Những người bất tử

2018-09-03 10:41:08 0 Bình luận
Mỗi năm cứ đến dịp 27-7, triệu triệu trái tim người dân Việt Nam lại bồi hồi tưởng nhớ đến hàng ngàn, hàng vạn người lính đã anh dũng hi sinh để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. Trong niềm xúc động tưởng nhớ ấy, không thể không nhắc đến 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã ngã xuống giữa trùng khơi ngoài rạn đá Gạc Ma tháng 3-1988.

Nước mắt đau thương ngày đón anh về

Năm 2017, có một sự kiện khá quan trọng trong hành trình tri ân 64 liệt sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hi sinh tại Gạc Ma - Trường Sa ngày 14-3-1988. Đó là khánh thành Khu tưởng niệm Liệt sĩ Gạc Ma với tên gọi: “Những người nằm lại phía chân trời” tại bán đảo Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa. Theo kế hoạch trước đó, lễ khánh thành phải làm hoành tráng, xứng đáng với sự hi sinh xương máu của các liệt sĩ, và được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, song có nhiều lý do khách quan, nên lễ khánh thành Khu tưởng niệm Liệt sĩ Gạc ma được thay thế bằng “Kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh liệt sĩ” và làm trong khuôn khổ “nhỏ, gọn”.

Không thể nào quên được buổi tối hôm ấy, đó là ngày 15-7-2017, tức là trước 12 ngày kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sĩ. Tại Tượng đài “Những người nằm lại phía chân trời”, hàng ngàn người con đất Việt, trong đó có những người mẹ, vợ, con, cháu của 64 liệt sĩ đã hy sinh trong trận “Hải quân Trung quốc tàn sát bộ đội Việt Nam tại đảo đá Gạc Ma đến dự lễ tâm linh rước vong hồn 64 liệt sĩ từ biển Cam Ranh vào lòng đất mẹ. Tất cả đều một lòng thành kính tri ân và không cầm được nước mắt trước anh linh các liệt sĩ. “Gần 30 năm - một khoảng thời gian khá dài để thay đổi nhiều thứ. Vậy mà xương cốt 64 liệt sĩ nằm sâu dưới tầng san hô lạnh cóng, 64 người mẹ, 64 người cha khóc cạn nước mắt trong đau thương tột cùng. Và cũng ngần ấy năm, nhiều người vợ trẻ, những đứa con thơ chờ đợi xương cốt của chồng, của cha đem về từ vùng biển bão tố - Gạc Ma. Nay mới đưa “xương cốt” các anh về lòng đất mẹ, nhưng xương cốt ấy không phải bằng xương, bằng thịt, mà bằng nước mặn biển khơi và những mảnh san hô đem về từ biển Cô Lin, Gạc Ma - có nỗi đau mất mát nào hơn thế”, cựu binh Trần Thiên Phụng - người sống sót trở về rưng rưng nước mắt chia sẻ.

Trong lễ tâm linh chiều tối ấy, có hàng ngàn người dân huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa và hơn 300 thân nhân gia đình của 64 liệt sĩ Gạc Ma đến để rước các liệt sĩ về lòng đất mẹ. Không chỉ những người lính đã hàng chục lần đến vùng biển Cô Lin, Gạc Ma, những thân nhân liệt sĩ đã nhiều năm khóc cạn nước mắt vì nhớ thương các anh, mà cả những người lần đầu tiên nghe những câu chuyện kể về sự chiến đấu ngoan cường và anh dũng hy sinh của 64 chiến sĩ ngày ấy đều không cầm được nước mắt.

Đón anh linh đồng đội ngày trở về đất mẹ, có nhiều cựu binh còn sống sót trở về từ trận chiến Gạc Ma ngày 14-3-1988. Họ đến từ Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Đăk Lắk. Mỗi người có một cung bậc cảm xúc khác nhau nhưng tựu chung lại đều xúc động đau thương nhưng cũng vô cùng kiêu hãnh.


Cựu binh Nguyễn Văn Chương bưng áo ấm ra biển Cam Ranh đón hồn đồng đội


Ông Nguyễn Văn Chương, nguyên chỉ huy phó quân sự đảo Gạc Ma trong trận “Hải chiến Trường Sa” ngày 14-3-1988, vượt gần 200km từ tổ dân phố 1, thị trấn K Rongkma, huyện Krong bong tỉnh Đăk Lắk. Ông không ngờ rằng sau gần 30 năm ông lại được gặp lại những đồng đội đã từng cùng ông cầm súng chống lại quân xâm lăng. Nước mắt ông Chương lưng tròng chia sẻ: “Khi nhận được giấy mời, cả đêm tôi không ngủ. Đêm trước ngày đi, tôi trằn trọc mong trời mau sáng để bắt xe đò đến Nha Trang. Sau nhiều năm cách biệt, gặp lại đồng đội tôi bây giờ là xương cốt, là nước biển đem về từ vùng biển Gạc Ma. Tôi không quên được ngày sống ở Gạc Ma, chỉ huy với lính như anh em một nhà. Cứ đến ngày 14-3, đêm nằm nước mắt chảy, thương anh em vô cùng”. Ông Chương khóc, giọt nước mắt người cựu binh sống sót trở về từ đảo đá Gạc Ma nén chặt trào dâng xúc động.


