Người mang hơi ấm đến Trại phong Đá Bạc

2018-11-05 09:50:57 0 Bình luận
23 tuổi, lớn lên ở mảnh đất Sóc Sơn, luôn nặng lòng với những mảnh đời bất hạnh đặc biệt là những cụ già ở Trại phong Đá Bạc (Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội) anh Trần Tiến Vũ cùng CLB Hành Trình Nhiệt Huyết đã bỏ qua định kiến của xã hội, hàng tháng đều đến làm thiện nguyện, giúp đỡ, sẻ chia, mang hơi ấm tình người đến với những mảnh đời kém may mắn nơi đây.

Nặng lòng với những mảnh đời bất hạnh

Trở lại thăm Trại phong Đá Bạc (Minh Phú, Sóc Sơn) trong một buổi chiều muộn, tôi gặp lại Vũ, cậu thanh niên tình cờ gặp trong đợt tình nguyện hồi còn là sinh viên. Sau 4 năm, Vũ có nhiều đổi khác nhưng đôi mắt vẫn chan chứa sự chân thành trìu mến, nụ cười vẫn ấm áp, tươi vui. Vũ bảo, dịp cuối tuần cậu đều lên Đá Bạc chuyện trò cùng các cụ. Nhìn những cái vẫy tay, câu chào bịn rịn, chắc hẳn với các cụ, Vũ thân thiết chẳng khác gì con cháu trong gia đình.

Trại phong gắn liền với kỉ niệm của Vũ, cậu đã tham gia tình nguyện ở đây từ năm 2013, cùng với các anh chị trong CLB Sinh viên Sóc Sơn. Trại phong Đá Bạc níu chân Vũ từ ngày ấy. Cậu bảo, cảm nhận đầu tiên đến nơi đây là cảm giác hoang vu, lạnh lẽo, thiếu thốn đủ bề. Nhìn ánh mắt lúc buồn tủi, lúc chờ đợi được quan tâm của những người cao tuổi nơi đây, Vũ quyết định hàng tháng sẽ dành thời gian lên Đá Bạc nấu cơm, để các cụ cảm nhận được hơi ấm của gia đình, bớt cảm thấy cô đơn và bị xa lánh.



Vũ cùng CLB đến thăm bạn Nguyễn Đức Bình (Tân Minh, Sóc Sơn), bị căn bệnh không tên, không mở được mắt và liệt nửa người
Theo lời của Vũ, Trại phong Đá Bạc trước năm 2013 có hơn 100 người, nhưng rồi họ chuyển đi gần hết. Chỉ còn 7 cụ ở lại để chăm sóc phần mộ của những người đã mất. Các cụ hầu hết không có người thân, không có nơi nào để về, những mảnh đời neo đơn nương tựa vào nhau mà sống. Nơi núi đồi heo hút, quanh năm sống với vài con chó, mấy con gà, nên các cụ “thèm” gặp người và được thăm nom.

Thế nhưng, vì những định kiến về căn bệnh khiến cho nhiều người không dám đến gần. “Cho đến tận bây giờ, vẫn còn rất nhiều người có cái nhìn sai lệch, thiếu thiện cảm về bệnh phong. Họ cho rằng đấy là một căn bệnh truyền nhiễm, dễ lây và tìm cách xa lánh. Tuổi già vốn cần được gần con cháu, cần không khí gia đình, cần sẻ chia, thế nhưng mắc phải căn bệnh này, dường như hằng ngày các cụ chỉ có thể làm bạn với nhau, nghe tiếng người trò chuyện qua chiếc radio cũ và quẩn quanh trong cái trại rất lớn ấy” - Trần Tiến Vũ bộc bạch.

Có lần có một đội tình nguyện lên trại phong, đề nghị kết hợp với CLB Hành Trình Nhiệt Huyết của Vũ để tổ chức chương trình tình nguyện, thế nhưng, chính các tình nguyện viên của đội kia cũng không hiểu rõ về bệnh phong và đặt cho Vũ câu hỏi: “Có thể mang bát đũa lên ăn cơm riêng không vì bọn em sợ lây”. Câu hỏi ấy khiến cậu rất buồn, bởi đã là một người tình nguyện, lên đây giúp đỡ, chia sẻ khó khăn, san sẻ yêu thương, xóa bỏ định kiến về căn bệnh của các cụ mà chính bản thân các bạn lại không hiểu, điều đó chỉ khiến cho các cụ thêm buồn.

Quanh những câu chuyện tình đời, tình người ở trại phong, Trần Tiến Vũ chia sẻ với tôi rằng, sau những năm tháng gắn bó với trại phong, anh luôn cảm thấy đây giống như gia đình của mình. Các cụ cao niên ở trong trại thực sự rất đáng thương, họ sống cô lập, thiếu thốn tình cảm. Bởi vậy, Vũ vẫn luôn trăn trở, tại sao người ta có thể san sẻ yêu thương với rất nhiều người mà với các cụ lại không?

Các cụ cũng là con người như chúng ta, không lẽ chỉ vì thiếu hiểu biết, chúng ta lại có định kiến rồi xa lánh các cụ hay sao? Khi được hỏi về kỷ niệm đáng nhớ nhất ở trại phong, mắt Vũ ánh lên những tia hạnh phúc, Vũ rỉ rả: “Hơn 4 năm nay, năm nào mình cũng cùng các thành viên trong CLB nấu bánh chưng, giao lưu văn nghệ, tặng quà cho các cụ.

