Những điểm nhấn về đối ngoại năm 2018

2018-12-30 09:30:41 0 Bình luận
Công tác đối ngoại năm 2018 tiếp tục đạt được nhiều thành công, thể hiện bản lĩnh, tính chủ động, sáng tạo của ngoại giao, đóng góp vào thành tựu chung của cả nước.

 



Ngoại giao đa phương đưa Việt Nam trở thành địa chỉ “tin cậy”

 

Những ngày cuối cùng của năm 2018, ngành ngoại giao và đất nước đón thêm một tin vui lớn - Việt Nam lần đầu tiên ứng cử và trúng cử thành viên Ủy ban Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2019-2025.

Tin vui đó là kết quả của việc đẩy mạnh triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 và những định hướng lớn về ngoại giao đa phương tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 vừa qua.

Đặc biệt, đây là sự kiện hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, đòi hỏi quốc gia hội nhập phải nắm bắt và cao hơn là tham gia xây dựng luật chơi chung. Đồng thời cũng là minh chứng rõ nét về sự trưởng thành về năng lực của đội ngũ cán bộ ngoại giao tại diễn đàn đa phương quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về năng lực chuyên môn.

Trước đó, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò nước chủ nhà các hội nghị khu vực và quốc tế quan trọng, đặc biệt là Diễn đàn Kinh tế thế giới – ASEAN (WEF ASEAN 2018) tại Hà Nội, được đánh giá là sự kiện khu vực thành công nhất của Diễn đàn trong 27 năm qua cả về nội dung, quy mô và công tác tổ chức.

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, sau thành công của Năm APEC 2017, Việt Nam đang trở thành địa điểm “tin cậy” của các sự kiện quốc tế đa phương, điều đó nói lên uy tín, vai trò của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực tận dụng các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương và đa phương nhằm đẩy mạnh vận động ứng cử vào vị trí thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 sau khi trở thành ứng cử viên duy nhất của nhóm châu Á - Thái Bình Dương.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định việc lần thứ hai Việt Nam ứng cử là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thể hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ và mong muốn của Việt Nam được đóng góp vào nỗ lực chung của quốc tế.

Tiếp tục hoàn tất cả khuôn khổ quan hệ chiến lược

Năm 2018, Việt Nam đã đón tiếp 33 đoàn lãnh đạo các nước thăm và dự các sự kiện đa phương quan trọng tại Việt Nam trong khi các nhà lãnh đạo của Việt Nam thực hiện 28 chuyến thăm và dự các hội nghị đa phương ở các nước.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng với tinh thần chủ động sáng tạo trong cách làm, hiệu quả trong công tác, Việt Nam tiếp tục củng cố quan hệ với các nước, nhất là các nước có vị trí quan trọng. Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc, Tổng thống Indonesia, Tổng thống Ấn Độ, Thủ tướng Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Liên bang Nga… là những minh chứng rõ nét.



Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục mở rộng thêm khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược với các nước có vị trí quan trọng như nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Australia lên Đối tác chiến lược trong khuôn khổ chuyến thăm Australia của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng 3/2018.

Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với Hungary nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Thủ tướng Hungary Viktor Orbán tháng 9/2018, đưa tổng số các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện lên con số 28, trong đó 2/3 số đối tác chiến lược được thiết lập sau Đại hội Đảng lần thứ XI. Đây là cục diện quan hệ đối ngoại thuận lợi nhất từ trước đến nay của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại.

Ngoại giao kinh tế: Thiết lập khuôn khổ bang giao, xác định trọng tâm hỗ trợ

Năm 2018 đánh dấu bước tiến mới của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam trở thành thành thành viên thứ 7 phê chuẩn Hiệp định thương mại thế hệ mới CPTPP, tích cực vận động EU và các nước thành viên hoàn tất rà soát pháp lý để sớm ký kết, phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và thống nhất nội dung Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).

Việt Nam cũng đã chủ động và dẫn dắt các cơ chế hợp tác tiểu khu vực và tiểu vùng Mekong nhằm bảo đảm lợi ích phát triển và an ninh quốc gia, nhất là Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ 6 đã thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội giai đoạn 2018-2022 và Khung đầu tư khu vực 2022; triển khai sáng kiến của Việt Nam tổ chức Diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh Tiểu vùng sông Mekong mở rộng ại Hà Nội.

Tiếp tục thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA giữa Việt Nam và khu vực tự do mậu dịch châu Âu (EVFTA) và giữa Việt Nam với Israel.

Trong khuôn khổ các chuyến thăm cấp cao, Việt Nam đã đẩy mạnh lồng ghép các nội dung hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, du lịch… ký kết nhiều thỏa thuận, hợp đồng kinh tế trực tiếp đồng thời trực tiếp xử lý và thóa gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tiếp tục vận động các nước công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, đưa tổng số đối tác công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường lên con số 71.

Với phương châm lấy địa phương và doanh nghiệp là trung tâm của hoạt động hỗ trợ, lần đầu tiên trong lịch sử 30 kỳ Hội nghị Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đã tổ chức tọa đàm giữa trưởng các cơ quan đại diện với cộng đồng doanh nghiệp (tháng 7/2018) để nắm bắt nhu cầu và tìm giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp một cách thiết thực, trực tiếp và hiệu quả nhất.

