Lục Nam (Bắc Giang): Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

2017-11-30 19:44:00 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Là một huyện miền núi có số dân đông, với số lượng gần 49.000 thanh niên trong độ tuổi lao động, trong những năm qua, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Lục Nam đã luôn quan tâm chú trọng tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giải quyết việc làm cho thanh niên với quan điểm phải trao “cần câu” cho người lao động trên địa bàn.

Trao “cần câu” cho người lao động

Hàng năm, UBND huyện Lục Nam chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức điều tra, thống kê nhu cầu học nghề của lao động trong độ tuổi, từ đó phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài huyện để triển khai đào tạo. Trong công tác tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp, huyện Lục Nam chỉ đạo các ngành, địa phương tuyên truyền bằng nhiều hình thức về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác đào tạo nghề để người lao động nông thôn, vùng sâu, xa tiếp cận được với chính sách về đào tạo nghề. Huyện cùng phối hợp với các trường cao đẳng, trung cấp nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện tốt việc tư vấn học nghề qua nhiều hình thức.


Lớp đào tạo nghề hàn tại xã Bình Sơn - huyện Lục Nam

Thời gian qua, các xã trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn”. Trong đó chú trọng ưu tiên các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho hộ nghèo. Ưu tiên người có nhu cầu học nghề là người nghèo, người bị thu hồi đất canh tác… Qua chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, kết thúc các lớp học, 100% học viên nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản, đem áp dụng vào các mô hình của gia đình. Nhiều học viên mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh giúp tăng hiệu quả kinh tế. Không chỉ vận dụng kiến thức có được trong hoạt động sản xuất của gia đình, các học viên còn là những tuyên truyền viên tích cực phổ biến kiến thức đã học, chia sẻ kinh nghiệm đến các gia đình hội viên, nông dân khác; giúp họ nâng cao kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Trên địa bàn huyện có 4 cơ sở dạy nghề là Trung tâm GDTX - Dạy nghề Lục Nam; Trung tâm dạy nghề Xương Giang; Trung tâm dạy nghề Mạnh Hùng; Trung tâm dạy nghề - Công ty cổ phần May Bắc Giang. Do đó, thuận lợi trong việc tiến hành đào tạo nghề cho thanh niên với các nghề chủ yếu như: may, sửa chữa cơ khí, mây tre đan xuất khẩu, chăn nuôi, trồng trọt, điện tử, điện lạnh dân dụng…


Ông Vũ Trí Bào - TP LĐ TBXH phát biểu tại lễ khai giảng lớp sửa chữa xe máy tại xã Lục Sơn - huyện Lục Nam


Đặc biệt, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang là một trong những đơn vị đầu tiên của cả nước thực hiện mô hình "Một đơn vị nhiều chức năng" vừa giảng dạy văn hóa, vừa đào tạo nghề cho học sinh trung học... Trải qua hơn mười năm, mô hình này đã được ngành giáo dục nhân rộng trên toàn quốc. Với những lợi ích và sự kiên trì thực hiện mô hình giáo dục, hằng năm, Trung tâm GDNN - GDTX huyện Lục Nam luôn thu hút hàng trăm học sinh theo học. Hiện nay, Trung tâm có tổng số 17 lớp học, 830 học sinh, là cơ sở đào tạo có số lượng học sinh lớn tương đương với nhiều trường THPT công lập trên địa bàn huyện. Trong giảng dạy, số lượng, quy mô ngành nghề được mở rộng; cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường được quan tâm xây dựng, đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học; chất lượng giáo dục toàn diện chuyển biến tích cực, thực chất và ổn định, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học...


Giờ thực hành tại lớp sửa chữa xe máy tại xã Lục Sơn


Năm 2017, đã có 3.069 lao động thường trú tại Lục Nam được tham gia đào tạo nghề . Trong đó, lao động tham gia đào tạo dài hạn (đại học, cao đẳng, trung cấp) là 955 người; Lao động đào tạo ngắn hạn 2.114 người; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40,3%, đạt 98,29% kế hoạch năm; Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 28%, đạt 100% kế hoạch năm. Lục Nam phấn đấu đến hết năm 2018 đạt 45% tỷ lệ lao động qua đào tạo, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 29,2%.

Dẫn đầu tỉnh về xuất khẩu lao động

Cùng với việc chú trọng đào tạo nghề, UBND huyện Lục Nam cũng rất chú trọng trong việc xây dựng cơ chế hỗ trợ, phối hợp với các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền thanh niên đi xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm. Trong 3 năm qua, huyện Lục Nam là một trong những địa phương đã dẫn đầu toàn tỉnh về công tác xuất khẩu lao động. Người lao động Lục Nam tập trung ở các nước Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc với mức thu nhập bình quân 22-25 triệu đồng/người/tháng. Những xã có nhiều người đi xuất khẩu lao động là: Tam Dị, Bảo Đài, Bảo Sơn, Đông Phú, Nghĩa Phương và Huyền Sơn. Theo thống kê của Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện, hiện Lục Nam có hơn 7 nghìn lao động đang làm việc ở các nước, mỗi năm lượng kiều hối gửi về qua hệ thống ngân hàng hơn 1.000 tỷ đồng.


Lớp dạy nghề sửa chữa máy nông nghiệp tại xã Bảo Sơn huyện Lục Nam.


Có được kết quả trên là do cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể trong huyện tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ lao động xuất khẩu; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở các điểm tư vấn, tiếp nhận hồ sơ, dạy ngoại ngữ, dạy nghề tại các xã, thị trấn giúp lao động tiết kiệm thời gian, chi phí. Với những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề, trong năm 2018, huyện Lục Nam tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư, giải quyết việc làm; đồng thời tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
2024-03-28 13:53:20

Cao Bằng tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động

Theo kế hoạch, trong 3 ngày đầu tháng 4/2024 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động trên địa bàn.
2024-03-27 13:39:07

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Ngày 20/3/2024, Công ty cổ phần quảng cáo Hà Thái, công ty TNHH quảng cáo Ngọc Hà là hai thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam do ông Hà Đình Thái, Ủy viên ban chấp hành dẫn đoàn có chuyến viếng thăm, thắp hương tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sĩ A1.
2024-03-26 21:16:00

Quốc Oai: Đến bao giờ mới trả lại đất cho thương binh Nguyễn Hữu Minh

Ngày 22/3/2024, Tạp chí điện tử Hoà nhập có nhận được đơn tố cáo của thương binh Nguyễn Hữu Minh thường trú tại: Số 28, ngõ 3, đường Âu Cơ, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội phản ánh việc bị chiếm đoạt, sử dụng đất bất hợp pháp.
2024-03-26 19:23:00
Đang tải...