Hy sinh đã 67 năm chưa được suy tôn là liệt sĩ

2019-03-12 10:15:28 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ông Trần Đình San, sinh 1905 ở thôn Thượng Liệt, xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, nhập ngũ tháng 1/1946 nguyên là Huyện đội trưởng huyện Đông Quan, huyện Phụ Dực năm 1949, 1950 nay là huyện Đông Hưng và huyện Quỳnh Phụ, bị thực dân Pháp bắt năm 1950 và bắn chết ngày 16/2/1952 tại khu vực bến phà Tân Đệ, đến nay đã 67 năm danh phận ông Trần Đình San chưa sáng tỏ. Vụ việc được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức hội thảo về danh phận ông Trần Đình San chiều thứ 6 ngày 25/01/2019.

Nhân chứng và cơ sở pháp lý ban đầu

Trong đơn đề nghị các cơ quan chức năng của Quân khu 3, Cục chính sách, Tổng cục chính trị và Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, ông Giám đốc sở LĐTB&XH tỉnh, ông Chủ tịch UBND tỉnh Thái bình ông Nguyễn Thọ Trúc nêu rõ: Ông ngoại tôi là Trần Đình San, sinh 1905 ở thôn Thượng liệt, xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, nhập ngũ tháng 1/1946, nguyên là huyện đội trưởng huyện Đông Quan và huyện đội Phụ Dực năm 1948 - 1950, ông tôi bị thực dân Pháp bắt năm 1950 chúng giam giữ ở bốt Đống Năm, năm 1952 chúng đưa ông Trần Đình San sang Nam Định và bắn chết tại bến phà Tân Đệ, đến nay đã 67 năm ông Trần Đình San chưa được cơ quan chức năng làm rõ danh phận. Cùng với đơn của ông Nguyễn Thọ Trúc là giấy xác nhận và phiếu phát hiện của những người biết và chứng kiến việc ông Trần Đình San, nguyên huyện đội trưởng huyện Đông Quan nay là huyện Đông Hưng thời kỳ 1949 - 1950 bị thực dân Pháp bắt giam giữ và bắn chết ngày 16/2/1952 tại khu vực bến phà Tân Đệ. Ngày 29/3/2006 ông Nguyễn Văn Khi, sinh 1924 quê ở xã Thái Thủy, huyện Thái Thụy, là cán bộ nghỉ hưu xác nhận năm 1949 ông Trần Đình San là huyện đội trưởng huyện Đông Quan, sau đó chuyển sang làm huyện đội trưởng huyện Phụ Dực (nay là Quỳnh Phụ) khi ấy ông Khi là chiến sỹ của ông Trần Đình San và biết được ông San bị giặc Pháp bắt năm 1950 và bắn chết năm 1952 tại khu vực bến phà Tân Đệ.


Đại tá Khiếu Quang Bình, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Bình chủ trì hội thảo làm rõ danh phận ông Trần Đình San