Ngành ngoại giao đã tích cực tư vấn, thông tin tới nhiều địa phương trong nước về chính sách kinh tế, thương mại và đầu tư của các nước, các donah nghiệp nước ngoài; thúc đẩy địa phương, doanh nghiệp và các nước thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác tại các địa phương của Việt Nam…

Những hoạt động ngoại giao kinh tế với những bước đi thiết thực đã góp phần tích cực vào việc duy trì tốt độ tăng trưởng xuất khẩu cao của cả nước (13,8%) và thu hút đầu tư nước ngoài đạt gần 18 tỷ USD năm 2018.



Đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ

Về biên giới trên bộ, Việt Nam đã phối hợp triển khai hiệu quả công tác quản lý biên giới và cửa khẩu theo các Hiệp định, thỏa thuận đã ký với Trung Quốc, Lào và Campuchia; thúc đẩy hợp tác biên giới, liên cửa khẩu và thể chế hóa hơn nữa công tác quản lý đường biên giới.

Đẩy mạnh các cơ chế trao đổi, làm việc với Trung Quốc để triển khai Hiệp định hợp tác khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch thác Bản Giốc, đồng thời mở và nâng cấp cửa khẩu biên giới, thúc đẩy xây dựng các công trình kết nối giao thông qua biên giới.

Việt Nam đã cùng với Lào đẩy mạnh triển khai Thỏa thuận cấp Chính phủ về người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới; cùng Campuchia tập trung xử lý các vấn đề liên quan nhằm bảo đảm xây dựng và hoàn thiện 2 văn kiện pháp lý hóa 84% thành quả công tác phân giới cắm mốc đã đạt được, phối hợp chặt chẽ về quy hoạch và phát triển hệ thống cửa khẩu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư và thương mại giữa hai nước.

Về biên giới trên biển, Việt Nam đã đẩy mạnh trao đổi và làm việc ở các cấp và các cơ chế về phân định vùng đặc quyền kinh tế với Indonesia; báo cáo chung ranh giới thềm lục địa quá 200 hải lý với Malaysia; tiếp tục triển khai các cơ chế họp Nhóm công tác ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, nhóm công tác hợp tác cùng phát triển và Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm giữa Việt Nam và Trung Quốc…

Chú trọng bảo vệ quyền lợi, thúc đẩy địa vị pháp lý của kiều bào

Một trong những nhiệm vụ của công tác người Việt Nam ở nước ngoài và công tác bảo hộ công dân là thúc đẩy việc bảo vệ quyền lợi chính đáng và tạo điều kiện để kiều bào sớm ổn định địa vị pháp lý để hòa nhập và làm ăn ổn định tại nước sở tại.

Trong các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, Việt Nam đều vận động Campuchia đẩy mạnh quá trình cấp giấy tờ pháp lý, thực hiện cam kết bảo đảm quyền lợi chính đáng của người Campuchia gốc Việt được làm ăn, sinh sống bình thường như kiều dân của các nước khác.

Trong bối cảnh hội nhập toàn diện và tình hình thế giới biến động phức tạp, công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài ngày càng trở thành nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng. Việt Nam đã chủ động, tích cực và tận dụng mối quan hệ tốt đẹp với các nước cũng như các cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc để vận động các nước dành cho ngư dân, kiều dân, lao động của Việt Nam ở nước ngoài sự đối xử nhân đạo và thuận lợi.

Nửa đầu năm 2018, đã tiến hành bảo hộ đối với 5.048 công dân Việt Nam ở nước ngoài, 127 tàu và 1.009 ngư dân. Đặc biệt, trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Tổng thống Indonesia ngày 12/9, Tổng thống Indonesia đã quyết định trả tự do cho 155 ngư dân bị bắt giữ vì vi phạm lãnh hải Indonesia.

Đánh giá về công tác đối ngoại 2018, tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và mở rộng, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích chiến lược của đất nước; củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, tăng cường, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quận Đống Đa phát động thi viết báo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng ủy Khối doanh nghiệp quận Đống Đa hưởng ứng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2024-03-29 10:26:56

KUN Happy Run Cần Thơ 2024 - Sân chơi thể thao đỉnh cao, căng trào cảm xúc

Trước thềm giải chạy VPBank Can Tho Music Night Run 2024, sáng ngày 13/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), thương hiệu KUN thuộc CTCP Sữa Quốc tế (IDP) và Nexus Sport Events sẽ phối hợp tổ chức giải KUN Happy Run Cần Thơ 2024. Giải chạy nhằm lan tỏa tình yêu thể thao, truyền cảm hứng về lối sống nhân văn, tích cực đến các mầm non tương lai của đất nước.
2024-03-29 10:04:15

Du khách được ăn hơn 400 món tại Lễ hội văn hóa ẩm thực TP.HCM

Lễ hội Văn hóa ẩm thực Món ngon Saigontourist Group 2024 hấp dẫn với hơn 400 món ăn, thức uống đặc trưng ba miền tại 40 gian hàng ẩm thực.
2024-03-28 22:55:00

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17
Đang tải...