Mỗi ngày một chuyện

2017-05-26 19:09:56 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Khủng hoảng gia đình và những bệnh lý xã hội tuổi vị thành niên như “khối u” nhức nhối đối với xã hội hiện đại, để lại nhiều hệ lụy cho mỗi gia đình. Với mong muốn giúp trẻ vị thành niên hướng nghiệp và hòa nhập cộng đồng tốt, mỗi bậc làm cha, làm mẹ cần dành nhiều thời gian, tâm huyết cho con cái của mình. Hoanhap.vn xin gửi tới bạn đọc loạt bài của nhiều tác giả với Tiêu đề: Mỗi ngày một chuyện, nhằm chung tay xây dựng xã hội ngày càng tiến bộ, tốt đẹp.

Bài 1: Trẻ lang thang, vì đâu?

Q là con trai đầu, em gái kém hai tuổi. Trước khi sinh em, cả hai bố mẹ đều làm lâm nghiệp ở Lai Châu. Do lương ít, nên cả gia đình đã chuyển về quê sinh sống với ông bà nội ở Thái Bình. Nhưng làm nông nghiệp vẫn khó khăn, nên người bố đã trở lên Lai Châu làm thợ xẻ gỗ thuê, còn mẹ ở lại nuôi hai con.

Q lớn lên trong sự chăm chút cẩn thận của ông bà và mẹ. Q là một đứa trẻ từ bé đã tỏ ra hiếu động. Điều đó khiến ông bà rất bực mình và suốt ngày phàn nàn với mẹ của em về chuyện đó. Q được đưa đến nhà trẻ khi được một tuổi. 6 tuổi đi học, chăm học và học khá. Từ lớp hai trở đi, sức học của Q giảm sút đôi chút. Q luôn nghịch ngợm nhưng sức học ở lớp vẫn vào loại khá. Cho đến hết lớp bốn thì ba mẹ con lại chuyển lên Lai Châu ở với bố. Năm mười hai tuổi, em đã từng phải tự kiếm sống để nuôi thân. Q mua lại các con thú săn được của người dân tộc để mang đến chợ huyện bán lấy lãi, việc này khá vất vả. Kinh tế gia đình lúc này khá giả nhất. Trong gia đình có ba người kiếm được tiền: em thì buôn thú, bố đi xẻ gỗ, mẹ trồng rau. Đời sống vật chất và cách cư xử của mọi người trong gia đình cũng trở nên hòa thuận hơn. Bố lúc nào cũng tỏ ra thoải mái, thỉnh thoảng còn mua quà cho các con. Mẹ cũng ít cáu gắt hơn. Các con cảm thấy nơi cha mẹ một tình yêu thương đầm ấm, mà trước đây không phải lúc nào cũng có thể cảm nhận được. Theo lời khuyên mọi người, bố mẹ cho Q đi học tiếp lớp năm.


Ảnh minh hoạ


Sau khi tốt nghiệp tiểu học, bố mẹ bắt nghỉ học ở nhà giúp đỡ gia đình. Q phản đối quyết liệt bằng cách vẫn cứ tới lớp như thường lệ, nhưng bố mẹ vẫn không đồng ý. Cách cư xử của cha mẹ khiến Q cảm thấy vô cùng hẫng hụt. Q đã bỏ học mặc dù em rất thiết tha được tới trường.Thời gian này em cảm thấy buồn rầu và chán ghét gia đình. Nghỉ ở nhà, Q phải giúp bố mẹ làm đậu phụ và đi bán ở thị trấn cách nhà đến hai ba chục cây số. Bốn rưỡi sáng, em phải thức dậy cùng mẹ làm đậu phụ. Làm xong, khoảng bảy giờ, bảy rưỡi hai mẹ con đi ăn sáng, sau đó em phải đèo đậu đi giao hàng và bán ở chợ đế sáu bảy giờ tối mới về. Thời gian này bố không chịu đi làm, bắt đầu hút và nghiện thuốc phiện. Q cảm thấy vô cùng chán ghét gia đình, vì bố mẹ đã đối xử với em không khác gì một “đứa ở”. Em chỉ muốn bỏ nhà ra đi. Q đã bao lần nói với bố là hãy bỏ thuốc đi, nhưng bố không nghe, lại có lần đánh con một trận dữ dội.

Ít lâu sau, Q đã bỏ về dưới xuôi với ông bà nội. Q chỉ nói cho em gái biết nơi mình sẽ tới, bố đã theo về xuôi để tìm con. Bố bảo về nhà, nhưng Q không chịu. Em còn cố gắng thuyết phục bố nhân dịp này hãy bỏ thuốc phiện, và bố đã nghe theo lời con ở lại dưới xuôi để cai. Thời gian này bố phạm pháp và bị phạt tù (do đánh ông nội trong lúc say rượu).

