Hải Phòng: Hội thảo cách mạng công nghệ 4.0 và các ứng dụng trong sản xuất và đời sống

2018-07-09 11:30:33 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 (CMCN 4.0) đang phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu và tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội trên thế giới. Những tiến bộ vượt bậc trong quá trình tự động hoá và số hoá do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại đã và đang giúp giảm mạnh chi phí chế tạo và vận hành người máy, do vậy làm tăng khả năng công nghiệp đến với các nước phát triển, gần hơn với thị trường tiêu thụ và các trung tâm nghiên cứu triển khai (R&D) ở các nước này. Điều này cũng tác động rất lớn để tạo ra cơ hội phát triển và các thách thức đối với Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng trong thời gian tới.

 




Quang cảnh hội nghị


Sáng 6/7 /2018 vừa qua, trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Thành phố Hải Phòng đã tổ chức buổi hội thảo “Cách mạng công nghệ 4.0 và các ứng dụng trong sản xuất và đời sống” tại hội trường Liên minh Hợp tác xã TP Hải Phòng. Buổi hội thảo có sự góp mặt, chia sẻ của ông Bùi Xuân Tuấn- Phó chủ tịch thường trực Hội tự động hoá Hải Phòng, ông Trần Văn Hùng_ Trưởng phòng công nghiệp, Sở công thương, ông Nguyễn Ngọc Anh_ PGĐ Trung tâm Công nghệ phần mềm, PGS Tiến sĩ Nguyễn Tiến Ban- Đại học Hải Phòng. Cùng đại diện các ban ngành, các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Cách mạng Công nghiệp 4.0 liên quan đến Internet kết nối vạn vật, con người, máy móc, thiết bị, công việc được kết nối mọi nơi để sinh ra sản phẩm hay dịch vụ mới. trong khái niệm mới này nhà ở, trường học, nhà máy, doanh nghiệp, hệ thống logistics, cơ quan công quyền truyền thống, được chuyển đổi thành đối tượng thông minh hơn. Trong đó Công nghệ thông tin- kỹ thuật số, Công nghệ thông tin + vật liệu, Công nghệ điều khiển số + Vật lý + Công nghệ sinh học. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 nền tảng là CNTT kỹ thuật số, điều khiển+ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật, mạng xã hội, tính toán di động, an ninh mạng các công nghệ khác như, khoa học vật liệu in 3D (kết hợp CNTT+ điều khiển học+ vật liệu mới). Công nghệ phóng sinh học như robot điều khiển bằng não người (điều khiển học+vật lý+công nghệ sinh học) hiện nay các quốc gia phát triển đang kiểm soát KHCN trình độ cao+ nguồn nhân lực như Mỹ, Đức và nhật bản. Cuộc CMCN4 có thể tạo ra lợi thế cho nước đi sau như Việt Nam do không bị hạn chế bởi quy mô cồng kềnh, quán tính lớn, tạo điều kiện cho Việt Nam bứt phá nhanh cho dù xuất phát sau. Việc ứng dụng những công nghệ mới cho phép thúc đẩy năng suất lao động và nâng cao mức thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân, khả năng biến đổi các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị cho doanh nghiệp trong nước. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, những phát triển về công nghệ có thể rút ngắn, cũng có thể gia tăng khoảng cách chênh lệch về tiềm lực của các thế lực, các quốc gia khác nhau. hi Trong báo cáo đánh giá của liên minh công nghiệp Ấn Độ+ Grant Thornton( cuối năm 2016), Việt Nam được đưa vào danh sách đánh giá bên cạnh các quốc gia phát triển G8, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Phillippines.




Ông Nguyễn Hoài Lâm_Phó GĐ TT ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Hải Phòng phát biểu khai mạc hội thảo.


