Kỳ vọng gì cho tỷ giá năm 2018?

2018-02-22 16:25:53 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Tỷ giá trung tâm giữa tiền đồng của Việt Nam (VND) và USD được công bố bởi NHNN trong ngày 31/12/2017 là 22.425 VND/USD, tăng 1,2% so với cuối năm 2016. Kết quả này tương ứng với việc tiền đồng giảm khoảng 1,2% giá trị so với USD. Trong khi đó, trên thị trường liên ngân hàng thì tiền đồng vẫn đang được giao dịch quanh mức 22.710 VND/USD, giảm 0,3% so với đầu năm 2017, đồng nghĩa với việc tiền đồng đã tăng khoảng 0,3% giá trị so với USD.

Từ chủ động tỷ giá linh hoạt…

Tuy nhiên, mức tăng giá của VND so với USD vẫn thấp hơn nhiều so với một số đồng tiền trong khu vực và trên thế giới, như đồng EURO tăng giá 13,9%, đồng KRW của Hàn Quốc tăng 12,4%, THB của Thái Lan tăng 9,8% hay CNY của Trung Quốc tăng 6,1%...



Nếu nhìn về tổng thể cung-cầu USD trên thị trường Việt Nam thì lẽ ra VND phải lên giá mạnh so với hiện nay. Mới đây, tại Hội nghị trực tuyến Triển khai nhiệm vụ Ngân hàng năm 2018 do NHNN Việt Nam tổ chức chiều 9/1/2018, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, năm 2017, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ một cách hết sức chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ các công cụ, giải pháp để duy trì lạm phát cơ bản trong năm ở mức 1,4-1,6% và kết thúc năm lạm phát cơ bản ở mức 1,41%. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp đã tạo điều kiện cho công tác điều hành lãi suất. Cụ thể trong năm 2017, hệ thống ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay từ 0,5%-1%.

Đặc biệt trong năm qua, NHNN đã điều hành tín dụng tăng trưởng tích cực ngay từ những tháng đầu năm để hỗ trợ nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp. Nhờ đó, kết thúc năm 2017 tín dụng đã tăng 18,17%, phù hợp với định hướng đề ra từ đầu năm. Đặc biệt, tín dụng được tập trung vào sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Không chỉ vậy, dưới sự điều hành chủ động, linh hoạt của NHNN, tỷ giá và thị trường ngoại hối năm qua cũng hoạt động ổn định, dự trữ ngoại hối Nhà nước đã tăng lên 53 tỷ USD. “Dự trữ ngoại hối tăng đã góp phần củng cố vị thế, uy tín quốc gia, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam”, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh.

Như vậy, trong năm 2017, NHNN đã mua ròng vào khoảng 13 tỷ USD. Đây được ghi nhận là mức dự trữ cao kỷ lục từ trước đến nay.

Yếu tố đầu tiên phải kể tới trong cán cân tổng thể của Việt Nam là cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục thặng dư trong năm 2017. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại trong năm 2017 thặng dư khoảng 2,7 tỷ USD. Đây là năm thứ hai thặng dư liên tiếp và rất có thể sẽ đánh dấu một chu kỳ thặng dư liên tiếp trong các năm sắp tới. Bởi lẽ, cán cân thương mại của Việt Nam thường biến động rất khó đoán định trong quá khứ, theo kiểu tăng giảm đan xen giữa các năm.

Thứ hai, là dòng vốn đầu tư của nước ngoài. Tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký trong năm 2017 đạt mức 29,7 tỷ USD, tăng 44,2% so với năm 2016. Bên cạnh đó, còn có 5.002 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 6,2 tỷ USD, tăng 45,1% so với năm 2016. Các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong các dự án FDI tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp thì năm 2017 nổi lên làn sóng đầu tư đến từ Hàn Quốc thay vì phần lớn chỉ là Nhật Bản, Singapore hay Thái Lan trong giai đoạn trước đó. Hàng loạt thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đã được các nhà đầu tư của Hàn Quốc thực hiện trong năm 2017. Mặc dù vậy thì thương vụ M&A đáng chú ý nhất trong năm 2017 lại thuộc về nhà đầu tư của Thái Lan (thương vụ mua hơn 53% vốn tại Sabeco, trị giá khoảng 4,8 tỷ USD).

Thứ ba, chính là thông qua con đường du lịch nước ngoài vào Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 12,9 triệu lượt người trong năm 2017, tăng 29,1% so với năm trước, tương ứng với 2,9 triệu lượt khách tăng thêm. Kết quả này đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về số lượng khách du lịch quốc tế, chỉ sau Thái Lan với khoảng 30 triệu lượt khách và Singapore với khoảng 16 triệu lượt khách du lịch.

Việc mua ròng 13 tỷ USD đồng nghĩa với việc NHNN sẽ bơm ra khoảng 295.000 tỷ đồng ra hệ thống ngân hàng trong năm 2017. Tuy nhiên, phần lớn số tiền đồng này cũng lại đang nằm tại NHNN do tiền thu được từ thương vụ bán vốn tại Sabeco thuộc về Kho bạc Nhà nước. Điều này cho thấy cung về USD tăng lên nhưng không làm cung về VND tăng lên tương ứng. Như vậy, lẽ ra VND sẽ phải tăng giá so với USD.