Sau khi bố đi tù, mọi người trong gia đình đối xử em cũng không được quan tâm như trước. Ông nội khi nào rượu vào lại cằn nhằn chửi "đứa con bất hiếu", và người mà ông hay trút những cơn giận lại chính là đứa cháu của mình. Nhiều khi ông quát mắng em chẳng vì lý do nào cụ thể, chỉ đơn giản là ông vẫn còn hậm hực với cách cư xử trước kia của bố em. Q khi đó vô cùng buồn chán với cảnh cư xử thiếu tình thương với mình, nên đã bỏ sang nhà chú ruột ở được khoảng một tuần, rồi quay trở lại Lai Châu cùng mẹ với em gái. Thời gian từ khi em trở lại cho đến lúc quay trở lại chẳng được bao lâu. Một thời gian sau mẹ và em gái bỏ ra sống tại thị trấn, để Q ở nhà một mình. Sống cô đơn, thiếu tình cảm và vật chất, Q quyết định bỏ nhà ra đi và chọn Hà Nội là nơi sinh sống.

Ông nội là người rất nóng tính, hay uống rượu, mâu thuẫn với bố mẹ, nhiều lần xảy ra xung đột cãi vã nhau trong gia đình.

Bố mẹ em hay cãi cọ vì không hợp tính nhau. Mẹ lầm lì ít nói, bố hay nóng tính, hay chửi con cái. Em thấy mình bị đối xử hắt hủi như đứa con nuôi, đứa ở. Em gái được bố mẹ chiều chuộng, ở nhà chỉ ăn chơi, không làm việc gì nặng nhọc.

Q mang theo bốn trăm ngàn đồng, lên xe xuôi với một tâm trạng tràn đầy phấn khích và lòng tự tin. Tới Hà Nội, Q nhìn đâu cũng thấy bỡ ngỡ, lạ lẫm. Việc đầu tiên em thấy cần phải làm là kiếm một công việc tốt. Một đứa trẻ lang thang gợi ý nên xuống Hải Phòng, ở đó có thể tìm được nhiều việc làm. Bằng tấm lòng chân thật và tin người, em nghe theo và rời khỏi Hà Nội với hi vọng kiếm được một công việc ưng ý. Tới Hải Phòng mới biết sai lầm, ở đó em không kiếm được việc gì, cho dù lang thang ở đó hai ngày. Q quyết định quay về Hà Nội, đang lang thang ở Bờ Hồ, Q may mắn gặp chị H, một người làm công tác xã hội, đã giới thiệu Q về nhà Tình thương.

Công việc của em bây giờ là hàng ngày đi bán tăm. Buổi sáng, em dậy lúc sáu rưỡi và bắt đầu đi bán lúc bảy giờ. Bán được 10 nghìn mới ăn sáng. Em chỉ cho phép mình được ăn sáng với số tiền nhất định là một ngàn rưỡi. Sau khi ăn xong lại tiếp tục đi bán cho đến khi nào cảm thấy không muốn đi bán nữa thì thôi, thường em trở về nhà nghỉ ngơi vào lúc khoảng ba giờ chiều. Thu nhập trung bình một ngày được khoảng mười lăm cho đến hai mươi ngàn đồng. Số tiền kiếm được một phần cho việc ăn uống, một phần để làm vốn sau này.

Q không bao giờ cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại. Thậm chí em còn cảm thấy rất mặc cảm với việc bán tăm nữa. Bởi vì em lớn rồi, đi bán tăm không còn phù hợp. Nhưng em đành phải chấp nhận vì trước mắt chưa thể kiếm được một việc khác. Hàng ngày trên đường đi bán tăm, em luôn để ý tới những bản hiệu tuyển lao động và mong sao cho mình sẽ tìm được một công việc tốt.

Q cho rằng tất cả những nghề này (bán báo, bán tăm, đánh giày,…) đều là những nghề không thể tồn tại lâu dài được mà phải tìm cho mình một nghề chắc chắn, ổn định và có khả năng thăng tiến như kinh doanh, làm thợ sửa chữa cơ khí,… Nhưng em luôn biết rõ rằng muốn thành đạt được thì phải có kiến thức, “ít nhất là phải tốt nghiệp cấp hai”. Chính vì vậy, em rất mong muốn được học cao lên nữa.

Ở nhà Tình thương lúc nào cũng có khoảng trên mười đứa trẻ như em sinh sống. Đa phần chúng cũng đi bán tăm, cá biệt có đứa đi đánh giày hoặc bán báo. Thỉnh thoảng lại có đứa bỏ đi và thay thế vào đó những thành viên mới. Q là một đứa trẻ rất ham đọc sách.

Qua những buổi tiếp xúc với Q, chúng tôi được biết em vừa bỏ nhà đi lang thang (khoảng một tháng). Sau một vài buổi gặp gỡ và nói chuyện, Q đã tỏ ra rất tin tưởng và quý mến chúng tôi. Em tâm sự chưa bao giờ được thổ lộ lòng mình và những suy nghĩ, những dự định với ai như chúng tôi. Khi chia tay, em quyến luyến chào chúng tôi và mong được gặp lại.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...