Kỷ niệm 15 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13-10): Doanh nhân - Nhân dân và Tổ quốc

2019-10-12 21:27:48 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, doanh nhân Việt Nam đã góp phần quan trọng tạo dựng cơ ngơi cho đất nước, làm lực lượng hậu cần trực tiếp cho lực lượng vũ trang đánh thắng kẻ thù…

Ngược dòng lịch sử, chúng ta còn nhớ, một thời thuộc Pháp, doanh nhân Bạch Thái Bưởi ở Hải Phòng đã từ buôn bán nhỏ đi lên, tích lũy vốn để mua sắm những con tàu vượt đại dương, hiên ngang cạnh tranh với các nhà buôn của nước Đại Pháp. Doanh nhân Sơn Hà tạo ra sản phẩm sơn nổi tiếng, đến bây giờ vẫn mang giá trị thực trong cuộc sống người dân. Nước mắm Vạn Vân tươi ngon nơi đầu lưỡi, đã một thế kỷ qua, hương sắc vẫn lan tỏa muôn nơi…

Người Việt Nam ta, hẳn ai cũng nhớ, ngày nước nhà giành Độc lập, Bác Hồ và các đồng chí Lãnh đạo Đảng về số nhà 48, phố Hàng Ngang (Hà Nội) của gia đình ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ để viết Tuyên ngôn Độc lập, chuẩn bị cho Chính phủ lâm thời Việt Nam ra mắt quốc dân, đồng bào và bạn bè quốc tế. Ở đây, Bác và các đồng chí của Bác được đùm bọc, nuôi dưỡng bằng tấm lòng dân, tấm lòng của gia đình doanh nhân có tiềm lực kinh tế. Bà Hoàng Thị Minh Hồ đã góp 25 cây vàng ủng hộ Việt Minh, được cử đi may quần áo cho Bác mặc trong buổi lễ Độc lập 2-9-1945, ở Quảng trường Ba Đình. Sau lễ Quốc khánh, Bác và Chính phủ lâm thời non trẻ lãnh đạo toàn dân kiên trì đối phó bằng nhiều biện pháp khôn khéo chống “thù trong, giặc ngoài”. Bác đi gặp tướng lĩnh chỉ huy của quân đội Tưởng Giới Thạch, bà Hoàng Thị Minh Hồ đi theo, dúi vàng vào túi chúng, chỉ mong “tống nhanh chúng về nước chúng” như bà vẫn nói.


Ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ đã có những đóng góp to lớn cho đất nước -  Ảnh tư liệu


Trong tuần lễ vàng và góp quỹ Độc lập do Chính phủ và Bác Hồ kêu gọi, từ 17 đến 24-9-1945, nhân dân Hà Nội đã góp 370 kg vàng và 1 triệu đồng Đông Dương (tương đương 250 cây vàng). Gia đình bà góp 17 lạng vàng và 200.000 đồng Đông Dương cho quỹ Độc lập. Làm theo gia đình ông bà, nhiều doanh nhân giàu có ở Thủ đô cũng thi nhau góp sức. Bà Vương Thị Lai, chủ hiệu Lợi Quyền ở 27 Hàng Ngang góp 105 lạng vàng và 10 ngàn đồng Đông Dương. Bà Lương Thị Tình góp 26 lạng vàng. Ông Nguyễn Như Mậu góp 11.000 đồng Đông Dương… Cùng với sức mạnh tổng hợp của doanh nhân yêu nước, gia đình bà Hoàng Thị Minh Hồ đã góp vải và tiền công may 20 vạn chiếc áo trấn thủ trang bị cho quân đội trong mùa Đông 1945 làm ấm lòng chiến sĩ rồi cùng nhau góp sức thành lập Việt Nam Công thương ngân hàng phục vụ kháng chiến, kiến quốc. Tổng số tiền gia đình ông Bô, bà Hồ đã góp cho cách mạng trong ngày đầu khó khăn ấy tới 5.147 cây vàng, một khối tài sản lớn để Chính phủ Cụ Hồ có điều kiện “đối nội, đối ngoại”, giữ vững chính quyền non trẻ.

