Hồi ức của cựu binh Điện Biên Phủ cấp cứu hàng trăm thương binh

2016-05-06 15:56:31 0 Bình luận
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, có một lực lượng luôn trực chiến trên chiến trường, vừa điều trị thương binh, vừa tham gia chiến đấu. Đó là lực lượng Quân y đường hầm.

Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries chiều 7/5/1954. Ảnh: Triệu Đại/TTXVN

Lực lượng này đã góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng của quân và dân ta trước thực dân Pháp hùng mạnh để có được Điện Biên như hôm nay.

Những ngày đầu tháng 5 lịch sử, không khí hào hùng vẫn còn in đậm trên lòng chảo Điện Biên Phủ sau 62 năm ngày chiến thắng. Chúng tôi may mắn được gặp cụ Bùi Văn Đáp, ở phường Mường Thanh (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cụ Đáp là y tá trưởng phụ trách Khu Trung thương - Đội điều trị ĐT3, trực tiếp tham gia điều trị các chiến sĩ bị thương. Năm nay vừa tròn 90 tuổi, cụ là người lính quân y đường hầm duy nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ còn ở lại trên mảnh đất Điện Biên.

Năm 1947, cũng như bao chàng trai, cô gái khác trên khắp các miền quê Việt Nam, chàng trai trẻ Bùi Văn Đáp từ giã quê hương Phú Thọ lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của Tổ quốc, đóng quân ở Lào Cai. Đến năm 1949, cụ được cử đi học y tá. Đầu năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ của quân đội ta bắt đầu mở ra, cụ Đáp cùng đồng đội lên Điện Biên làm công tác quân y đường hầm, phục vụ chiến đấu.

Cựu chiến binh Bùi Văn Đáp nhớ lại: "Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đội điều trị ĐT3 chia ra làm 3 khu là Khu Khinh thương nằm trên mặt đất, khu Trung thương và khu Trọng thương nằm sát nhà mổ. Tôi là y tá trưởng phụ trách khu Trung thương, điều trị, khám xét, cắt lọc, rửa vết thương. Ngày nào cũng như ngày nào, cứ 2 giờ chiều, tôi phải làm danh sách chuyển thương binh từ đây về tuyến sau. Đến 5 giờ chiều, lại nhận thương binh ở mặt trận về và chuyển thương binh ở đây về tuyến sau. Trung bình trong 1 đêm khoảng 100 thương binh được chuyển vào khu để điều trị. Đường hầm do công binh làm, đường đi rộng 1,2m để cho người đi lại. Hai bên đường đào hàm ếch, cách nhau khoảng 3m có 1 hàm ếch để cho thương binh nằm".

Quân y đường hầm là lực lượng vô cùng quan trọng, phải chịu nhiều gian khổ trong suốt thời gian chiến dịch diễn ra. Khi đó, các chiến sĩ quân y dường như phải có mặt 24/24 ở các bệnh viện dã chiến được dựng lên ngay tại các đường hầm chiến đấu. Ngoài việc điều trị vết thương, họ còn phải túc trực bên cạnh thương binh tại các hàm ếch để động viên, thậm chí nhiều khi phải làm chỗ dựa cho các thương binh bị chấn thương, khó thở khiến thời gian chăm sóc cho bản thân gần như không còn. Chia sẻ về những khó khăn trong năm tháng ấy, cụ Đáp nhớ lại: "Thời gian cuối tháng 4, đầu tháng 5/1954, trời mưa nhiều, đường lầy lội, nhếch nhác. Các thương binh được chuyển về đến nơi là các hộ lý phải rửa vết thương cho thương binh sạch sẽ, sau đó chúng tôi mới bắt đầu công tác cứu thương. Bởi vậy, không những chúng tôi mà lực lượng dân công giúp đỡ cũng rất vất vả. Khi ấy, bệnh nhân thì nhiều mà lực lượng quân y lúc đó của chúng tôi chỉ có khoảng 50 người, bởi vậy phải có cả trăm dân công phục vụ thương binh thì việc chữa trị mới làm tốt được".

Cho đến bây giờ, khi nhớ lại những ngày tháng gian khổ ấy, những hình ảnh các chiến sĩ hi sinh vẫn còn ám ảnh trong tâm trí cụ Bùi Văn Đáp. Cụ bồi hồi nhớ lại: "Tôi nhớ có một bệnh nhân nữ đã được mổ vết thương lồng ngực ở khu Trọng thương và chuyển sang khu Trung thương của chúng tôi vì bên kia chật quá. Nhưng sang đây, bệnh nhân vẫn rất khó thở mà lại không còn thuốc. Đêm ấy chúng tôi phải có 5 người ngồi thay nhau cho bệnh nhân này dựa vào, tay giữ cho vai của bệnh nhân thẳng đứng cho dễ thở. Cuối cùng chúng tôi vẫn không cứu được. Hằng ngày, chứng kiến nhiều người ra đi, chúng tôi chỉ thấy xót xa vì trong điều kiện chiến tranh, không có đủ thuốc men, thiết bị để cứu chữa bệnh nhân trong khi những vết thương từ chiến trường quá nặng".

"Trong 56 ngày đêm diễn ra chiến dịch, cả ngày lẫn đêm hầu như không có giấc ngủ nào thoải mái. Chúng tôi chỉ thỉnh thoảng mới dám ngồi chợp mắt cho đỡ mệt rồi lại tiếp tục công việc cứu chữa bệnh nhân. Sau khi kết thúc chiến dịch, cảm giác vui sướng tự hào, chỉ muốn ngủ một giấc mà không phải lo nghĩ điều gì nữa", cụ Đáp cho biết.

Sau ngày giải phóng Điện Biên, nghĩ đến những người đồng đội đã nằm lại, cụ Đáp không nỡ rời xa mảnh đất này nên cụ đã ở lại và xây dựng gia đình. Tại đây, cụ làm công tác y tá, sau đi học thêm y sĩ ở Thái Nguyên rồi lại trở về công tác tại Bệnh viện Lai Châu cũ (nay là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên). Đến năm 1980 cụ nghỉ hưu, nhưng vẫn tiếp tục tham gia hoạt động trong các đoàn thể xã hội của phường Mường Thanh.

62 năm đi qua, quãng thời gian ấy đã làm thay đổi hoàn toàn hình ảnh của chiến trường ngày nào, đồng thời cũng lấy dần đi những người đồng đội của cụ. Cứ mỗi độ tháng 5 về, dù tuổi già, song cụ Đáp vẫn dành nhiều thời gian cùng gia đ ình đến thắp hương cho những người đồng đội tại Nghĩa trang liệt sĩ A1. Đây cũng là dịp để cụ kể cho con cháu nghe về những tháng năm hoa lửa, nhắc nhở con cháu phấn đấu xây dựng quê hương, xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ cha anh đi trước.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...