Sabeco bán cổ phần với mức giá 320.000 đồng/cp


Hiện tại NHNN đang điều hành tỷ giá trung tâm dựa trên tham chiếu với các đồng tiền khác trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế đó đang được vận hành như thế nào thì NHNN không công bố. Như phân tích trên, cho thấy rằng VND đang được định giá thấp hơn giá trị thực. Liệu đây có phải là ý muốn chủ quan của NHNN hay không thì chưa thể khẳng định một cách chắc chắn. Nhưng rõ ràng việc VND đang được neo ở mức thấp so với USD trong bối cảnh các đồng tiền khác trong khu vực lên giá mạnh thì sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa cũng như thu hút khách du lịch quốc tế. Và đây cũng có thể là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư năm thứ hai liên tiếp và lượng khách du lịch quốc tế tăng tới gần 30% trong năm 2017.

Theo đánh giá của Bloomberg, VND là một trong những đồng tiền ổn định nhất Châu Á. Thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, hệ thống các tổ chức tín dụng mua ròng ngoại tệ từ tổ chức, cá nhân với khối lượng lớn, từ đó có điều kiện bán lại cho NHNN để bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước.

… Đến sự trở lại dòng vốn ngoại

Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch trong báo cáo cuối năm 2016 đã lưu ý đến xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng Việt Nam khi nhận định chỉ số này vẫn ở mức thấp nhất châu Á. Điều này phản ánh nhiều vấn đề của hệ thống ngân hàng, từ cấu trúc, nợ xấu, tuy nhiên nhức nhối nhất vẫn là tình trạng thiếu vốn. Đặc biệt khi hệ thống ngân hàng đang chuẩn bị thí điểm thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II.

Quan điểm này cũng được lặp lại với một bài viết trên Bloomberg View vào cuối tháng 9/2017. “Điều mà ngân hàng Việt thiếu hụt nhất hiện là vốn”, bài viết đưa ra quan điểm: Với tình trạng số liệu nợ xấu chưa được báo cáo đầy đủ như hiện tại, tình hình thiếu vốn trên thực tế thậm chí còn trầm trọng hơn những gì số liệu cho thấy.

Tuy nhiên, thách thức này lại tạo ra cơ hội cho một câu chuyện khác – đẩy nhanh quá trình huy động vốn và sự trở lại của dòng vốn ngoại.

“Dưới con mắt của các nhà đầu tư, ngân hàng Việt Nam hiện là một trong những điểm đến khả dĩ nhất châu Á hiện tại”, Bloomberg mở đầu phần nhận định.

Lập luận này được lý giải bởi đà tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, từ sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, cho tới thị trường bất động sản đang dần lấy lại ổn định. Hệ thống ngân hàng mặc dù loay hoay với tỷ lệ nợ xấu cao, nhưng đã khôi phục được một phần thể trạng. Trong đó, tăng trưởng tín dụng – một chỉ báo để đánh giá sự trở lại của ngành “buôn tiền” đã bắt đầu tăng nhanh trở lại.

Sau một thời gian dài kể từ thời điểm bước vào “cuộc đại phẫu” tái cơ cấu năm 2008, ngành ngân hàng mới chứng kiến những đợt chào bán cổ phần lần đầu có quy mô lên tới hàng trăm triệu USD.

Gần đây nhất, HDBank đã huy động được 300 triệu USD từ các tổ chức quốc tế, sau khi chào bán cổ phần từ cổ đông hiện hữu theo phương pháp dựng sổ. Thương vụ 6.800 tỷ đồng này là thương vụ huy động vốn quy mô lớn thứ hai của ngành ngân hàng chỉ sau đợt huy động hơn 460 triệu USD của Vietcombank năm 2007, với lượng đặt mua gấp 3 lần chào bán.

Những nhà đầu tư tham gia đợt chào bán của HDBank đều là những định chế tài chính lớn trên thị trường quốc tế như Credit Saison (Nhật Bản), Deutsche Bank AG (Đức), JPMorgan Vietnam Opportunities Fund, CAM Bank (Nhật Bản), Charlemagne (Anh); Dragon Capital, VinaCapital, Macquarie Bank (Úc) hay PYN Elite.

Trước HDBank, VPBank cũng hoàn tất thương vụ huy động 250 triệu USD từ việc chào bán cổ phần cuối tháng 5. Trong đó, khối lượng đặt mua cổ phần của ngân hàng này, theo tiết lộ của đơn vị tư vấn, lên tới hơn 1,2 tỷ USD.

Sự thành công của 2 ngân hàng này không chỉ thể hiện qua phương diện quy mô của đợt huy động, mà còn ở mức giá chào bán.