Giấy xác nhận ngày 2/7/1997 của ông Bùi Thọ Ty, trú tại số nhà 78, phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, nguyên chính trị viên tỉnh đội Thái Bình, trực tiếp theo dõi hoạt động của huyện đội Đông Quan trong kháng chiến chống Pháp (nay ông Bùi Thọ Ty đã mất) xác nhận: Trong trận càn Trái Quýt ông Trần Đình San bị thực dân Pháp bắt giam giữ ở bốt Đống Năm, sau đó địch bắn chết ông San tại bến phà Tân Đệ năm 1952. Ông Nguyễn Như Khâm, sinh 1921, trú quán số nhà 53, phố Lý Thường Kiệt, thành phố Thái Bình, là người thay thế ông Trần Đình San làm huyện đội trưởng huyện Đông Quan có xác nhận ghi ngày 01/7/1997: Tôi là người được cấp trên điều động về thay thế ông Trần Đình San làm huyện đội trưởng huyện Đông Quan và cử bà Vũ Thị Khuyên bắt liên lạc với ông Trần Đình San khi đang bị Pháp giam giữ ở bốt Đống Năm, đề nghị ông San làm nội ứng để diệt bốt, do bị lộ ông San bị địch giải đi Nam Định và bắn chết tại bến phà Tân Đệ (ông Nguyễn Như Khâm đã chết năm 2016). Ngày 23/9/2015 có thêm Đại tá Đỗ Văn Khổn, sinh 1930, trú ở số nhà 14, tổ 34, phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình, nguyên là Phó Chỉ huy trưởng, tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Bình xác nhận: Tháng 10/1950 đồng chí San bị địch bắt đưa về giam tại bốt Đống Năm. Khi ở trong tù đồng chí San móc nối với một số anh em bị địch bắt giam trước đó làm nội ứng cho ta diệt bốt. Do bị lộ địch đã đưa đồng chí San sang Nam Định và bắn chết đồng chí năm 1952 tại khu vực phà Tân Đệ. Trong dự thảo truyền thống 40 năm (1944 - 1984) xây dựng chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vũ trang huyện Đông Hưng, trang 7 từ trên xuống dòng 22 đến dòng 27 có viết: Đồng chí Trần Đình San, huyện đội trưởng bị địch bắt giam ở bốt Đống Năm xã Đông Các, sau đó địch đưa đi thủ tiêu trên đường từ Thái Bình đi Nam Định, đồng chí đã hy sinh anh dũng trên dòng nước Sông Hồng, trong nỗi xúc động, thương tiếc vô hạn của nhân dân và lực lượng vũ trang huyện nhà.

Hội thảo về ông Trần Đình San đã được thực hiện

Chiều ngày 25/01/2019 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức hội thảo về ông Trần Đình San. Chủ trì hội thảo là đại tá Khiếu Quang Bình, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Bình, thành phần tham dự hội thảo gồm Cơ quan chính trị, ban chính sách và bộ phận chức năng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh Thái Bình, Ban Nội chính, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Bình, Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, đại diện UBND huyện Đông Hưng, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đông Hưng và huyện Quỳnh Phụ, các nhân chứng gồm ông Nguyễn Văn 95 tuổi trú quán số nhà 690, tổ 29, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình, ông Nguyễn Văn, nguyên là chính trị viên huyện đội Đông Quan năm 1951, đại tá Đỗ Văn Khổn, nguyên là Phó Chỉ huy trưởng, tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Bình, ông Nguyễn Công Kha 73 tuổi quê xã Quỳnh Minh, huyện Quỳnh Phụ, nguyên là cán bộ ban nghiên cứu lịch sử Đảng huyện ủy huyện Quỳnh Phụ. Các nhân chứng biết sự việc về ông Trần Đình San đã từng cung cấp thông tin như ông Bùi Thọ Ty, ông Phạm Văn Khâm và bà Vũ Thị Khuyên không có mặt do đã chết, ông Nguyễn Văn Khi sức quá yếu không thể đến dự hội thảo. Tại hội thảo này có 16 báo cáo và ý kiến của cơ quan chức năng, các nhân chứng và kết luận của đại tá Khiếu Quang Bình góp phần làm rõ danh phận ông Trần Đình San.

