MBBank lên tiếng trước nghi vấn Nhật Cường dùng tài sản thế chấp là hàng nhập lậu?

2019-05-23 15:59:14 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Câu chuyện về ông chủ Nhật Cường Mobile bị khởi tố đang thu hút sự chú ý của dư luận. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp này từng có quan hệ tín dụng với một số ngân hàng, trong đó có Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank). Điều này đặt ra nghi vấn liệu Cty Nhật Cường có dùng tài sản thế chấp là hàng nhập lậu hay không?

Trước sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư về vấn hợp đồng thế chấp của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Cty Nhật Cường) tại MBBank, Lãnh đạo MBBank trả lời báo chí, khoản vay của Cty Nhật Cường tại MBBank là con số không lớn, khoảng hơn 43 tỷ đồng. Với tư cách là tổ chức cung cấp tín dụng, khoản cho vay của MBBank với Nhật Cường thực hiện trên cơ sở có tài sản đảm bảo theo quy trình thông thường của một khoản tín dụng tại Ngân hàng. MBBank hoàn toàn không liên quan đến những vấn đề đang điều tra tại Nhật Cường và không có trách nhiệm gì về những sai phạm (nếu có) tại đây. Trong trường hợp xấu nhất, MBBank không thể thu hồi được khoản cho vay với Cty Nhật Cường thì khoản thiệt hại Ngân hàng sẽ phải ghi nhận là hơn 43 tỷ đồng, bằng đúng giá trị khoản tín dụng hiện Cty Nhật Cường đang nợ MBBank.

 

Ảnh minh họa

Nhưng thực tế Công ty Nhật Cường Mobile đang được cơ quan công an điều tra về hành vi buôn lậu điện thoại xuyên quốc gia trong nhiều năm, ông chủ của Nhật Cường Mobile đã được cơ qua công an tống đạt quyết định bắt giam để điều tra, hiện ông này đã bỏ trốn.


Tài sản thế chấp có phải là hàng hóa nhập lậu?

Từ các hợp đồng thế chấp của Cty Nhật Cường tại MBBank, cũng đặt ra một nghi vấn về quy trình xem xét và phê duyệt hồ sơ tín dụng của MBBank với Nhật Cường. Bởi toàn bộ tài sản đảm bảo của các hợp đồng tín dụng này lại là điện thoại di động, ipad, phụ kiện của doanh nghiệp này, mà Cty Nhật Cường lại đang là đối tượng điều tra của vụ án buôn lậu điện thoại, ipad trong thời gian dài.

Điển hình, hợp đồng số 71.10.070.759925/TC.DN. Tài sản đảm bảo là: Hàng tồn kho luân chuyển là điện thoại di động và phụ kiện các loại tại kho chính và tại tất cả các cửa hàng,showroom, trụ sở công ty, nơi sửa chữa – bảo hành,... của Công ty TNHH TM&DVKT Nhật Cường. Giá trị định giá: 32.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba mươi hai tỷ đồng chẵn).

Hay hợp đồng số 71.10.070.759925/TC.DN. Tài sản đảm bảo là:  Hàng tồn kho luân chuyển là điện thoại di động và phụ kiện các loại, IPad, máy tính bảng tại kho chính 39-41 Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội và tại tất cả các cửa hàng,showroom, trụ sở công ty, nơi sửa chữa – bảo hành,... của Công ty TNHH TM&DVKT Nhật Cường. Giá trị tối thiểu 40.000.000.000 VND....

Như vậy, toàn bộ tài sản đảm bảo cho khoản vay là điện thoại di động, ipad, phụ kiện của Công ty Nhật Cường đặt lên nghi vấn: Tài sản thế chấp này có phải là hàng hóa mà Công ty Nhật Cường buôn lậu rồi mang thế chấp tại Ngân hàng MBBank hay không?

Trước những vấn đề này, đại diện truyền thông của MBank đả trả lời câu hỏi cho PV Hòa Nhập qua email “Liên quan đến hoạt động tín dụng giữa MBBank và khách hàng Công ty TNHH TM và DV kỹ thuật Nhật Cường, việc cấp tín dụng được MBBank thực hiện đúng theo quy trình và quy định hiện hành. Khoản vay này còn được đảm bảo bởi BĐS (Bất động sản – PV), HĐTG (Hợp đồng tiền gửi – PV), phương tiện vận tải. Trong quá trình vay vốn ngân hàng khách hàng trả nợ đầy đủ, đúng hạn”.

Câu trả lời của MBBank chỉ chung chung là vậy, mà không nói rõ về tài sản đảm bảo là các sản phẩm điện thoại di động, ipad, phụ kiện điện thoại… mà PV đã nêu trong câu hỏi. Mấu chốt của vấn đề là những tài sản thế chấp này có phải là hàng nhập lậu không? 

Hơn nữa, MBBank cho rằng Cty Nhật cường khi vay tiền luôn trả đúng hạn, trả nợ đầy đủ thì cũng không có nghĩa đó không phải là hàng nhập lậu, và cũng không có nghĩa là không có sai sót trong  quá trình thẩm định của MBBank.

Có lẽ cơ quan chức năng cũng cần xem xét điều tra rõ hơn về những hoạt động thế chấp tài sản này, để làm rõ vấn đề, liệu đây những hồ sơ này có phải là hồ sơ giả do Cty Nhật Cường cung cấp tới Ngân hàng để thế chấp? Liệu ngân hàng có kiểm đếm tài sản thực tế hay không? Có kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hay không? Hay chỉ dựa vào hồ sơ Công ty Nhật Cường cung cấp?

Chỉ có cơ quan chức năng đủ thẩm quyền mới có thể tiếp cận được hồ sơ này từ ngân hàng. Từ đó mới có thể khẳng định được MBBank có lỏng lẻo trong quá trình xét hồ sơ vay thế chấp tài sản hay không.  

