Mái ấm người khiếm thị Thành Nam

2016-12-05 15:53:41 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Nhiều năm nay, Cơ sở dịch vụ Phương Đông ở số 34 Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đã trở thành mái ấm nghĩa tình của người khiếm thị. Ở đây có 7 người (5 nam, 2 nữ) đang cùng nhau thắp lên ánh sáng niềm tin bằng nghề xoa bóp, bấm huyệt, tạo mức thu nhập ổn định 3 triệu đồng/người/tháng.
Mái ấm người khiếm thị Thành Nam
Nhân viên khiếm thị tại Cơ sở dịch vụ mát xa, bấm huyệt Phương Đông đang phục vụ khách hàng - Ảnh Hồ Thanh.

Tuy đôi mắt không nhìn thấy nhưng bù lại đôi tai, hai bàn tay và đôi chân của người khiếm thị lại cực kỳ nhạy cảm. Họ chỉ cần lắng nghe hoặc được cầm tay người đối diện là cảm nhận được những điều người bình thường quan sát bằng đôi mắt. Có lẽ do quy luật bù trừ tạo hóa đã ban cho họ. Đó là cảm nhận của chúng tôi khi đến với mái ấm người khiếm thị Thành Nam.

Trong câu chuyện trao đổi, chúng tôi được biết: Cách đây đã 14 năm, vào ngày 12-6-2002, Cơ sở sản xuất dịch vụ Phương Đông ở số 34 Lê Hồng Phong thành phố Nam Định đã được Sở Y tế tỉnh Nam Định cấp giấy phép và chính thức đi vào hoạt động. Anh Trần Văn Tĩnh là Chủ tịch Hội Người mù thành phố Nam Định trực tiếp làm chủ cơ sở. Trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở Y tế và lãnh đạo thành phố Nam Định, người khiếm thị tại đây được đi học kỹ thuật mát-xa, bấm huyệt, tạo điều kiện thuận lợi để hành nghề. Phòng xoa bóp bấm huyệt của cơ sở được trang bị máy điều hòa không khí, ti vi, hệ thống âm thanh hiện đại. Đội ngũ nhân viên đều có kỹ năng chuyên môn cao, ăn nói dễ nghe, luôn tận tụy phục vụ, được khách hàng tin cậy, đánh giá cao.

Để tạo dựng uy tín bền vững, cơ sở đề ra kỷ luật rất nghiêm minh, quy định giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi chặt chẽ. Họ đều là người khiếm thị hoặc khuyết tật nặng nhưng luôn tự làm lấy mọi việc như: vệ sinh cá nhân, dọn dẹp nhà cửa, giặt khăn, liên hệ khách hàng… Cơ sở có quy định giờ giấc phục vụ rõ ràng, giá tiền cụ thể, bố trí phòng chăm sóc khách hàng nam và nữ riêng biệt. Mọi người có nhu cầu khi đến đây đều được phục vụ tận tình, chu đáo, đúng kỹ thuật, tạo cảm giác dễ chịu, nhất là người bị bệnh đau đầu, đau vai gáy, đau lưng, đau dây thần kinh ngoại biên. Hiện nay, mỗi lượt phục vụ khách hàng ở đây trong thời gian 60 phút được thống nhất thu phí 60.000 đồng/người. Cơ sở thống nhất trích nộp 20.000 đồng để trả tiền điện, nước, vệ sinh, giặt khăn, ga, gối, đệm, chi phí các hoạt động thường xuyên, người hành nghề được hưởng 40.000 đồng/lượt. Trung bình mỗi tháng, cơ sở đón tiếp, phục vụ khoảng 1.000 lượt khách nên người lao động ở đây có mức thu nhập khá ổn định, bình quân 3 triệu đồng/tháng. Sau giờ làm việc, họ lại cùng ăn, cùng tắm, nói chuyện, cười đùa, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, không hề có sự phân biệt đối xử. Chính nhờ vậy, những người khiếm thị ở đây luôn lạc quan, yêu đời, tận tâm với công việc và quên đi những mặc cảm, thiệt thòi.

Trao đổi với anh Trần Văn Tĩnh cũng như anh chị em đang phục vụ ở đây, chúng tôi được biết thêm: Cơ sở ở ngay trung tâm thành phố Nam Định nhưng lối đi lại là một ngõ hẹp, chỉ vừa đủ cho một chiếc xe máy, xe đạp ra vào nên nhiều khách hàng đến bằng ô tô có nhu cầu phục vụ nhưng đành chịu. Tuy vậy, quan trọng nhất đối với họ là đã có được một mái nhà chung ấm áp, được hành nghề để có nguồn thu nhập chính đáng, từng bước vươn lên thoát nghèo, sống hòa nhập với cộng đồng. Nói như nhiều người dân đang sinh sống ở đây thì: “Người khiếm thị tại cơ sở đã biết tạo nên ánh sáng trong đôi mắt tối.”

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại hội MTTQ thành phố Hạ Long: Đoàn kết, kỷ cương, dân chủ, đổi mới, phát triển

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hạ Long lần thứ XX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 được tổ chức trong 2 ngày 19 và 20/4 đã thành công tốt đẹp. Đây là đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh với khát vọng: Xây dựng thành phố Hạ Long kiểu mẫu, hiện đại, giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình.
2024-04-20 19:27:03

Phong Nha-Kẻ Bàng sẽ thành kinh đô du lịch mạo hiểm châu Á

Trên 200 km chiều dài của hệ thống hơn 425 hang động lớn nhỏ và các dòng sông ngầm đã tạo cho Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành một trong những hệ sinh thái Karst trên núi đá vôi nổi bật nhất trên thế giới.
2024-04-20 16:00:00

Quảng Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh

Sau một ngày (19/4) làm việc khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 18 theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật hiện hành.
2024-04-20 13:28:10

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Khai mạc hoạt động Giữ nghề xưa giữa lòng Phố cổ

Ban Quàn lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp một số tổ chức, cá nhân vừa tổ chức Khai mạc hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
2024-04-20 08:01:45
Đang tải...