Hàn Quốc: Trăn trở bài toán giáo dục cho người khuyết tật

2016-05-07 09:40:09 0 Bình luận
Những nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc nhằm đảm bảo cho các học sinh khuyết tật được tiếp cận với một môi trường giáo dục bình đẳng dường như vẫn chưa thực sự thu được kết quả như mong muốn…
Năm ngoái, cô Doh Woo-gyung, 44 tuổi ở Busan quyết định gửi cậu con trai khuyết tật đến học tại một trường trung học công lập trong thành phố thay vì trường học dành riêng cho người khuyết tật. “Tôi hy vọng thông qua việc giao tiếp và học tập với các bạn cùng lớp, con trai mình sẽ hòa nhập tốt hơn với cộng đồng”, cô Doh chia sẻ.
 
Kỳ vọng từ lớp học hòa nhập
 
Giống như cô Doh, rất nhiều phụ huynh Hàn Quốc đã mạnh dạn gửi con đến các trường phổ thông theo mô hình lớp học hòa nhập (lớp học cho phép học sinh khuyết tật học cùng với các học sinh bình thường) với kỳ vọng con mình sẽ được giáo dục và đối xử bình đẳng như những học sinh khác.
 
Năm 1994, mô hình này bắt đầu triển khai tại Hàn Quốc sau một loạt những cải cách về giáo dục và khuyến học hướng tới bảo vệ quyền bình đẳng trong giáo dục của những người khuyết tật. Nhiều trường công lập từ tiểu học đến trung học phổ thông tại các tỉnh, thành phố đã mở thêm các lớp học hòa nhập với nhiều trang thiết bị hỗ trợ chuyên dụng dành cho các học sinh khuyết tật.

Các trường phổ thông công lập là môi trường lý tưởng giúp học sinh khuyết tật thêm hứng thú học tập. (Ảnh minh họa)
 
Theo thống kê của Bộ Giáo dục Hàn Quốc, năm 2015, nước này có 2,4 triệu người khuyết tật, trong đó khoảng 88.000 người ở độ tuổi đi học và 70% số này đang tham gia các lớp học hòa nhập.
 
Để nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục đặc biệt này, năm 1994, Chính phủ Hàn Quốc thành lập Viện Giáo dục đặc biệt quốc gia, chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình giáo dục và đào tạo các giáo viên chuyên biệt cho mô hình giáo dục hòa nhập tại các trường phổ thông.
 
“Môi trường tại các trường phổ thông công lập là lý tưởng giúp học sinh khuyết tật thêm hứng thú học tập. Không chỉ được học kiến thức, các em sẽ có cơ hội tương tác và hòa nhập với xã hội xung quanh, từ đó bớt cảm giác tự ti, mặc cảm”, Giáo sư chuyên ngành Giáo dục đặc biệt Cho Hong-joong thuộc Đại học Quốc gia Chonnam (tỉnh Gwangju) cho biết.
 
Những phản ứng trái chiều
 
Dù tỷ lệ học sinh khuyết tật tham gia vào các lớp học hòa nhập khá cao nhưng không ít ý kiến cho rằng, mô hình này chưa thực sự phát huy hiệu quả. Một trong những trở ngại lớn nhất là tình trạng thiếu giáo viên và phương tiện hỗ trợ thích hợp giúp học sinh khuyết tật làm quen với môi trường học đường. Hàn Quốc hiện chỉ có khoảng 18.000 giáo viên được đào tạo chuyên ngành về giáo dục đặc biệt, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ giáo viên được đào tạo các chuyên ngành khác.
 
Bên cạnh đó, cũng không ít trường công lập Hàn Quốc có xu hướng tách riêng các lớp cho học sinh khuyết tật. Các em sẽ theo học một chương trình đặc biệt dưới sự hướng dẫn của các giáo viên chuyên ngành giáo dục đặc biệt cùng các trợ giảng.
 
Báo cáo mới nhất của Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho thấy, trong số 70% học sinh khuyết tật tại các trường công lập, chỉ có khoảng 18% học sinh thực sự được tham gia vào các lớp học hòa nhập. Năm 2015, khoảng 9.900 lớp học dành cho trẻ khuyết tật đã bị tách ra khỏi hệ thống giáo dục chung, tăng 42% so với năm 2007.
 
Sau khi được công bố, báo cáo này gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ từ phía các bậc phụ huynh và các chuyên gia giáo dục. Nhiều người nhận định, những nỗ lực của Chính phủ thời gian qua nhằm đảm bảo cho những người khuyết tật – nhóm người yếu thế trong xã hội được tiếp cận hệ thống giáo dục một cách bình đẳng- trên thực tế là những nỗ lực “nửa vời”.
 
“Đã đến lúc cần phải đánh giá lại chương trình giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật. Mang tiếng là đến trường học để hòa nhập cùng các bạn nhưng nhiều học sinh khuyết tật vẫn bị phân biệt đối xử”, ông Lee Moon–hi, Chủ tịch một tổ chức đại diện cho quyền của người khuyết tật Hàn Quốc bức xúc.
 
Bộ Giáo dục Hàn Quốc lý giải, việc tổ chức các lớp học đặc biệt dành riêng cho người khuyết tật xuất phát từ nhu cầu thực tế là không phải học sinh khuyết tật nào cũng đủ khả năng theo kịp các chương trình thông thường. “Tùy theo trình độ nhận thức của từng em và dựa trên những tiêu chí nhất định mà các mỗi học sinh khuyết tật có thể được bố trí vào một môi trường giáo dục phù hợp”, một quan chức ngành giáo dục Hàn Quốc khẳng định.
 
Một số tổ chức đại diện cho quyền lợi của người khuyết tật cũng cho rằng, phương pháp giáo dục hòa nhập nếu không được triển khai thích hợp có thể gây tác dụng ngược, vô hình chung sẽ tạo áp lực không nhỏ lên những em học sinh không may bị khuyết tật nặng.
 
“Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc cũng như nhiều quốc gia châu Á hiện nay đang quá tập trung vào thi cử và điểm số. Nếu không thay đổi, sẽ khó có chỗ cho người khuyết tật. Mục tiêu cuối cùng của phương pháp giáo dục hòa nhập là phải tôn trọng sự khác biệt, từ chủng tộc, giới tính cho tới khả năng thể chất”, một chuyên gia giáo dục khuyến nghị.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47
Đang tải...