Ngỡ ngàng "nghệ nhân" 1 tay, làm giàu từ những gốc tre sần sùi vứt bỏ

2019-10-21 11:05:09 0 Bình luận
Không may mắn như người bình thường khi chỉ có một cánh tay, song ông Phan Văn Chánh (Quảng Nam) lại có thể chế tác những gốc tre sần sùi, bỏ đi thành những món đồ gia dụng đắt tiền. Để ý tưởng “độc, lạ” này thành hiện thực, ông đã kiên trì và nỗ lực không ngừng để mày mò ra các mẫu vật dụng mới.

Ngã rẽ cuộc đời 30 năm trước

Sau chuỗi ngày mưa gió giữa tháng 10, ngôi nhà bên dòng sông Thu Bồn ở thôn Hanh Đông, xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam lại vang lên tiếng đục đẽo quen thuộc của ông Phan Văn Chánh (56 tuổi).

Nhắc đến “nghệ nhân làng” này, người dân thôn Hanh Đông luôn dành cho ông Chánh một sự thán phục về ý chí, nghị lực vượt lên số phận để làm giàu và vươn lên trong cuộc sống.


Đã có lúc ông Chánh tuyệt vọng vì chỉ còn một tay (Ảnh: S.T)


Ông Chánh tâm sự, hơn 30 năm trước, gia đình ông rất nghèo khổ. Sau khi lập gia đình, dù ông có làm bao nhiêu cũng không đủ ăn. “Thời đó ai kêu gì thì tôi làm nấy, miễn sao có tiền nuôi vợ con”, ông Chánh kể.

Cũng theo ông Chánh, năm 1985, trong một lần làm thuê cho cơ sở ép mía đường, ông không may bị máy ép nghiền nát cánh tay phải. Tai nạn như một ngã rẽ không bao giờ quên, từ một thanh niên khỏe mạnh, trụ cột chính trong gia đình, bỗng chốc bị mất cánh tay đã làm cuộc sống của ông đảo lộn, rơi vào tuyệt vọng.

“Lúc ấy tôi từng muốn tự tử, nhưng nghĩ đến vợ con nên không đành lòng ra đi”, ông Chánh nhắc lại trong xót xa.


Gốc tre được ông Chánh ngâm bùn non chống mối mọt (Ảnh: NVCC)


Và phải mất một khoảng thời gian khá dài, khi tư tưởng đã thông, ông Chánh mới bắt đầu đi làm lại. Tuy nhiên, vì chỉ còn một tay nên không ai thuê ông nữa.

“Lúc ấy tôi chuyển sang đan lát, làm những sản phẩm từ tre như thúng, rổ, nơm… để bán kiếm tiền phụ vợ con”, ông Chánh kể và cho biết, song thu nhập từ những sản phẩm này cũng không đáng là bao nên ông quyết định tìm hướng đi khác.

Gặt hái thành công từ... gốc tre

Năm 2006, huyện Đại Lộc hứng chịu một trận lũ lớn, khiến hàng tre dọc bờ sông Thu Bồn bật gốc. Nhìn những gốc tre cong veo, sần sùi, ông Chánh nghĩ đến việc chế tác chúng thành một bộ bàn ghế. “Nghĩ là làm, ngay trong đêm, tôi lên ý tưởng rồi vẽ ra giấy. Thức trắng đêm tôi mới phác họa xong bộ bàn ghế mà nguyên liệu chỉ làm từ gốc tre”, ông Chánh kể.

Nói về việc tại sao chỉ dùng gốc tre, mà không dùng nguyên liệu khác, ông Chánh cho biết, vì gốc tre cong tự nhiên, bền, nếu biết cách sử dụng sẽ cho ra một bộ bàn ghế với kiểu dáng bắt mắt.

Và để thực hiện ý tưởng của mình, ông Chánh bắt đầu đi khắp nơi tìm những gốc tre mà người dân bỏ đi. Hay nghe tin ở đâu người dân bán tre thì ông đến mua lại.

“Lúc mới bắt tay vào làm, cứ vài ngày tôi lại chở cả xe bò toàn gốc tre về chất trong nhà. Nhiều người thấy vậy nói tôi bị điên…”, ông Chánh thuật lại và cho hay, những gốc tre chở về, ông mang đi ngâm bùn non 3 tháng để không bị mối mọt ăn.