Có thể nói, khi lòng yêu nước của nhân dân được khơi dậy mạnh mẽ, doanh nhân là lực lượng xung kích trong đội ngũ của toàn dân đã bồi bổ nền kinh tế - tài chính cho đất nước. Thế nhưng, sau ngày giải phóng miền Bắc 1954 và sau ngày giải phóng miền Nam 1975, nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp đã bó buộc sức sáng tạo của quần chúng, làm lụi bại đội ngũ doanh nhân tài năng và giàu kinh nghiệm, đưa nền kinh tế đất nước vào bờ vực thẳm của sự khủng hoảng.

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986), khi đường lối đổi mới của Đảng được xác định, cơ chế kinh tế thị trường từng bước đi vào cuộc sống, đội ngũ doanh nhân nước ta dần dần được hồi sinh, ngày càng phát triển đông đảo, góp phần xứng đáng vào nhiệm vụ giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tăng thu cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo an sinh xã hội. Phong trào xã hội, từ thiện ngày càng được phát huy từ đội ngũ doanh nhân, giúp đỡ kịp thời cho đồng bào vùng lũ lụt, các hoàn cảnh khó khăn, “đền ơn, đáp nghĩa” người có công với cách mạng, nạn nhân chất độc da cam, tạo dựng những công trình văn hóa - nghệ thuật mang tính giáo dục truyền thống sâu sắc.


Doanh nhân Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, một trong những tỷ phú của Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội nước nhà.


Tuy nhiên, trong đời sống thực tế vẫn có những người nhân danh doanh nhân, làm giàu bất chính hoặc lừa đảo kiếm tiền. Không thiếu những người thành lập công ty để có con dấu, có mã số thuế và tài khoản, in các mang danh giám đốc, Tổng giám đốc cho oai, sau đó không làm gì để tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội, chỉ bán hóa đơn, kiếm lời. Có Tổng công ty Nhà nước được Nhà nước tạo điều kiện cơ sở vật chất thật lớn, trợ vốn kinh doanh nhưng Tổng công ty năm nào cũng lỗ vốn lớn, trong khi họ vẫn đi xe ô tô thật sang trọng, nay nhà hàng, mai khách sạn, “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Có doanh nhân chỉ làm giàu cho doanh nghiệp của họ trên giá chênh lệch đất của nông dân vốn “hai sương, một nắng”. Theo tư duy này, họ làm dự án, chạy chọt chính quyền, lấy đất ruộng đang trồng cấy của nông dân, san lấp, phân lô, bán nền, lấy tiền bỏ túi. Đất ruộng có nơi chỉ được trả từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn/1m2, sau đó, phân lô, bán tới 40 triệu, 50 triệu, 70 triệu, 100 triệu/1m2. Nông dân thì khóc, trái lại, họ lại cười - những nụ cười trên nước mắt nông dân!?...

Nếu tổng hợp lại, đội ngũ doanh nhân Việt Nam thật đông đảo, phát triển đa dạng, xứng đáng là rường cột của đất nước. Những hạt sạn lớn, hạt sạn nhỏ trong đội ngũ ấy sẽ dần dần bị cuộc sống và pháp luật loại bỏ, làm cho doanh nhân Việt Nam đích thực là doanh nhân.
Thiết nghĩ, trong không khí hòa bình, xây dựng sôi động, doanh nhân Việt Nam nên ngoảnh lại ngày xưa để học hỏi thế hệ doanh nhân lớp trước, phấn đấu bằng trí tuệ và tài năng, gắn mình với Nhân dân và Tổ quốc…

Việt Nam hiện có 714.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó TP.HCM có 228.267 doanh nghiệp, Hà Nội có 143.119 doanh nghiệp, hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước đang chiếm quá nửa số doanh nghiệp toàn quốc.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47

Chuyện về con tàu Đại Lãnh trong trận chiến Gạc Ma 1988

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí mới đây, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng LLVTND kể, năm 1999, khi ông đang là thứ trưởng Bộ Quốc phòng, miền Trung có lũ lụt cực lớn.
2024-04-23 10:37:37

Phú Yên: Cần sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của các nhà đầu tư

Vừa qua, Tạp chí điện tử Hòa Nhập nhận được đơn thư của ông Phạm Văn Đạo (sống tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) phản ánh về việc: Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định thu hồi đất khi doanh nghiệp đang thực hiện dự án Khu đô thị du lịch năng lượng xanh.
2024-04-23 10:00:31

Quý I có 66 vụ cháy, Nghệ An chỉ đạo phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang tới gần, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Do đó, tỉnh Nghệ An đặc biệt chú trọng tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.
2024-04-23 08:15:00
Đang tải...