Những giải pháp khắc phục sở hữu chéo trong ngân hàng

2019-05-27 09:20:09 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Cùng với việc quyết liệt xử lý nợ xấu, số cặp tổ chức tín dụng (TCTD) sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau cơ bản đã khắc phục được hết. Qua hoạt động cơ cấu lại, “sức khỏe”của hệ thống các TCTD cũng từng bước được tăng cường.

Sở hữu chéo trong ngân hàng đã được khắc phục

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) việc cơ cấu lại các TCTD đã đạt được những kết quả quan trọng theo đúng mục tiêu, lộ trình đã đề ra tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg năm 2017 về Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” (Đề án) tạo sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD.


Hành lang pháp lý được siết chặt sẽ hạn chế được rủi ro


Liên quan đến sở hữu chéo trong hệ thống các TCTD đã cơ bản xử lý, khắc phục được một số vi phạm sở hữu cổ phần, sở hữu chéo. Cụ thể, nếu như năm 2017 số cặp TCTD sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau là 7 cặp, thì đến tháng 12/2018 tình trạng này cơ bản đã được khắc phục hết. Tương tự như vậy, tình trạng sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp cũng giảm mạnh, cụ thể vào thời điểm tháng 6/2012 có 56 cặp thì đến tháng 12/2018 chỉ còn lại 1 NHTM Cổ phần Á Châu (ACB) – Công ty Cổ phần Bất động sản Hòa Phát-Á Châu, với tỷ lệ sở hữu của ACB tại công ty này là 2,86% và ngược lại là 0,046%. Để đạt được kết quả đó, NHNN đã thực hiện một số giải pháp xử lý bao gồm: các giải pháp chính sách và hoàn thiện khuôn pháp lý; thanh tra, giám sát và tái cơ cấu các TCTD; đồng thời phối hợp với cơ cơ quan liên quan (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước để đẩy nhanh tiến độ thoái vốn góp, vốn cổ phần tại các TCTD theo chỉ đạo của Chính phủ...

Hoạt động thanh tra, giám sát nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý kiên quyết các rủi ro, tồn tại và sai phạm của TCTD cũng đã được tăng cường. Theo NHNN, từ năm 2018 đến nay đã thực hiện 1.670 cuộc thanh tra, kiểm tra (1.107 cuộc thanh tra và 563 cuộc kiểm tra), trong đó, ban hành kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra đối với 1.159 cuộc thanh tra, kiểm tra. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, NHNN đã đưa ra 12.131 kiến nghị, yêu cầu TCTD khắc phục tồn tại, sai phạm. Đồng thời, ban hành 208 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với TCTD và doanh nghiệp, cá nhân với tổng số tiền phạt trên 16,51 tỷ đồng. Trên cơ sở những sai phạm, rủi ro phát hiện qua công tác giám sát, NHNN đã có 405 văn bản chấn chỉnh, cảnh báo rủi ro, yêu cầu TCTD tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động, báo cáo nguyên nhân và biện pháp xử lý để giảm thiểu rủi ro.

Về hoạt động trung gian thanh toán, nhằm thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2018, NHNN đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 12 tổ chức trung gian thanh toán. Trên cơ sở các sai phạm được phát hiện, NHNN đã kịp thời đưa ra các kiến nghị yêu cầu tổ chức trung gian thanh toán khắc phục chỉnh sửa, đồng thời xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, NHNN đã thu hồi giấy phép của một tổ chức do vi phạm quy định về trung gian thanh toán.

“Sức khỏe” của ngân hàng được tăng cường

Qua cơ cấu lại năng lực tài chính của các TCTD tiếp tục được củng cố, vốn điều lệ tăng dần qua các năm. Cụ thể, tính đến cuối tháng 3/2019, vốn điều lệ của toàn hệ thống đạt 578,9 nghìn tỷ đồng, tăng 0,45% so với cuối năm 2018 và tăng 13% so với cuối năm 2017; vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống đạt 792,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% so với cuối năm 2018 và 20,1% so với cuối năm 2017.