Người mẹ Gạc Ma


Trong hơn 300 thân nhân liệt sĩ Gạc Ma đến lễ tâm linh, chị Trần Thị Thủy, con gái của liệt sĩ Trần Văn Phương mắt đỏ hoe. Chị Thủy nói với chúng tôi: “Ngày em sinh ra ba đã hy sinh rồi. Em chỉ nghe về ba từ mẹ. Sau 30 năm nằm lạnh cóng dưới biển sâu, nay ba em với về đất mẹ. Chỉ khác đây là sự trở về không phải bằng thịt xương, mà là linh cốt từ biển mặn mòi”. Chị Thủy khóc, giọt nước mắt của con gái liệt sĩ hòa vào biển mặn Cam Ranh.

Sống mãi trong lòng dân tộc

Trong dòng chảy tri ân những anh hùng liệt sĩ dịp 27-7 này, hơn 90 triệu người dân đất Việt tưởng nhớ đến hàng ngàn, hàng vạn những người ngã xuống cho nền độc lập dân tộc và trọn vẹn lãnh thổ, trong đó có 64 liệt sĩ Gạc Ma - những liệt sĩ không có phần mộ như bao liệt sĩ khác. Mộ của các anh là những con sóng bạc đầu, là nhành san hô nằm tận biển sâu nơi đảo đá Gạc Ma lịch sử- đảo đá bị Trung quốc đánh chiếm trái phép từ sự kiện Gạc Ma ngày 14-3-1988.

Lịch sử đã sang trang, sự kiện “Gạc Ma - 88” cũng lùi vào dĩ vãng, chẳng ai muốn nhắc lại quá khứ đau thương, song “Gạc Ma” đã tạc vào lịch sử dân tộc trong cuộc trường chinh vệ quốc và giữ nước và đã trở thành huyền thoại. Xương cốt của 64 liệt sĩ vẫn nằm sâu trong lòng biển Trường Sa.

Khi nhắc về đồng đội bị hải quân Trung Quốc tàn sát ngày ấy, cựu binh Trần Thiên Phụng mắt đỏ hoe nói với tôi “Thương lắm đồng đội tôi. Dù thời gian có dài bao nhiêu, các anh vẫn sống mãi trong lòng dân tộc”.


Tượng đài bất tử

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
2024-04-18 11:46:40

Lời chia buồn

Nhận được tin Cụ La Đức Đan là thân phụ ông La Đức Hùng- Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng đã tạ thế vào hồi 23h20’ ngày 17/04/2024 (tức ngày 9/3 năm Giáp Thìn), tại Lào Cai. Ban Biên tập và cán bộ, phóng viên của Tạp chí điện tử Hoà nhập gửi tới ông La Đức Hùng – Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng và gia quyến lời chia buồn sâu sắc.
2024-04-18 11:29:00

Chủ tịch HĐND Hải Phòng thăm cựu thanh niên xung phong Điện Biên Phủ

Chiều 17/4, Chủ tịch HĐND TP Phạm Văn Lập đi thăm, tặng quà thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến - những người đã có nhiều cống hiến to lớn, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”
2024-04-18 09:36:19

Bí thư Thành ủy Hải Phòng thăm chiến sĩ Điện Biên ở Hải An

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến hiện đang sinh sống tại địa bàn quận Hải An.
2024-04-18 09:28:29

Nam Định: Thành lập Hội Thương binh nặng tỉnh

Đồng chí Nguyễn Trung Sơn - Trưởng Ban vận động thành lập Hội được bầu làm Chủ tịch Hội Thương binh nặng tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2024-2029.
2024-04-17 18:18:05

Khách hàng HDBank rộn ràng nhận thưởng “tiền tỷ”

HDBank hoàn tất trao thưởng 10 sổ tiết kiệm giá trị cao cho 10 khách hàng may mắn nhất trong chương trình “Khai Xuân Đắc Lộc - Năm Mới Phát Tài cùng HDBank”. Tỷ phú đầu năm 2024 của HDBank đến từ xứ rừng ngập mặn - huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
2024-04-17 16:35:01
Đang tải...