiếu và chưa đủ khả năng đáp ứng công tác dạy nghề cho đối tượng.

Bên cạnh đó, nội dung chương trình, ngành nghề và hình thức đào tạo cũng chưa hợp lý, kết cấu nặng về lý thuyết, thiếu về thực hành, chưa có giáo trình dành riêng cho NKT. Các ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với thị trường lao động chủ yếu đào tạo ngắn hạn và ở trình độ bậc thấp.


Di chuyển khó khăn là hạn chế của người khuyết tật


Chưa có số liệu thống kê, đánh giá, phân loại số NKT theo mức độ, dạng tật, theo khả năng lao động để giúp cho công tác dạy nghề phù hợp với khả năng học nghề, khả năng lao động và yêu cầu của nghề nghiệp trong tương lai.

Thay đổi từ cách nhìn

Hiện nay, xã hội vẫn còn nhìn nhận NKT với con mắt thương hại, nhân đạo chứ chưa tiếp cận một cách tích cực là đảm bảo quyền cơ bản của họ. Nhiều NKT trình độ văn hóa thấp, không tìm được công việc nuôi sống bản thân, dù là công việc có thu nhập thấp khiến họ mặc cảm tự ti, coi mình là gánh nặng của gia đình và xã hội. Nếu được tạo điều kiện thuận lợi, NKT cũng làm việc không thua kém người bình thường, sự nhiệt tình, chăm chỉ và tập trung chính là lợi thế của họ.

Để xóa bỏ được tình trạng này cần xóa bỏ rào cản tâm lý, NKT cần suy nghĩ và hành động tích cực hơn. Bên cạnh đó, xã hội cũng cần nhìn nhận công bằng hơn từ góc độ quyền con người đối với NKT. Nhà nước cần có nhiều chính sách ưu đãi đối với các trung tâm, cơ sở dạy và tạo việc làm cho NKT. Cần có cơ chế yêu cầu doanh nghiệp tiếp nhận lao động là NKT vào làm việc theo tỷ lệ nhất định (có thể là 1%), nếu không thì cần trích một khoản vào quỹ giải quyết việc làm cho NKT.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh

Sau một ngày (19/4) làm việc khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 18 theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật hiện hành.
2024-04-20 13:28:10

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Cựu chiến binh xã Quảng Hải tổ chức nhiều mô hình phát triển kinh tế

Chiều 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 16:20:00

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44
Đang tải...