Khóm tre chủ quyền ở biên giới phía Bắc

2017-02-17 12:12:02 0 Bình luận
Ở cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang) có một khóm tre già nhưng tươi tốt đến lạ. Tre như một người lính ngày đêm canh gác chủ quyền đất nước. Ít ai biết rằng, để khóm tre tồn tại đến ngày nay không biết cơ man nào là những tranh đấu quyết liệt của các chiến sỹ biên phòng.
Tre Việt Nam
 
Là người Việt Nam, hẳn ai cũng từng nghe hoặc đọc thi phẩm “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy hoặc tùy bút về tre của Thép Mới. Tre được ví như hồn quê Việt, hoặc cao hơn là biểu tượng bất khuất của người Việt Nam. Chẳng thế mà trong cuộc trưng cầu dân ý mấy năm về trước để chọn Quốc hoa, nhiều người đã chọn hoa tre.
 

Khóm tre chủ quyền ở ven suối Nà La


Dài dòng một chút để nhớ về tre trong cuộc sống bộn bề này. Thời hiện đại nên hình như tre không còn là nguyên liệu tối ưu cho những mặt hàng thường ngày nữa. Nhiều làng quê, dáng tre cũng không còn, họ đã bứng những bụi tre vốn là ranh giới các nhà, các xóm để dựng lên những bức tường kiên cố. Thế nên, ở một khía cạnh nào đó thì dường như tre đang bị lãng quên.
 
Nhưng có một nơi, tre mãi là biểu tượng và là “người lính” canh giữ chủ quyền biên giới của đất nước. Đó là khóm tre ở cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (Vị Xuyên - Hà Giang) đã vững chãi, kiên gan đứng đó bao nhiêu năm nay mà không hề lay chuyển trước bão tố biên thùy.
 
Thiếu tá Nguyễn Xuân Hoàng, Đồn trưởng Đồn biên phòng Thanh Thủy tự hào: “Người ta gọi khóm tre ấy là khóm tre chủ quyền. Khóm tre đó không biết là do ai trồng nhưng đã có từ rất lâu đời rồi. Từ khóm tre này đổ lại là đất của Việt Nam, sang phía bên kia là đất của Trung Quốc”.
 
Có lẽ được gọi là khóm tre chủ quyền nên tre cũng khá lạ. Thân tre to hơn cả những cây luồng, có cây to như thân chuối và xanh mướt. Trong số hơn 50 cây tre ở đây, thì cây nào cũng to khỏe và có độ cao vài chục mét. Thiếu úy Hoàng bảo, có những cây tre già bên trong thân còn nguyên những vết đạn từ cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.
 
Bảo vệ khóm tre
 
Không chỉ là biểu tượng, khóm tre chủ quyền còn phân giới cắm mốc, là cơ sở đấu tranh giữ đất của quân và dân ta. Thiếu úy Nguyễn Xuân Hoàng cho hay, phía Trung Quốc rất muốn bỏ khóm tre ấy đi để lấy thêm phân giới. Nhưng nhờ khóm tre chủ quyền mà chúng ta đã phân giới cắm mốc thành công.
 

Cột mốc biên giới ở cửa khẩu Thanh Thủy
 
Khóm tre mọc ven cạnh con suối có tên Nà La. Suối Nà La bắt nguồn từ Trung Quốc chảy dọc biên giới Việt - Trung đổ vào sông Lô, chiều dài biên giới là 2,10km thuộc huyện Thanh Thủy. Tại ngã ba Nà La - sông Lô là cửa khẩu Thanh Thủy. Suối Nà La có lòng sông rất hẹp, lại mềm yếu dễ xói lở.
 
“Khi chúng ta xây kè biên giới chống xói lở ở suối Nà La, không biết nhà thầu thi công thiếu hiểu biết hay do một sức ép nào mà kiên quyết đòi chặt bỏ khóm tre ấy đi. Họ bảo phải chặt bỏ đi thì mới thuận lợi trong thi công. Nhưng anh em biên phòng đã nhất quyết bảo vệ, bởi khóm tre như một chiến sỹ đứng gác chủ quyền”, Thiếu tá Hoàng chia sẻ.
 
Được biết, đây không chỉ là khóm tre chủ quyền có từ rất lâu đời ở cửa khẩu Thanh Thủy, mà đây còn là khóm tre duy nhất mà tất cả các cửa khẩu khác không có. Vì thế, cán bộ và chiến sỹ biên phòng đã kiên quyết bảo vệ khóm tre. Với họ, bảo vệ tre là bảo vệ đất nước, bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
 
“Gần khóm tre chủ quyền còn có hai cây gạo cổ thụ. Hai cây gạo này vẫn còn những vết đạn ăn sâu vào thân. Ở vùng biên giới này, không chỉ có những câu chuyện cảm động về người, mà ngay cả những cây cỏ cũng có những câu chuyện riêng. Chúng tôi không bao giờ quên được điều ấy”, Thiếu tá Nguyễn Xuân Hoàng cảm động.
 