Phát biểu tại buổi hội thảo ông Trần Văn Hùng_ Trưởng phòng Công nghiệp, Sở Công thương cho biết; Trong sản xuất công nghiệp, nhóm ngành sản xuất điện có thể hưởng khá nhiều nhờ những đột phá trong Công nghệ năng lượng tái tạo, trước hết là công nghệ ứng dụng năng lượng mặt trời ở một số nước như Mỹ, Đức, Trung Quốc, Ấn Độ…với tiềm năng phổ biến nhanh trên toàn cầu nhờ giá sản xuất giảm đáng kể. Nhóm ngành công nghiệp chế tạo sẽ chịu tác động mạnh nhất do cơ chế lan truyền tác động của công nghệ trong kinh tế toàn cầu rất nhanh thông qua kênh xuất nhập khẩu do bản chất thương mại quốc tế của nhóm ngành này, đồng thời, những đột phá về công nghiệp công nghệ, đặc biệt là những tiến bộ vượt bậc trong tự động hoá và công nghệ in 3D đang làm đảo ngược dòng công nghệ theo hướng bất lợi cho các nước như Việt Nam do làm giảm mạnh lợi thế lao động giá rẻ tại đây. Nghành Giầy dép, Dệt may Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng sẽ bị tác động bởi một bên là nhân công rẻ hơn từ các nước như Campuchia, Bănglađét, Mianma…và một bên là tự động hoá. Người máy đang được ứng dụng ngày một rộng rãi ở các nước phát triển , dẫn đến sự chuyển dịch sản xuất trong phân khúc có giá trị cao hơn trở lại các nước phát triển để gần hơn với thị trường tiêu thụ lớn cũng như các trung tâm nghiên cứu, phát triển và các trung tâm cấp nguyên vật liệu, phụ kiện, dẫn đến lao động trong các ngành dệt may và giầy dép có nguy cơ cao mất việc dưới tác động của những đột phá về công nghệ.



Các diễn giả trả lời ý kiến doanh nghiệp


Đối với Hải Phòng, quan điểm, định hướng của Thành uỷ, HĐND,UBND Thành phố là để thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành công nghiệp Hải Phòng luôn giữ vai trò quan trọng, là một trong những ngành chủ đạo trong các ngành kinh tế của Thành phố. Trong đó, đổi mới cách thức tăng trưởng công nghiệp từ chiều rộng sang chú trọng tăng trưởng theo chiều sâu, từng bước cơ cấu lại các ngành công nghiệp Thành phố theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững. Tập chung cấu trúc lại một số ngành công nghiệp chủ lực có tiềm năng, lợi thế, có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố như: Công nghiệp điện tử, tin học, trong đó ưu tiên sản xuất các sản phẩm điện tử công nghiệp, điện gia dụng, điện tử viễn thông, thiết bị văn phòng, máy tính, điện thoại di động và linh kiện điện tử trong lĩnh vực phần mềm, các ngành sản xuất công nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, internet kết nối với vạn vật, xe tự lái, công nghệ in 3 chiều, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tính toán lượng tử. Công nghệ ô tô, cơ khí cơ khí chế tạo máy móc thiết bị và công nghiệp. Công nghệ hoá chất, cao su nhựa, ống nhựa cao cấp. Công nghệ hỗ trợ, công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất sản phẩm điện tử- tin học, công nghệ hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo, công nghệ hỗ trợ ngành dệt may, da giày (không bao gồm lĩnh vực thuộc da và nhuộm). Tăng cường vai trò quản lý nhà nước, rà soát, sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính theo hướng thông thoáng, tháo gỡ khó khăn, rào cản phát triển doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp phục vụ cho thu hút đầu tư các dự án quy mô lớn. đồng thời đẩy nhanh quá trình hình thành mạng lưới cụm công nghiệp cho các dự án sản xuất quy mô nhỏ và vừa để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Thu hút đầu tư có chọn lọc đảm bảo các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với điều kiện phát triển của Thành phố trong tương lai và gắn phát triển công nghiệp với phát triển bền vững. Kiên quyết không chấp nhận dự án có công nghệ lạc hậu, sử dụng tài nguyên và năng lượng không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường, và giá trị gia tăng thấp. Tăng cường quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường chuyển giao công nghệ, khai thác thị trường quốc tế để xuất khẩu, phát huy vai trò của khu kinh tế,, khu, cụm công nghiệp.

Để phát triển công nghiệp Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Sở công thương đã tham mưu cho HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết số 26/2017/NQ-HĐND ngày 8/12/2017 về nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp và thương mại trong Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó thời gian tới Sở Công thương sẽ triển khai nhiệm vụ xây dựng, trình HĐND thành phố thông qua cơ chế, chính sách: Cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, cơ chế, chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ, cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án phát triển nguồn năng lượng tái tạo, các dự án tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại điện tử và giao dịch, thanh toán điện tử.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
2024-04-26 11:48:48
Đang tải...