Liên quan đến hợp đồng số 22992.17.086.759925.BÐ. Tài sản đảm bảo là quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng kinh tế 01-2016/HĐKT/HAPI-NC-DKC ngày 26.12.2016 về việc thực hiện Gói thầu: Số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội của Sở Kế hoạch và Đầu tư - năm 2016 giữa Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội và Liên danh NC-DKC giữa Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường và Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Kinh, thành viên đại diện liên danh là Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường.

Đại diện MBBank cho biết qua email, đây là Hợp đồng Thế chấp TSBĐ (tài sản đảm bảo- PV) (quyền đòi nợ như mô tả) cho nghĩa vụ của KH tại MB cho Gói thầu này. Khách hàng đã hoàn thành nghĩa vụ và Hợp đồng này đã kết thúc từ năm 2017.

MBBank sẽ thiệt hại thế nào?

Theo tìm hiểu được biết, ông Bùi Quang Huy và Cty Nhật Cường (do ông Huy sở hữu 90%) đang có khoản nợ lên đến 121,089 tỷ đồng tại các tổ chức tín dụng.

Trong đó, cá nhân ông Bùi Quang Huy đang vay nợ 62,609 tỷ đồng bằng 5 tài sản đảm bảo tại 2 ngân hàng. Cụ thể, tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ông Bùi Quang Huy có 1 khoản vay trung hạn 2,811 tỷ đồng và 1 khoản vay dài hạn 17,944 tỷ đồng. Tổng giá trị vay tại ACB là 20,75 tỷ đồng.

Ngoài ra, cá nhân ông Bùi Quang Huy có 1 khoản vay dài hạn tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chi nhánh Ba Đình với tổng số vay là 41,854 tỷ đồng.

Đối với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường do ông Bùi Quang Huy làm Tổng giám đốc, công ty này đang vay nợ 58,480 tỷ đồng bằng 13 tài sản đảm bảo tại 2 ngân hàng. Toàn bộ là nợ vay ngắn hạn.

Trong đó, Công ty Nhật Cường có 1 khoản vay ngắn hạn 11,231 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Còn tại MB - Chi nhánh Ba Đình, Công ty Nhật Cường vay 47,249 tỷ đồng. Như vậy, riêng MB đã cho ông Bùi Quang Huy và Công ty Nhật Cường vay 89,103 tỷ đồng.

Đáng chú ý có những khoản vay cá nhân của ông Huy tại MBBank, như khoản vay mua căn hộ sang trọng, căn nhà số: W2510, tầng 25, tòa nhà Tây, rộng 694m2 tại Tòa nhà Golden Westlake Executive Residences, tọa lạc tại số 151 phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Bên cạnh đó, ông Huy cũng đã mang thế chấp toàn bộ số cổ phần sở hữu của mình tại Cty Nhật Cường vào cuối năm 2018. Tài sản đảm bảo cho hợp đồng thế chấp này chính là giấy chứng nhận góp vốn do cty Nhật Cường phát hành, giá trị góp vốn: 34,200,000,000 VND (Bằng chữ: Ba mươi tư tỷ, hai trăm triệu đồng) chiếm tỷ lệ: 90% vốn điều lệ.

Như vậy có thể thấy, tổng số thiệt hại, nếu có, của MBBank liên quan đến Cty Nhật Cường và ông Huy không chỉ là 43 tỷ đồng, mà con số này có thể lên tới hơn 89 tỷ đồng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ

Vietnam’s Autism Projects (VAPs) là mô hình kinh tế đầu tiên đưa người tự kỷ vào môi trường lao động ổn định, với kỳ vọng người tự kỷ cũng được lao động, cống hiến trong một môi trường làm việc phù hợp. Trong buổi trò chuyện với phóng viên, anh Nguyễn Đức Trung - người sáng lập và điều hành VAPs đã có nhiều chia sẻ về những kỷ niệm trên hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ của một dự án tiên phong tại Việt Nam.
2025-07-11 11:30:00

SHB ra mắt máy CRM - “điểm chạm” giao dịch mới cho khách hàng

Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
2025-07-11 10:24:38

Phường Định Công ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng

Ngày 9/7/2025, phường Định Công đã huy động hơn 70 công an, dân quân tự vệ, an ninh cơ sở, công chức phường cùng các trang, thiết bị ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp, san lấp ao hồ trên địa bàn.
2025-07-11 10:19:10

Hà Nội yêu cầu kiểm tra vi phạm đất đai tại 6 xã, phường theo đề nghị của công an

UBND TP Hà Nội yêu cầu 6 xã, phường gồm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Định Công, Thanh Liệt, Đại Thanh, An Khánh, Kim Anh tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý dứt điểm đối với các vi phạm trong công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn sau báo cáo của Công an Hà Nội.
2025-07-11 09:05:00

Thủ tướng yêu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho thân nhân và gia đình liệt sĩ trước ngày 27/7

Trong phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/10, trong đó với thân nhân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ phải rà soát xong trước Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
2025-07-11 08:14:35

OPES thắng lớn với bộ đôi giải thưởng danh giá tại Insurance Asia Awards 2025

Ngày 8/7/2025 tại Singapore, OPES vinh dự được trao tặng 2 giải thưởng danh giá là “Sáng kiến ứng dụng AI của năm” và “Nhà bảo hiểm số của năm” tại lễ trao giải Insurance Asia Awards 2025. Trước đó, OPES cũng vinh dự lọt “Top 10 Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ uy tín năm 2025” do tổ chức xếp hạng uy tín Vietnam Report công bố.
2025-07-09 16:53:39
Đang tải...