Cao điểm 1059
 
Theo cán bộ Đồn biên phòng Thanh Thủy, trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, xã Thanh Thủy chính là một vị trí nổi tiếng với điểm cao 1509. Đây là vị trí có khả năng khống chế khu vực bờ bắc suối Thanh Thủy cho đến cửa khẩu Thanh Thủy phía đông sông Lô. Sau cuộc chiến biên giới, tháng 2-1979 ta đưa bộ đội lên chốt giữ điểm cao 1509.
 
Ngày 28-4-1984, sau hơn 3 tuần pháo kích, quân Trung Quốc mở cuộc tiến công vào khu vực Thanh Thủy ở bờ đông sông Lô. Các cụ cao niên ở xã Thanh Thủy bảo rằng, những mảnh đạn còn nằm trong thân cây tre ở khu vực biên giới chính là vết tích trong cuộc pháo kích này.
 

Nhạc sỹ, cựu binh Trương Quý Hải (người cầm đàn ghita) và đồng đội thăm nghĩa trang Vị Xuyên - nơi đồng đội an nghỉ
 
Các tài liệu lịch sử đều cho rằng, lấn chiếm biên giới tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên là một phần cuộc chiến tranh phá hoại mà Trung Quốc tiến hành từ sau thất bại của cuộc chiến xâm lược quy mô lớn trên các tỉnh biên giới phía Bắc tháng 2-1979. Đây là một dạng chiến tranh đặc biệt về phương thức tác chiến, vũ khí sử dụng, thời gian và không gian.
 
Trên hướng quân khu 2 mà trọng tâm là Vị Xuyên, Thanh Thuỷ trong khoảng thời gian đó, Trung Quốc tập trung một lực lượng binh, hoả lực lớn gồm 4 tập đoàn quân, 4 quân đoàn độc lập thuộc 8 đại quân khu: Côn Minh, Thành Đô, Nam Kinh, để lần lượt thay phiên tiến công lấn chiếm vùng biên.
 
Trung Quốc vừa dùng máy bay, thám báo, biệt kích luồn sâu sang đất Việt Nam nắm tình hình, vừa kết hợp bắn cấp tập pháo cối, chế áp các điểm cao, trục đường giao thông và lực lượng bộ binh tấn công lấn chiếm đất ta. Cách đánh của chúng không theo quy luật, không kể ngày đêm, tập trung mật độ lớn với mức độ huỷ diệt vào những khu vực trọng điểm. Số lượng đạn, pháo cối quân Trung Quốc sử dụng trung bình mỗi ngày từ 10.000 đến 20.000 quả.
 
Ngày 12-7, quân đội Việt Nam phản công giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm giữ ở Vị Xuyên. Những chiến sĩ - người lính của chúng ta đã anh dũng chiến đấu giành lại từng mét đất cho Tổ quốc. Trong 5 năm, tỷ lệ thương vong hỏa tuyến cao nhất là sư đoàn 313. Ở sư đoàn này, trung bình mỗi ngày có 3 thương binh, ngày cao nhất là 23 thương binh. Trên toàn mặt trận Vị Xuyên, ngày cao nhất có 820 người bị thương (12-7-1984), trong đó chỉ riêng sư đoàn 356 đã có khoảng 600 người hy sinh.
 
Một trong những cựu binh nổi tiếng trong cuộc chiến này là nhạc sỹ Trương Quý Hải thuộc sư đoàn 356. Nhạc sỹ Trương Quý Hải xúc động kể lại rằng, đã có hàng ngàn chiến sỹ lặng lẽ nằm xuống đất Mẹ trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Và cho đến ngày hôm nay, những người lính như nhạc sĩ Trương Quý Hải chưa giây phút nào quên đồng đội, và ông, trong thâm tâm cũng chưa bao giờ cho phép mình quên đi tội ác của quân xâm lược.
 
“Khóm tre chủ quyền là niềm tự hào của tất cả cán bộ, chiến sỹ biên phòng Thanh Thủy. Đúng như biểu tượng của đất nước, dù nắng gió biên thùy có khắc nghiệt nhưng khóm tre vẫn tươi tốt, vững vàng canh gác chủ quyền ranh giới quốc gia”, Thiếu tá Nguyễn Xuân Hoàng, Đồn trưởng Đồn biên phòng Thanh Thủy nói.
 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...