Nền công nghiệp 4.0 đòi hỏi hàng loạt nghề mới

2019-01-16 09:09:48 0 Bình luận
Trong nghiên cứu "Tiếp cận giáo dục đại học 4.0 – Các đặc trưng và tiêu chí đánh giá" của nhóm nghiên cứu GS Nguyễn Hữu Đức cho biết, trong nền công nghiệp 4.0, các mối quan hệ tương tác cơ bản của lực lượng sản xuất là tương tác giữa các thiết bị và giữa thiết bị với con người, tạo ra một hình thái sản xuất mới đòi hỏi những kĩ năng mới ở lực lượng lao động. Các ngành nghề trong lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật dự báo sẽ sự bùng nổ trong thời công nghiệp 4.0.

Sự xuất hiện và bị thay thế nhanh chóng của các loại công nghệ dẫn đến sự xuất hiện nhanh chóng của các loại nghề nghiệp phi truyền thống. Đây là đặc điểm quan trọng không những để định hướng cho việc thay đổi chương trình đào tạo, hình thành các ngành nghề mới trong các trường đại học mà định hướng "học tập suốt đời"còn trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt đối với mọi kỹ năng làm việc trong thời kỳ CMCN 4.0. 

Nền công nghiệp 4.0 đòi hỏi hàng loạt nghề mới  - Ảnh 1.

Theo nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Hữu Đức, vai trò và mục tiêu đào tạo đang thay đổi theo hướng thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo cho người học, dạy cho người học biết phát triển tài năng cá nhân (personalized learning), nhưng biết sáng tạo tập thể (common creating).

Để thích ứng với cuộc CMCN 4.0, đào tạo theo định hướng khởi nghiệp phải được triển khai theo mô hình "5 trong 1", trong đó, chuẩn đầu ra với nhiều kỹ năng mới của công dân 4.0 và năm thành tố bao gồm: Có nhiều chương trình đào tạo (ngành nghề) mới có tính liên ngành và xuyên ngành cao và nhiều chương trình đào tạo gắn với công nghệ 4.0; Cấu trúc chương trình đào tạo mới; Công nghệ đào tạo mới; Các dự án khởi nghiệp mới và Hệ sinh thái giáo dục khởi nghiệp mới kết nối tất cả các bên liên quan: giảng viên, người học, giảng đường, phòng thí nghiệm và người sử dụng.

Theo đó, các chương trình đào tạo ngành nghề mới mà nền công nghiệp 4.0 đòi hỏi, mối liên hệ giữa các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật dự báo sẽ sự bùng nổ và 10 công nghệ cốt lõi: Công nghệ số; Công nghệ dữ liệu lớn; Trí tuệ nhân tạo; Người máy; Internet kết nối vạn vật; Công nghệ vật liệu mới và cảm biến; Công nghệ nano; Công nghệ in 3D; Công nghệ năng lượng và Công nghệ sinh học.

Trong đó, hệ thống thực - ảo được coi là nền tảng. Các công nghệ cốt lõi này sẽ tạo ra các thay đổi có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong 10 năm tới của thế giới, hình thành các đột phá về các giải pháp: Khả năng kiểm soát và phòng chống bệnh tật; Điều trị y tế; Dược phẩm; Các giải pháp năng lượng; Truyền thông số; Thiết bị đa phương tiện và Ánh sáng; Thiết bị công nghệ sinh học; Vật lý hạt cơ bản; Vật liệu mới và vật liệu nanô; Di truyền học.

GS Đức cho rằng, đây là các ngành nghề đặc trưng của thời kỳ công nghiệp mới mà các trường đại học không thể không đầu tư phát triển.

Đối với các quốc gia, hệ thống lĩnh vực ngành nghề đào tạo còn được xác định cụ thể, tích hợp phù hợp với ưu tiên. Ví dụ, ở Malaysia, 5 nhóm lĩnh vực sau đây đã được xác định: -Trí tuệ nhân tạo, học máy, tự động hóa, an toàn mạng, dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu; Các lĩnh vực kỹ thuật lai như Công nghệ sinh học, Khoa học và công nghệ y sinh, công nghệ thông tin, khoa học máy tính và chăm sóc sức khỏe; -Khí hậu, năng lượng, tài nguyên và môi trường;– Giáo dục khai phóng, công nghệ thiết kế và công nghiệp sáng tạo;– Giáo dục và đào tạo kỹ năng.

GS Đức lưu ý rằng, trong thời đại 4.0, đổi mới sáng tạo không chỉ xảy ra trong lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật mà với khả năng sử dụng nền tảng công nghệ chung, đổi mới sáng tạo cũng hoàn toàn được triển khai trong cả các lĩnh vực khoa học xã hội và quản lý, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp văn hóa và công nghiệp sáng tạo (điện ảnh, mỹ thuật, âm nhạc, sáng tác...).

Về lĩnh vực này, một số trường đại học ở Việt Nam, nhất là các trường đại học tư thục đã rất năng động, tiên phong đi đầu. Ngoài ra, các ngành nghề dịch vụ, tiêu thụ cũng sẽ có nhu cầu rất lớn.

GS Đức cho hay, tinh thần sáng nghiệp của đại học 4.0 không chỉ được thể hiện trong đặc điểm ngành nghề mới, mà cả trong cấu trúc của chương trình đào tạo.

Theo đó, tiếp cận kiểu chương trình đào tạo linh hoạt (Fluid and Organic Curriculum) và kiểu chương trình đào tạo sẵn sàng cho tương lai (Future Readiness Curriculum) của Bộ Giáo dục Đại học Malaysia đề xuất là một hướng đi rất lôgic và hợp lý. Trước hết, sự linh hoạt thể hiện ở chỗ thay cho nền tảng kiến thức cơ bản là các môn học đại cương truyền thống (ví dụ như Toán cao cấp, Vật lý đại cương, Tin học cơ sở…), các trường đại học cần quan tâm bổ sung các môn học mới, ví dụ như về Công nghệ 4.0 đại cương, Kỹ năng số và khoa học dữ liệu, Giáo trình khởi nghiệp và Kiến thức về sở hữu trí tuệ.

Các môn học như vậy phải là hành trang khởi nghiệp sáng tạo của công dân 4.0. Trong trường hợp này, các yếu tố thích hợp của giáo dục khai phóng cũng cần được tích hợp.

Đối với Việt Nam, việc thay đổi chương trình đào tạo không chỉ để giúp sinh viên suy nghĩ sáng tạo hơn và thực thi tinh thần đổi mới sáng tạo hiệu quả mà còn phải lưu ý làm sao để hỗ trợ nhiều hơn giúp họ chuyển từ một thiết chế giáo dục giáo khoa bảng (chỉ hướng đến các kỳ thi) thành một môi trường học tập dựa trên trải nghiệm có định hướng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...