Năng lực quản trị điều hành, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro của các TCTD từng bước được nâng cao để tiệm cận với thông lệ quốc tế, sự minh bạch trong hoạt động của hệ thống các TCTD đã được nâng cao một bước. Đến nay, đã có 7 NHTM được NHNN công nhận đạt chuẩn Basel II, gồm Vietcombank, VIB, OCB, MB, VPBank, TPBank và ACB.

Cùng với đó, quy mô hệ thống các TCTD tiếp tục tăng. Tính đến cuối tháng 3/2019, tổng tài sản của hệ thống các TCTD đạt hơn 11 triệu nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so với cuối năm 2018; huy động vốn từ thị trường 1 (khu vực tổ chức kinh tế và dân cư) đạt 8,5 triệu tỷ đồng, tăng 2,5% so với cuối năm 2018. Tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng cùng với mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ổn định. Chất lượng tín dụng được cải thiện.

Qua kết quả cơ cấu lại, các NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tiếp tục đóng vai trò chi phối trong hệ thống các TCTD. Đến nay, NHNN đã hoàn thành việc phê duyệt phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2020 của 4/4 NHTM Nhà nước. Trước những khó khăn về tăng vốn để đáp ứng chuẩn Basel II mà các NHTM Nhà nước đang gặp phải, NHNN cho biết, đang tích cực phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xử lý vấn đề tăng vốn cho các ngân hàng này theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với các ngân hàng mua lại bắt buộc và NHTM Cổ phần Đông Á (DAB), NHNN cho biết, sau khi được phê duyệt chủ trương, NHNN đã khẩn trương tiến hành các bước để tái cơ cấu và xử lý 03 ngân hàng mua bắt buộc và DAB đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Đến nay, NHNN đã hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phương án chuyển nhượng và cơ cấu lại Ngân hàng Đại Dương sau chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, phương án cơ cấu lại: Ngân hàng Xây Dựng, Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu và DAB cũng đang được khẩn trương hoàn thiện để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND), NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị phương án xử lý đối với QTDND yếu kém nhằm xử lý dứt điểm tình trạng hoạt động kém lành mạnh của một số QTDND, ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát.
Về kết quả xử lý nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 3/2019, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 227.860 tỷ đồng, bao gồm hình thức xử lý TCTD mua lại khoản nợ xấu đã bán cho VAMC bằng trái phiếu đặc biệt là 31.010 tỷ đồng. Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng đạt 117.80 tỷ đồng.

Ngoài ra, số nợ xấu xử lý theo Nghị quyết 42 do khách hàng trả nợ trung bình khoảng 5.810 tỷ đồng/tháng, cao hơn 4.000 tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ dưới hình thức khách hàng trả nợ trung bình từ 2012 - 2017 trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực.


Sở hữu chéo: Nền tảng phát sinh nợ xấu


Về kết quả mua bán, xử lý nợ xấu của VAMC, đối với việc mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt, lũy kế từ năm 2013 đến tháng 3/2019, VAMC mua nợ xấu đạt 338.849 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng, tương ứng với giá mua nợ là 307.567 tỷ đồng.

Mua nợ theo giá trị thị trường, lũy kế đến tháng 3/2019, VAMC đã mua được 46 khoản nợ với dư nợ gốc đạt 5.882 tỷ đồng và giá mua bán nợ đạt 5.960 tỷ đồng.

Lũy kế từ năm 2013 đến tháng 3/2019, VAMC đã phối hợp với các TCTD thu hồi nợ ước đạt 120.511,6 tỷ đồng. Đặc biệt, từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, kết quả thu hồi nợ của VAMC trong năm 2017, 2018 ước đạt 67.891 tỷ đồng, gần bằng 57% tổng giá trị thu hồi nợ lũy kế từ năm 2013 đến năm 2018./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...