Những điều nên biết về Củ ba kích ngâm rượu

2016-06-18 11:16:18 0 Bình luận
Theo các chuyên gia đông y, rễ của cây ba kích rất tốt cho sức khoẻ, có thể ngâm rượu hoặc dùng làm thuốc. Tuy nhiên nếu không biết dùng rất hại.

Cách ngâm ba kích.


Tưởng bổ dương hoá ra liệt dương
 
 
Anh Nguyễn Văn Thắng, trú tại Ninh Giang, Hà Dương 34 tuổi, tâm sự, năm ngoái anh đi Quảng Ninh chơi. Thấy mọi người mua củ ba kích về anh Thắng cũng mua một ít về ngâm rượu.
 
Ai cũng nói ba kích bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý. Anh Thắng mua về để dùng riêng cho mình với hi vọng “ông khoẻ bà vui”. Sau khi rửa sạch, phơi héo, anh Thắng cho vào ngâm rượu.
 
Một tháng sau ngó bình rượu anh thấy rượu tím rất ngon và thơm, vị mát mát. Ngày nào anh Thắng cũng đều đặn làm 2 cốc trong bữa cơm. Anh cũng mong chờ sự thay đổi trong chuyện chăn gối của mình. Uống hết cả bình 20 lít rượu ba kích, anh Thẳng thấy ngày càng mất cảm giác yêu.
 
Ngày trước, một tuần anh có nhu cầu 2 lần thì đến giờ 1 tháng mới có 1 – 2 lần. Cùng với tâm lý chờ đợi, anh Thắng rơi vào trạng thái trên bảo dưới không nghe. 
 
Không biết lý do tại sao, anh Thắng rất lo lắng. Anh Thắng tâm sự với bà chị họ. Khi nghe anh kể việc ngâm ba kích, người quen của anh đã bất ngờ vì anh không tước bỏ lõi củ ba kích đi. Lõi củ ba kích không tốt cho sức khoẻ.
 
Có thể đã “chữa lợn lành thành lợn què”, anh Thắng tìm đến một vị lương y xem mạch. Bác sĩ bắt mạch thấy anh bị thận hư, có dấu hiệu hư dương, mệt mỏi.
 
Anh Đỗ Văn Thận trú tại Thái Bình cũng tâm sự, mấy năm trước được người quen tặng cho ba kích về ngâm rượu. Cứ nghĩ chỉ rửa rồi ngâm nên anh làm theo. Khi mang ba kích củ dài nhìn rất đẹp mắt ra đãi khách không ai dám uống. Những người hiểu về củ ba kích khuyên anh nên đổ bình rượu đi vì anh đã ngâm không đúng cách có thể hại cho sức khoẻ.
 
Anh Thận kể chưa biết hại như thế nào nhưng chỉ nghe nói rễ cây ba kích không bỏ lõi sẽ thành thuốc độc là anh bỏ đi luôn không tiếc. 

Bắt buộc bỏ lõi

Theo lương y Bùi Hồng Minh – Chủ tịch hội Đông y Ba Đình, Hà Nội, ba kích (Radix Morindae officinalis) là rễ của cây ba kích hay dây ruột gà (Morinda officinalis How), họ cà phê (Rubiaceae). Ba kích thuộc loại cây thảo, leo bằng tua quấn, dài hàng mét. Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn.
 
Lương y Minh cho biết trong đông y, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Quy kinh thận. Có tác dụng bổ thận, tráng dương. Với những trường hợp bị thận dương suy, dẫn đến các chứng di tinh, tảo tiết (xuất tinh sớm) hoặc phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ), muộn con hoặc các trường hợp đau lưng đau gối, đau xương khớp…
 
Có thể sử dụng ba kích để ngâm rượu, hay kết hợp với các bài thuốc khác để tăng thêm tác dụng cho củ ba kích. 
 
Lương y Minh cho biết, có một điều không phải ai cũng biết, đó là ngâm củ ba kích nguyên cả dây rễ cần loại bỏ cái lõi của củ ba kích.
 
Lõi củ ba kích không tốt, nó có thể đi ngược tác dụng của củ ba kích, gây liệt dương. Lương y Minh đã gặp trường hợp bị liệt dương do sử dụng củ ba kích lâu năm mà sai cách. Khi sử dụng củ ba kích dưới bất kỳ hình thức nào bắt buộc chỉ lấy phần thịt của củ.
 
Bình thường, khi chế biến, chúng ta có thể rửa sạch ba kích để ráo nước, tiến hành bóc lõi bỏ đi, chỉ lấy lại phần thịt của củ sau đó ngâm rượu hay kết hợp với các bài thuốc khác.

Ngoài ra, người ta có thể sử dụng ba kích phối hợp với một số vị thuốc khác để tăng thêm tác dụng như thuốc hoàn ba kích: ba kích 80g, sừng hươu 200g, tiểu hồi 60g, phụ tử chế 16g, quế nhục 30g, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 160g, mật ong vừa đủ làm hoàn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 16 – 20g nếu không uống được rượu.


Tiêu đề đã được hoanhap.vn đặt lại.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới

Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32

Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?

Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00

Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!

Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00

Chủ tịch UBND 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Sau đây là hình ảnh Chủ tịch HĐND 23 tỉnh, thành phố sau sắp xếp và Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp:‌
2025-06-30 18:36:03

Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

‌Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
2025-06-30 17:58:59

Thanh Hoá có bí thư xã là phó giáo sư, sinh năm 1989

Trong số 166 xã, phường mới được thành lập, có một phó giáo sư (SN 1989) được chỉ định làm bí thư xã thuộc huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa.
2025-06-30 17:28:56
Đang tải...