Bộ bàn ghế từ gốc tre của ông có giá từ 20 đến 30 triệu đồng (Ảnh: NVCC)


“Mỗi gốc tre cong mỗi kiểu nên phải tỉ mỉ chọn những gốc tre khớp với nhau, để khi ráp lại sẽ được một cái ghế, cái bàn liền mạch, cứng cáp. Một bộ bàn ghế hoàn thành cần khoảng 40 gốc tre. Trong đó, gốc tre được dùng làm chân ghế, thành ghế, tay cầm… cần phải rất đẹp và chắc chắn.

Đặc biệt, để kết nối các gốc tre lại thành bộ bàn ghế hoàn chỉnh phải dùng chốt làm bằng tre, không được đóng đinh vì dễ rỉ sắt, mối mọt dễ xâm nhập phá hỏng sản phẩm”, ông Chánh tiết lộ. Với người bình thường, việc ráp mộng, đóng bàn ghế như vậy còn khó khăn, và càng khó hơn đối với người chỉ có một tay như ông.

Cũng theo ông Chánh, các dụng cụ làm mộc hầu hết dùng cho người thuận tay phải nên ông phải chế tạo lại cho phù hợp với tay trái của mình. “Hồi ấy, mọi công đoạn tôi đều làm một mình, không ai phụ giúp nên khó khăn đủ thứ. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ có ý định bỏ cuộc”, ông Chánh bộc bạch.


Dù chỉ có một tay nhưng bằng ý chí và nghị lực, ông Chánh đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. (Ảnh: S.T)


Và cứ thế, nhờ sự kiên trì, cần mẫn, cuối cùng những bộ bàn ghế làm từ gốc tre ra đời trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Không ai nghĩ gốc tre tưởng chừng như bỏ đi lại được một người cụt tay như ông Chánh tận dụng để trở thành một sản phẩm đẹp như vậy.

Bộ bàn ghế làm bằng tre đầu tiên của ông Chánh được khách hàng mua với giá 20 triệu đồng. Phấn khởi, ông Chánh tiếp tục cho ra đời nhiều bộ bàn ghế làm từ gốc tre khác, bộ thấp nhất 20 triệu và cao nhất 32 triệu đồng được ông bán ra.

Theo ông Chánh, mỗi một bộ bàn ghế mất một tháng để hoàn thành, đó là chưa kể tốn rất nhiều thời gian để đi tìm những gốc tre có độ cong, cân xứng với nhau.

Không chỉ làm bàn ghế, “nghệ nhân làng” Phan Văn Chánh còn tạo nhiều sản phẩm khác như nôi, giường, bàn thờ, tủ trang điểm… Và dĩ nhiên, tất cả các sản phẩm của ông đều làm từ gốc tre. Giờ đây, hàng của ông Chánh làm ra đã được nhiều người ở các nơi như TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng… tìm đến hỏi mua khiến ông làm không hết việc.

Chia tay ông Chánh - một nghệ nhân làng với tấm gương nghị lực vượt khó khiến ai cũng phải khâm phục!

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quận Đống Đa phát động thi viết báo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng ủy Khối doanh nghiệp quận Đống Đa hưởng ứng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2024-03-29 10:26:56

KUN Happy Run Cần Thơ 2024 - Sân chơi thể thao đỉnh cao, căng trào cảm xúc

Trước thềm giải chạy VPBank Can Tho Music Night Run 2024, sáng ngày 13/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), thương hiệu KUN thuộc CTCP Sữa Quốc tế (IDP) và Nexus Sport Events sẽ phối hợp tổ chức giải KUN Happy Run Cần Thơ 2024. Giải chạy nhằm lan tỏa tình yêu thể thao, truyền cảm hứng về lối sống nhân văn, tích cực đến các mầm non tương lai của đất nước.
2024-03-29 10:04:15

Du khách được ăn hơn 400 món tại Lễ hội văn hóa ẩm thực TP.HCM

Lễ hội Văn hóa ẩm thực Món ngon Saigontourist Group 2024 hấp dẫn với hơn 400 món ăn, thức uống đặc trưng ba miền tại 40 gian hàng ẩm thực.
2024-03-28 22:55:00

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17
Đang tải...