Nghề làm gốm của người Khmer An Giang

2019-06-03 10:56:12 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Người Khmer ở An Giang nổi tiếng với nhiều nghề truyền thống như rèn, dệt tơ lụa - thổ cẩm, nấu đường, làm rượu thốt nốt… nhưng có lẽ lâu đời, độc đáo nhất chính là nghề gốm ở làng An Thuận, huyện Tri Tôn (An Giang).

Gốm Khmer của làng An Thuận theo ghe khách thương hồ tỏa đi muôn nơi, không chỉ có mặt ở các tỉnh miền Tây Nam bộ mà còn ngược lên miền Đông Nam bộ và sang tận Campuchia, cạnh tranh với đồ sành sứ truyền thống nổi tiếng của nước bạn.



                             Độc đáo gốm Khmer

Sản phẩm truyền thống của làng gốm Khmer An Thuận khá đa dạng về mẫu mã, hình dáng với các loại đồ gia dụng quen thuộc như: nồi, niêu, trã, lu, vại, bình, cà ràng (một loại bếp lò), ống khói dùng cho những lò nấu đường thốt nốt… Những sản phẩm này đã có uy tín trên thị trường, không chỉ người Khmer mà cả người Việt, người Hoa đều ưa chuộng. Ngoài bí quyết gia truyền, sản phẩm thu hút được khách hàng còn nhờ vào sự tạo dáng đầy ngẫu hứng, kỹ thuật nung độc đáo của các nghệ nhân và đặc biệt là chất lượng đất.

Để có sản phẩm gốm độc đáo được nhiều người ưu chuộng, nguyên liệu đất làm ra các sản phẩm gốm ở đây được khai thác dưới chân ngọn đồi Nam Quy, cách làng An Thuận khoảng 3km. Đây là một loại đất sét rất đặc biệt vì vừa nhuyễn, vừa mịn và có màu xám. Theo kinh nghiệm của những người làm gốm lâu năm loại đất này thích hợp nhất để làm gốm và không nơi nào có được. Để làm gốm, đất được các nghệ nhân đem ủ một thời gian, sau đó mới giã cho thật mịn, rồi loại bỏ hết tạp chất sạn, sỏi.

Để tạo dáng sản phẩm, các nghệ nhân trộn đất với nước theo tỷ lệ thích hợp sao cho đất dẻo mà không nhão, không khô. Đây là một khâu quan trọng thể hiện độ tinh thông, cũng như tay nghề của nghệ nhân và quyết định sự thành bại của một mẻ gốm.

Công đoạn tạo dáng của các nghệ nhân làng gốm An Thuận, rất đặc biệt, đó là không dùng bàn xoay hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào. Nghệ nhân sẽ đi vòng quanh trụ đất để đắp, bồi, vuốt, tạo dáng cơ bản. Bước tiếp theo là chỉnh sửa uốn nắn sản phẩm cho cân đối và sau cùng là xoa mịn mướt bề mặt sản phẩm. Với những sản phẩm có trang trí hoa văn, họa tiết thì nghệ nhân dùng tay hoặc que tre được vót giống như ngòi một cây bút để trang trí đầy ngẫu hứng và sáng tạo. Những nghệ nhân tham gia tạo dáng sản phẩm gốm chủ yếu là phụ nữ.

Sản phẩm sau khi đã tạo dáng hoàn chỉnh, in xong hoa văn, họa tiết, chuốt bóng mặt, sẽ được đem phơi kỹ qua nhiều nắng rồi mới đưa vào nung. Quá trình nung gốm của người Khmer ở An Thuận, Tri Tôn, An Giang cũng giống người Chăm ở Bàu Trúc, Ninh Thuận, đó là nung lộ thiên.

Các nghệ nhân giàu kinh nghiệm xếp gốm ngay trên sân nhà, hoặc khu đất trống bằng phẳng, rồi chất rơm đều trên bề mặt và nổi lửa nung cho đến vừa độ chín thì chuyển qua giai đoạn ủ. Tất cả đều dựa vào kinh nghiệm trong nghề của nghệ nhân. Sản phẩm gốm sau khi đã qua công đoạn ủ sẽ có màu đỏ nhạt, màu nâu, hoặc màu vàng đậm rất ấn tượng.

Gốm thành phẩm của làng gốm từ xưa tới giờ không cần mang đi tiếp thị vì được làm theo đơn đặt hàng. Các thương lái thường đã quen với chủ cơ sở, nên tìm tới tận nhà mua hàng theo lố, rồi vận chuyển ra ghe, xuồng đậu ở bến sông.

Nghệ nhân Chau Sắc cho biết, ngày nay dù bếp điện, bếp gas, nồi nhôm, nồi inox đang thịnh hành, nhưng rất nhiều người dân vùng miền Tây Nam bộ vẫn giữ thói quen dùng những đồ gốm gia dụng truyền thống Khmer như cà ràng, nồi đất, trã đất… Theo họ, nấu cơm bằng nồi đất (gốm) bao giờ cũng ngon hơn nấu bằng nồi cơm điện và nấu nước lèo bằng trã ngon hơn nấu bằng nồi nhôm.

Trong số sản phẩm gốm An Thuận thì cà ràng nổi tiếng và bán rất chạy trên thị trường, bởi đây là một loại bếp lò độc đáo, bao gồm 3 ông táo gắn với một thân đáy chịu lửa hình số 8 dùng đun củi, cời than. Bếp nấu cà ràng tiện dụng, linh hoạt dễ di chuyển có thể dùng nấu trên sàn bằng tre, nứa, hoặc để ngay trên ghe, xuồng mà không sợ cháy và nó che chắn gió tốt hơn bếp gas.

Tuy thị trường gốm Khmer ngày nay có phần thu hẹp hơn những năm đầu thế kỷ 20, nhưng vẫn còn nhiều hộ Khmer muốn giữ lấy nghề của tổ tiên, vì họ coi đây không chỉ là một nghề sinh kế mà là một di sản văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình.

Niềm vui lớn nhất của các thế hệ nghệ nhân nơi đây là những năm qua có khá nhiều đoàn chuyên gia nghiên cứu văn hóa nước ngoài, phần đông là người Nhật, đã tìm về An Thuận để tìm hiểu nghiên cứu về làng nghề gốm Khmer độc đáo nổi tiếng lâu đời này./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...