Ngân hàng Việt Nam qua lăng kính Kiểm toán: Tốt xấu lẫn lộn, nhiều việc chậm xử lý

2019-05-22 07:59:22 0 Bình luận
Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc vừa gửi Báo cáo Kết quả kiểm toán năm 2018 tới Quốc hội, với nhiều thông tin liên quan tới hệ thống ngân hàng Việt Nam.


Tốt trộn cùng... chưa tốt


Theo đó, để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp (DN), tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát… Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2019, hưởng ứng lời kêu gọi của Thống đốc NHNN, 4 NHTM là Vietcombank, Agribank, VietinBank, BIDV đã giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay để hỗ trợ cho các DN hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên. Cùng với đó, NHNN đã và đang chủ động triển khai nhiều giải pháp căn cơ, quyết liệt góp phần đẩy lùi tín dụng đen…

Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2019 là 6,8% và lạm phát dưới 4%, NHNN đã định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. NHNN đã triển khai các giải pháp, thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đến từng tổ chức tín dụng, yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung phân bổ vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhất là lĩnh vực ưu tiên; đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp… Nhờ thực hiện các giải pháp trên, tính đến ngày 17/4/2019, tăng trưởng tín dụng ở mức 3,23% so với đầu năm.

Liên quan tới tỷ giá, kiểm toán nhà nước cho biết NHNN đã điều hành chủ động, linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp với cung cầu ngoại tệ. Cuối năm 2018, tỷ giá trung tâm ở mức 22.825 đồng/USD tăng 1,78% so với cuối năm 2017. Tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng dao động quanh mức 23.200 đồng/USD tăng 2,16% nhưng so với tốc độ mất giá từ 3,5% - 18% của các đồng tiền mới nổi khác, thì tỷ giá của Việt Nam được đánh giá tương đối ổn định. Mặt bằng lãi suất thị trường trong năm 2018 về cơ bản ổn định.

Theo Báo cáo kiểm toán, một số ngân hàng đầu tư tài chính không hiệu quả, hoặc hiệu quả thấp, như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư 2.391 tỷ đồng vào 6 công ty con, cổ tức/lợi nhuận được chia năm 2017 chỉ là 12 tỷ đồng. Một số ngân hàng còn chưa xử lý dứt điểm công nợ tồn đọng từ nhiều năm. Ví dụ Ngân hàng Chính sách xã hội, các khoản tham ô, chiếm dụng từ các tổ tiết kiệm và vay vốn tại 28 chi nhánh từ trước năm 2010 và các khoản nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp, Kho bạc Nhà nước nợ đọng 3,4 tỷ đồng.

Hạch toán doanh thu, thu nhập, chi phí chưa phù hợp, chính xác cũng là vấn đề được chỉ ra tại báo cáo kiểm toán. Ở mục nội dung này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lại được nêu tên, với hạch toán thừa lãi dự thu 136 tỷ đồng. Ngân hàng này cũng phân loại nợ chưa phù hợp, với việc Kiểm toán Nhà nước điều chỉnh giảm dư nợ nhóm 1 là 1.254,5 tỷ đồng, tăng dư nợ nhóm 2 là 703,6 tỷ đồng, tăng dư nợ nhóm 3 là 55,4 tỷ đồng, giảm dư nợ nhóm 4 là 100,4 tỷ đồng, tăng dư nợ nhóm 5 là 595,9 tỷ đồng. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa chính xác cũng dân tới việc Kiểm toán Nhà nước đã điều chỉnh tăng chi phí dự phòng cụ thể 341,5 tỷ đồng, giảm chi phí dự phòng chung 4,9 tỷ đồng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn có sai sót về trình tự, thủ tục cho vay, hỗ trợ lãi suất sai quy định.

Với Ngân hàng Chính sách xã hội, cơ quan kiểm toán cho rằng, việc xóa nợ 95,37 tỷ đồng cho 9.187 khách hàng được coi là mất tích theo xác nhận của UBND và công an xã/phường, không phù hợp với quy định của Bộ Luật dân sự 2015, trong đó một số khách hàng vẫn có thẻ bảo hiểm y tế, đóng bảo hiểm xã hội hoặc về thăm người thân.

Ngoài ra, ngân hàng này không đàm phán mức phí huy động vốn với các tổ chức tín dụng, mà thanh toán bằng mức tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là 1,35%, ảnh hưởng đến cấp bù chênh lệch lãi suất từ ngân sách nhà nước, báo cáo kiểm toán cho biết.

Nhiều việc bị kéo dài

Báo cáo kiểm toán cho biết, một số tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Đó là các ngân hàng thương mại cổ phần: Bảo Việt, Đông Nam Á, Nam Á, Đại Chúng, Việt Nam Thương tín (với tổng dư nợ vượt 6.988 tỷ đồng).

Vi phạm quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần có Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long sở hữu cổ phần trực tiếp qua lại lẫn nhau.

5 tổ chức tín dụng gồm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm giữ cổ phần của hơn 2 tổ chức tín dụng khác.

Kiểm toán còn phát hiện Công ty TNHH MTV Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa thực hiện vai trò trong việc mua nợ và xử lý nợ xấu. Cụ thể là không thẩm định giá mua (giá mua bằng dư nợ trừ (-) dự phòng rủi ro do tổ chức tín dụng tự xác định); không kiểm tra, đánh giá khách hàng vay, tính trung thực, chính xác của hồ sơ, tài liệu và tài sản đảm bảo của khoản nợ... VAMC xử lý nợ xấu sau khi mua chủ yếu thông qua việc ủy quyền lại cho các tổ chức tín dụng bán nợ, kết quả kiểm toán nêu rõ.

Kết quả kiểm toán cũng cho thấy Ngân hàng Nhà nước chưa xây dựng lộ trình giảm tỷ trọng tiền mặt xuống dưới 10% tổng phương tiện thanh toán theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (giai đoạn 2011 đến 2017, tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán ở mức gần 12%.) Hệ số an toàn vốn (CAR) toàn hệ thống, theo báo cáo kiểm toán là chưa tin cậy. Loại trừ các ngân hàng yếu kém và các ngân hàng được mua 0 đồng, một số ngân hàng thương mại đầu tư trái phiếu chéo lẫn nhau, làm "cải thiện ảo" hệ số CAR , nhiều ngân hàng thương mại phân loại nợ không đúng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, tác động giảm hệ số CAR.

Ngân hàng Nhà nước còn chậm quyết toán các chương trình hỗ trợ lãi suất, chưa thu hồi nợ tồn đọng nhóm 2 và nợ có tính chất tồn đọng nhóm 2 để hoàn trả ngân sách Nhà nước, đến 31/12/2017 là 108,22 tỷ đồng và 2,2 triệu USD. Gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 40,03 tỷ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 30,95 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam 36,23 tỷ đồng và 2,2 triệu USD...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47
Đang tải...