Làm gì để nông dân ngừng chia rau thành loại để bán và để ăn?

2016-05-05 09:59:59 0 Bình luận
Những bó rau xanh non ngoài chợ liệu có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật? Các loại thịt, cá có bị nhiễm vi sinh vật, lạm dụng hóa chất, kháng sinh hay không? Những câu hỏi đó đang ám ảnh những người hàng ngày chuẩn bị bữa ăn cho gia đình của mình



Các cơ quan chức năng đã nhận diện vấn đề và đang thể hiện quyết tâm trong đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, đổi mới sản xuất nông nghiệp và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nông dân, những người đang trực tiếp sản xuất những sản phẩm này cũng là nhân tố quan trọng để giải quyết triệt để vấn nạn "thực phẩm bẩn."

Phân loại sản phẩm: Để ăn và đem bán 

Vấn nạn về mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang làm “đau đầu” cả Chính phủ cùng các cơ quan chức năng địa phương. Đến cả người chịu trách nhiệm lớn nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng phải nói lời xin lỗi về những phát biểu gây hiểu nhầm của mình về an toàn thực phẩm. 

Đã có nhiều ý kiến cho rằng nếu bỏ qua khâu yếu kém trong quản lý Nhà nước, thì người nông dân, cơ sở sản xuất cũng phải chịu trách nhiệm về ý thức, quy trình sản xuất của mình khi cố tình vì lợi nhuận mà bỏ quan sức khỏe người tiêu dùng. 

Thực trạng nông sản, thủy sản bị lạm dụng hóa chất, các loại thuốc bảo vệ thực vật tràn lan là minh chứng cụ thể cho lập luận này. 

Thực tế cho thấy, không thiếu tình trạng nhiều hộ nông dân phân loại nông sản theo hai cách: để ăn và để bán. 

Trên cùng mảnh đất nuôi trồng, hai khoảng diện tích “để ăn” và “để bán” được phân biệt rất rõ ràng trong quá trình gieo trồng. 

Khu “để ăn” mặc định không hề có thuốc trừ sâu, phân hóa học hay phụ gia dinh dưỡng. Dù còi cọc, xấu mã, năng suất thấp nhưng lại được ưu tiên dùng làm thức ăn cho gia đình. 

Khu còn lại, được chăm bón cẩn thận, đầu tư thuốc ngoại, đắt tiền, xanh tốt, tăng trưởng nhanh gấp nhiều lần thì được dành đem bán, mang lại giá trị kinh tế. Với họ, điều quan trọng là gia đình vẫn dùng thực phẩm sạch. 

Còn với người tiêu dùng, mặc dù thừa hiểu nông sản bày ngoài chợ thường được chăm bón “cẩn thận” với cách lớn lên “nhân tạo” nhưng “khuất mắt trông coi” và thực sự rất khó có thể nhận biết đâu là đồ sạch, đâu là thực phẩm bẩn để có cơ hội chọn lựa. 

Chính cách làm, cách hiểu ấy là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến nhiều hàng hóa nông nghiệp nước ta không đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu. 

"Vì sao nhiều nước nhập khẩu thực phẩm của chúng ta lại thường tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo tại Việt Nam về an toàn thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, đồng thời còn hỗ trợ về sản xuất sạch? Đó là vì họ sợ thực phẩm nhập khẩu từ nước ta có nhiều nguy cơ bị lạm dụng hóa chất, phụ gia và các chất kháng sinh," Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thẳng thắn bày tỏ như vậy trong một cuộc họp bàn về an toàn thực phẩm. 

Một lý do khác, là điều kiện thuận lợi dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất tràn lan trong sản xuất, nuôi trồng chính là bởi lý do quá dễ dàng trong mua bán những loại phụ gia này. 

Qua kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có đến 5,17% mẫu rau nhiễm chất cấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép. 1,91% mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu chất cấm, kháng sinh vượt giới hạn cho phép. 

15,4% mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu về vi sinh vật gây bệnh. 7,27% mẫu thủy sản vi phạm các chỉ tiêu về hóa chất, kháng sinh cấm và vượt giới hạn cho phép. 

Đó là những số liệu báo cáo từ các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 42/63 tỉnh/thành phố về kết quả giám sát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên rau và chất cấm, kháng sinh trong thịt, thủy sản trong đợt cao điểm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp từ tháng 10/2015 đến thời điểm hết tháng 2/2016. 