Những ý kiến đều khẳng định việc giải quyết tồn đọng sau chiến tranh nhất là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc quá nửa thế kỷ, có nhân chứng cũng nghe kể lại, dữ liệu và cứ liệu lịch sử còn thiếu cơ sở pháp lý, trường hợp ông Trần Đình San là đặc biệt vì theo cung cấp của gia đình ông San từng là huyện đội trưởng huyện Đông Quan (nay là Đông Hưng) và cả huyện đội trưởng huyện Phụ Dực (nay là Quỳnh Phụ). Trong khi cơ quan quân sự huyện Quỳnh Phụ không có tài liệu lưu giữ về ông Trần Đình San, cơ quan quân sự huyện Đông Hưng có dự thảo truyền thống 40 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vũ trang huyện Đông Hưng, tuy nhiên tài liệu dự thảo không được xem là văn bản có giá trị pháp lý? đối với ông Trần Đình San. Ý kiến tại hội thảo đã có cơ sở xác định khi bị địch bắt giam giữ ở bốt Đống Năm và bị địch bắn chết ở phà Tân Đệ năm 1952 lúc này ông Trần Đình San không còn đảm nhiệm chức vụ huyện đội trưởng huyện Đông Quan và huyện Phụ Dực? Đại tá Đỗ Văn Khổn nguyên Phó Chỉ huy trưởng, tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh khẳng định biết ông Trần Đình San có là quân nhân, có ngày nhập ngũ tháng 1/1946 hai là ông Trần Đình San có bị giặc Pháp bắt, có bị tra tấn, đánh đập nhưng trung thành không phản bội xưng khai, thứ ba ông Trần Đình San có bị thực dân Pháp bắn chết ở khu vực phà Tân Đệ năm 1952.

Ý kiến của trung tá Thái Đức Thắng, Trưởng Ban chính sách Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đưa ra cơ sở pháp lý về hai nhân chứng trực tiếp là ông Nguyễn Như Khâm, nguyên là chỉ huy trưởng huyện đội Đông Quan và bà Vũ Thị Khuyên là cán bộ giao liên của Tỉnh ủy Thái Bình (cả hai đã chết) đều có xác nhận để lại về danh phận ông Trần Đình San là chính ông Khâm đã giao nhiệm vụ cho bà Khuyên móc nối giao nhiệm vụ cho ông San đang bị địch giam giữ ở bốt Đống Năm là cơ sở nội ứng diệt bốt sau đó bị lộ dẫn đến việc ông Trần Đình San bị địch đưa sang Nam Định rồi bắn chết tại khu vực phà Tân Đệ. Trong hội thảo cũng có ý kiến đưa ra những tồn nghi về ông Trần Đình San khi giữ vai trò huyện đội trưởng huyện Phụ Dực, vì sao ông San bị địch bắt thời điểm huyện Phụ Dực đã có người khác là chỉ huy trưởng? cũng có ý kiến không đề nghị suy tôn liệt sỹ cho ông Trần Đình San vì hồ sơ không có gì bổ sung thêm? Đại biểu ngành công an khẳng định trong quá trình tra cứu hồ sơ về ông Trần Đình San cho đến nay chưa có phát hiện nào ông San bị địch bắt đã đầu hàng và phản bội xưng khai với địch. Kết thúc hội thảo với 16 lượt ý kiến, Đại tá Khiếu Quang Bình, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh khẳng định ông Trần Đình San có tham gia lực lượng vũ trang, làm huyện đội trưởng Đông Quan trước tháng 5/1949 từ tháng 6/1949 đến tháng 5/1950 sang huyện đội trưởng huyện Phụ Dực, ông Trần Đình San có bị địch bắt và bị địch bắn chết. Tuy nhiên khi bị bắt ông Trần Đình San không còn giữ vai trò huyện đội trưởng Đông Quan (Đông Hưng) và Phụ Dực (Quỳnh Phụ) Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tiếp tục chỉ đạo cơ quan chức năng làm rõ những tồn nghi về ông Trần Đình San báo cáo ban chỉ đạo của tỉnh để thực hiện chế độ chính sách đối với ông Trần Đình San theo quy định của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Chúng tôi xin thông tin thêm về vụ việc này, cách đây 20 năm ngày 15/02/1999 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Bình đã ra giấy báo tử số 15/QL- BCH do đại tá Phạm Phú An, Phó Chỉ huy trưởng về chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh ký đề nghị công nhận liệt sỹ đồng chí Trần Đình San, sinh 1905 quê xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 1/1946, cấp bậc chức vụ Huyện đội trưởng huyện đội Phụ Dực tỉnh đội Thái Bình, hy sinh ngày 16/2/1952 tại bến phà Tân Đệ…

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47
Đang tải...