Cách đây một năm, ngoài Vietcombank, mặt bằng giá cổ phiếu ngân hàng chỉ ở mức 1x, thậm chí trên OTC nhiều cổ phiếu ngân hàng giao dịch dưới mệnh giá. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, mức giá 3x – 4x với một cổ phiếu ngân hàng là điều đã được nhà đầu tư trên thị trường chấp nhận. Mức giá các nhà đầu tư ngoại chấp nhận trả cho HDBank lên tới 32.000 đồng/CP và kỳ vọng cổ phiếu này sẽ tiếp tục tăng khi HDBank chào sàn HOSE vào đầu năm 2018. Bản thân những thương vụ huy động vốn kỷ lục của các nhà băng này đã tạo động lực cho sự trở lại của nhóm cổ phiếu “vua”. Đặc biệt khi các nhà đầu tư thường có xu hướng lấy mức giá chào bán cho khối ngoại làm tham chiếu cho việc đầu tư cổ phiếu trên sàn.

Câu chuyện huy động vốn ngoại là dấu hiệu cho sự trở lại của ngành ngân hàng trong cuộc đua tăng vốn, nhưng thực tế xu hướng này không dành cho tất cả. Ngay cả 4 ngân hàng lớn nhất thị trường cũng đang “chật vật” trong quá trình tăng vốn cấp 1.

Hơn một năm qua, Vietcombank vẫn chưa thể giải quyết vướng mắc trong việc chào bán cổ phần cho đối tác ngoại dù đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với GIC để mua gần 306 triệu cổ phiếu VCB (7,7%) từ tháng 8-2016. Nguyên nhân thương vụ thất bại được cho là do mức giá mà GIC đưa ra (khoảng 400 triệu USD) thấp hơn nhiều so với giá thị trường thời điểm đó (khoảng 640 triệu USD với giá 52.000 đồng/CP).

BIDV – ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất hệ thống cũng đang chật vật trong quá trình tăng vốn với hệ số CAR sắp chạm ngưỡng nguy hiểm. Úp mở về một đối tác Hàn Quốc mới lộ diện, dù vậy, trong hoàn cảnh hiện tại, thời gian “chốt deal” của thương vụ chào bán cho cổ đông chiến lược BIDV được dự báo sẽ khó có thể thực hiện trong ngắn hạn.

Ngoài việc tìm kiếm đối tác, giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài cũng là bài toán khó khi huy động vốn. Trường hợp thành công trong huy động vốn ngoại của VPBank hay HDBank mới đây cũng là nhờ khoảng “room” trống còn rộng mở cho nhà đầu tư nước ngoài 10%. Room ngoại của VPBank lấp đầy khi lên sàn, trong khi HDBank được kiểm soát dư địa còn khoảng 8,5%.



Trong khi tại VietinBank, room khối ngoại của nhà băng này hiện đã đạt khoảng gần sát 30%. Với tỷ lệ “room” còn lại cho nhà đầu tư nước ngoài khiêm tốn và chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu giao dịch hàng ngày, việc thu hút nguồn lực từ khối ngoại để tăng vốn cấp 1 trở thành một vấn đề khó giải quyết.

Cùng với đó, nội tại ngân hàng cũng là những điểm sáng hấp dẫn giới đầu tư. Tính đến 30/12/2017, HDBank có tổng tài sản (riêng lẻ) 180.816 tỷ đồng; Vốn chủ sở hữu (riêng lẻ HDBank) là 14.051 tỷ đồng. HDBank dự kiến sẽ đạt lợi nhuận trước thuế khoảng 2.400 tỷ trong cả năm nay, tăng 130% so với cùng kỳ năm trước.

Thời gian qua, HDBank đã có những tăng trưởng vượt bậc. So với năm 2011, tổng tài sản của HDBank tại ngày 31/12/2016 tăng hơn 3 lần, vốn chủ sở hữu tăng gần 3 lần, tổng huy động vốn tăng hơn 4 lần, tổng cho vay tăng 5 lần, lợi nhuận trước thuế tăng hơn 2 lần. Với mối quan hệ mật thiết với các đối tác lớn như Vietjet Air, Vinamilk và mảng tài chính tiêu dùng HDSaison đang phát triển với tốc độ vũ bão, HDBank hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài khi đem lại kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng vượt trội so với trung bình ngành trong 5 năm tiếp theo. Rõ ràng, “quà” không dành cho tất cả nhưng dòng vốn vẫn đang tìm đến những khoản đầu tư tiềm năng trong lĩnh vực ngân hàng được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ này.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47

Chuyện về con tàu Đại Lãnh trong trận chiến Gạc Ma 1988

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí mới đây, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng LLVTND kể, năm 1999, khi ông đang là thứ trưởng Bộ Quốc phòng, miền Trung có lũ lụt cực lớn.
2024-04-23 10:37:37

Phú Yên: Cần sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của các nhà đầu tư

Vừa qua, Tạp chí điện tử Hòa Nhập nhận được đơn thư của ông Phạm Văn Đạo (sống tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) phản ánh về việc: Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định thu hồi đất khi doanh nghiệp đang thực hiện dự án Khu đô thị du lịch năng lượng xanh.
2024-04-23 10:00:31

Quý I có 66 vụ cháy, Nghệ An chỉ đạo phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang tới gần, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Do đó, tỉnh Nghệ An đặc biệt chú trọng tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.
2024-04-23 08:15:00
Đang tải...