Những con số trên là "đáng giật mình" về thực trạng an toàn thực phẩm, tuy nhiên vẫn còn nhiều băn khoăn về tình hình thực tế vì đây mới là "phần nổi của tảng băng chìm."

Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng cũng cho rằng, ông không tin tưởng vào số liệu báo cáo của các bộ ngành vì "tình trạng là rất báo động, tràn làn, chứ không thể chỉ là con số 5%-6% thực phẩm bẩn."

Manh mún trong sản xuất 

Về thực trạng sản xuất nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát tâm tư: “Chúng ta muốn có rau, thịt an toàn mà lại có hàng triệu hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ nên không thể quản lý được."

Giải pháp mà Bộ trưởng Phát đưa ra là cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách để thúc đẩy hình thành các chuỗi sản xuất, mô hình sản xuất lớn. 

"Nhưng quan trọng hơn là hành động, sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương. Phải đưa nông dân vào hợp tác xã để hướng dẫn họ thực hiện theo VietGAP, GlobalGAP, kết nối với doanh nghiệp phân phối,” Bộ trưởng Phát nói. 

Bộ trưởng Phát cho biết thêm, hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung giải pháp vào một số vấn đề trọng tâm, nhức nhối hiện nay như: lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau; tình trạng thịt nhiễm vi sinh do khâu giết mổ, buôn bán, lạm dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi và các phụ gia trong chế biến; tồn dư chất kháng sinh trong hàng thủy sản. 

Trong thời gian tới, có 3 mục tiêu mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng tới, đó là tiến tới chấm dứt sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; kiểm soát cơ bản việc buôn lậu thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản vì nếu cắt đứt được nguồn cung là giải pháp rất quan trọng để đảm bảo an toàn vệ sinh trong sản xuất thực phẩm; kiểm soát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thủy sản. 

Theo Bộ trưởng Phát, đây đang là những vấn đề lớn, tràn lan trong sản xuất nông nghiệp, do đó, cần có sự phối hợp, hỗ trợ của các Bộ, ngành và địa phương trong triển khai 3 mục tiêu này. 

Tăng cường các mô hình sản xuất sạch 

Trước thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là đối với nông-thủy sản, Hội Nông dân phối hợp với các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các tỉnh, thành phố cũng đã vào cuộc, xây dựng các mô hình chăn nuôi đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết, với chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nông dân, trong những năm qua, Hội Nông dân Việt Nam đã tập trung giám sát việc sản xuất, buôn bán và sử dụng các loại vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, hạn chế tối đa hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. 

Bên cạnh đó, Hội đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ hội viên kiên quyết đấu tranh, phát hiện và báo với cơ quan chức năng những trường hợp sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. 

Ông Lại Xuân Môn cũng cho biết, vừa qua, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố đã triển khai việc ứng dụng công nghệ vi sinh, các chế phẩm sinh học vào sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như môi trường sống.

Sau hơn một năm, thử nghiệm chế phẩm sinh học Biowish ở 38 tỉnh trên cả nước đã đạt kết quả rất cao. Hơn 600 mô hình các loại như nuôi lợn, bò, gà, thủy hải sản, trồng trọt lúa, măng tây, ngô, rau sạch… đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với trước khi chưa áp dụng dùng chế phẩm sinh học Biowish, đồng thời đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. 

Như mô hình chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Trọng Long, hợp tác xã Hoàng Long (xã Tân Ước, Thanh Oai, Hà Nội), chỉ sau 5 tháng thử nghiệm ứng dụng chế phẩm sinh học Biowish trên đàn lợn hơn 200 con, tổng số ngày nuôi đã giảm trung bình từ 10-15 ngày, đặc biệt dư lượng kháng sinh cũng như các loại vi khuẩn có hại trong thịt đã giảm tối đa, chất lượng thịt đảm bảo đủ các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm ở các thị trường khó tính nhất. 

Theo Trung ương Hội Nông dân, những mô hình này sẽ được chuẩn hóa và tiếp tục hỗ trợ áp dụng cho nhiều địa phương, qua đó góp phần giảm thiểu tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ và sử dụng hóa chất trong chăn nuôi, đặc biệt với các hóa chất tạo nạc bị cấm sử dụng trong chăn nuôi ở Việt Nam như salbutamol, clenbuterol, chất vàng ô.../.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...