Vào mỗi mùa đông, không khí trên đây rất lạnh, điều kiện chăn màn thiếu thốn khiến cho chác bạn tình nguyện viên đều phải nằm co cụm với nhau, có những lúc lạnh quá, không thể ngủ nổi, cả đội lại kéo nhau dậy, nhóm lửa sửa ấm, ngồi kể cho nhau nghe dăm ba câu chuyện tầm phào. Cảnh rét mướt năm nào cũng lặp lại như nhau, nhưng đội quân tình nguyện vẫn luôn đông đủ.

Với chúng mình, nụ cười hạnh phúc, ấm áp của các cụ chính là động lực lớn nhất”. Nghi lực đến từ đôi bàn tay Để nói về cơ duyên đưa Vũ đến với công việc tình nguyện này có lẽ chính là đôi bàn tay của cậu. Vốn sinh ra trong gia đình nghèo khó lại bị tật từ nhỏ, tuổi thơ của Vũ trôi qua trong sự tự ti, khép kín. Mỗi lần nghe thấy ai đó gọi Vũ là “khèo” cậu buồn lắm, chẳng muốn tiếp xúc với ai.

Khi còn nhỏ Vũ rất ít bạn. Vũ đã từng nghĩ với đôi bàn tay không lành lặn, cậu sẽ chẳng thể làm được những công việc bình thường. Thế nhưng cho đến bây giờ, đôi bàn tay ấy lại chính là động lực, là minh chứng cho những thành tích mà cậu đã nỗ lực đạt được trong thời gian qua. Trước đây, nếu nhắc tới khuyết điểm của mình Vũ rất tự ti, bây giờ nó là niềm tự hào của cậu, là đôi tay kết nối bạn bè, kết nối cộng đồng tình nguyện.

Vũ kể, chính vì sự tự ti bởi đôi tay ấy, sau khi học xong lớp 12, Vũ không học lên đại học, mà xuống Hà Nội đi làm. Ở đây, cậu đã gặp những người bạn, người anh, người chị đã gieo cho cậu niềm đam mê tình nguyện. Nhớ lần đầu tiên tham gia làm tình nguyện, là năm 2014, Vũ mới xuống Hà Nội, theo các anh chị tổ chức chương trình nồi cháo yêu thương, phát cháo cho bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện E Trung ương.

Lần đó Vũ vẫn còn rụt rè, e ngại nhưng sau vài lần đi làm tình nguyện, nhìn vào đôi bàn tay của mình cậu tự hỏi: Tại sao những người bình thường có thể làm được nhiều việc ý nghĩa như vậy, còn mình chỉ vì đôi tay không lành lặn lại tự khép kín bản thân, không làm được những việc tốt đẹp cho đời hay sao? Sóc Sơn quê mình cũng có nhiều mảnh đời khó khăn, vì sao mình lại không thể lan tỏa tình yêu thương trên quê hương mình? Câu hỏi ấy cứ lớn dần trong Vũ, rồi cậu quyết định phải thay đổi, tự mình tạo nên một cuộc sống ý nghĩa và lan tỏa thông điệp yêu thương, nghị lực sống cho nhiều người.

Sau nhiều lần nung nấu quyết tâm, Vũ bày tỏ nguyện vọng với đội trưởng và cậu đã tự mình đứng lên tổ chức một chương trình tình nguyện ở trên chính quê hương Sóc Sơn. Chương trình tình nguyện thành công vượt quá mong đợi đã càng thổi bùng lên ước mơ, đam mê của Vũ. Vũ tâm niệm, nếu không phải vì đôi tay này, chắc có lẽ mình đã không đến với tình nguyện.

Nó giúp mình thấu hiểu, cảm thông hơn với những người nghèo, người yếu thế, kém may mắn trong xã hội. Đến nay, niềm tự hào lớn nhất của Vũ là đã gây dựng nên CLB tình nguyện Hành Trình Nhiệt Huyết với đội ngũ chủ chốt là 20 thành viên cùng đội ngũ cộng tác viên khu vực miền Bắc lên đến gần 300 người và tổ chức được khá nhiều các chương trình tình nguyện ở Sóc Sơn cũng như trong khu vực phía Bắc.

Các thành viên trong đội chung sống với nhau như một gia đình, luôn yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Không khoe khoang về thành tích cá nhân, Vũ chỉ kể về những chương trình tình nguyện mà cậu cùng CLB đã từng tham gia. Với Vũ, tình chỉ đơn giản là dùng hành động của mình để lan tỏa yêu thương. Và chính tôi, nếu không vô tình xem chương trình “Tình người nơi Trại phong đá bạc” trên VTV6 có lẽ cũng không nhận ra, cậu bạn năm ấy cùng tôi làm tình nguyện đã gắn bó với trạng phong này lâu đến như vậy.

Màn đêm buông xuống, tôi cùng Vũ lần theo đoạn đường mấy trăm mét được bao bọc bởi hàng cây và những dãy nhà cấp 4 tối om om rời khỏi trại phong trở về Hà Nội. Nhìn Vũ đi phía trước vẫn hồ hởi kể về công việc tình nguyện của mình ở đây đột nhiên tôi lại thấy hình như cả con đường đang tỏa sáng theo nhịp bước chân của cậu, như cách cậu và CLB của mình đã nhen nhóm ngọn lửa yêu thương nơi Trại phong Đá Bạc heo hút này.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51

Cửa Lò khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024

Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 với chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
2024-04-18 22:15:00
Đang tải...