Ô nhiễm môi trường làng nghề Hưng Yên: Đâu là giải pháp?

2017-07-06 09:08:25 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Làng nghề là tiềm lực kinh tế để người dân cải thiện cuộc sống. Sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh đã có những đóng góp tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, ổn định đời sống gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, nhiều làng nghề vẫn vô tư vứt, xả chất thải nguy hại ra môi trường, khiến tình hình ô nhiễm tại tỉnh ngày càng nghiêm trọng.

Hiện nay, tỉnh Hưng Yên có khoảng 60 làng nghề nằm rải rác tại các xã, huyện. Thực tế, các làng nghề chủ yếu có quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu nên việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện các quy định bảo vệ môi trường còn gặp khó khăn đã khiến ô nhiễm tại các làng nghề càng trở nên nhức nhối, trong khi các địa phương vẫn chưa có ‘bài thuốc’ chữa trị.

Dọc Quốc lộ 5 và nhiều tuyến tỉnh lộ ở Hưng Yên, nơi có các làng nghề, rác thải bị đổ bừa bãi. Nhiều chỗ, người dân chất rác thành từng đống rồi đốt ngay ven đường.


Một điểm tập kết rác thải khổng lồ đã quá tải


Những làng nghề nổi tiếng về ô nhiễm nghiêm trọng nhất tại Hưng Yên là làng nghề sản xuất bột dong giềng ở xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, làng nghề thuộc da ở xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tái chế nhựa tại thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, tái chế kim loại màu ở thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm.

Mức độ ô nhiễm và độc hại ở các làng nghề rất nghiêm trọng, như ở thôn Đông Mai, huyện Văn Lâm, ô nhiễm chì trong đất, trong nước luôn vượt quá ngưỡng cho phép. Hầu hết người lớn và đặc biệt là trẻ em đều bị nhiễm độc chì. Bộ Y tế đã thành lập đoàn công tác để theo dõi, thăm khám cho người dân tại làng nghề này. Năm 2015, tỉnh Hưng Yên đã phải di dời toàn bộ số hộ sản xuất vào cụm công nghiệp làng nghề, nhưng hậu quả về ô nhiễm môi trường vẫn chưa biết đến bao giờ mới hết.


Nơi “cấm đổ rác” lại trở thành… bãi rác


Có mặt tại làng tái chế nhựa tại thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên có thể nhìn thấy hàng loạt ống khói san sát từ các cơ sở tái chế nhựa bất kể ngày đêm đua nhau nhả khói lên trời, tiếng máy nghiền nhựa chạy ầm ầm, hai bên đường những kiện hàng được người dân xếp chồng lên nhau, những dãy núi rác khổng lồ tràn xuống lòng đường. Càng đi sâu vào trong làng, mùi khét, mùi xú uế bốc lên càng nồng nặc. Không những thế, nước thải từ các cơ sở tái chế nhựa không được xử lý mà thải trực tiếp ra sông ngòi, khiến nguồn nước sinh hoạt tại làng nghề Minh Khai nói riêng và thị trấn Như Quỳnh nói chung ô nhiễm trầm trọng. Tại nhiều điểm có cắm biển “cấm đổ rác” nhưng vẫn trở thành nơi tập kết rác khổng lồ gồm túi ni lông, nhựa chết…


Những ống khói đốt nhựa đang hoạt động hết công suất.


Nếu tính cả thôn, mỗi ngày có đến 70 - 100 tấn rác thải, chủ yếu là bao bì, chai, cốc nhựa, sản phẩm liên quan đến nhựa y tế, không loại trừ nguồn rác thải độc hại được tái chế bị lẫn trong đó.

Tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề thu gom, tái chế phế liệu như ở Phan Bôi, xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên cũng luôn “nóng” trên từng tấc đất. Người dân Phân Bôi bấy lâu đã quen với mùi hôi thối, họ tận dụng tất cả phần diện tích của gia đình, thôn xóm đến vỉa hè, lòng đường để "trưng bày" đủ thứ phế liệu, rác thải, với hy vọng kiếm bát cơm. Hàng ngày, rác thải được thu gom từ mọi vùng quê, sau khi phân loại chỉ một phần nhỏ trong số chúng được tái chế. Phần không tái chế, người dân sẽ ném ra các khu dân cư, khiến địa phương này luôn phải đối mặt với mùi hôi thối và ô nhiễm nặng nề. Cùng với ô nhiễm rác thải và không khí, nước thải ở làng nghề Phan Bôi cũng là vấn đề đáng lo ngại. Trước kia, do đất đai rộng, nước thải rút rất nhanh. Nhưng mấy năm nay, đất đai bị thu hẹp, ao, hồ, kênh mương tồn đọng lắm rác thải nên nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng nề, khiến đa phần hộ dân mắc phải nhiều thứ bệnh tật.


Con sông bị ô nhiễm nặng nề ở làng nghề tái chế


Không chỉ riêng Phan Bôi, mà làng nghề Chỉ Đạo tái chế chì (huyện Văn Lâm) cũng không kém phần ô nhiễm, bởi hành vi xả thải phế liệu và nước thải ô nhiễm ra các ngả đường, kênh mương một cách tùy tiện.

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, tỉnh Hưng Yên đã có dự án quy hoạch 26 cụm công nghiệp làng nghề, định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, việc di dời các hộ sản xuất kinh doanh vào cụm làng nghề tập trung gặp nhiều khó khăn vì việc sản xuất còn manh mún, thường chung với sinh hoạt tại gia đình và hầu hết các hộ dân đều không có đủ tiền để di dời vào cụm làng nghề. Bên cạnh đó, việc kêu gọi đầu tư hạ tầng vào cụm công nghiệp làng nghề còn hạn chế, trong khi ngân sách tỉnh còn rất khó khăn.

Hiện nay, kinh phí xử lý về môi trường của cả tỉnh Hưng Yên mới chỉ đáp ứng được 25%. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh thu phí nước thải công nghiệp đối với gần 400 đơn vị sản xuất kinh doanh, nhưng cũng không đủ chi cho việc phục vụ công tác lấy mẫu, phân tích nước thải. Thực tế, việc xử lý chất thải công nghiệp ở Hưng Yên cũng như nhiều địa phương trên cả nước hiện đều phó mặc cho doanh nghiệp tự ký với các đơn vị có chức năng do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, trong khi việc giám sát hoạt động này vẫn còn bị buông lỏng.


Rác được chất thành đống trên những con đường qua lại


Hưng Yên là địa phương có thành tích thu hút đầu tư vào tốp đầu của cả nước và cũng là địa phương có tình trạng ô nhiễm môi trường ở các cụm công nghiệp làng nghề cao vào bậc nhất của cả nước. Cái giá phải trả cho sự thiếu quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường là rất lớn và hiện nay người dân ở tỉnh Hưng Yên đang phải gánh chịu. Phát triển kinh tế bền vững đang cần cái nhìn đúng đắn, đầy đủ về công tác bảo vệ môi trường. Đâu là giải pháp để giải quyết tình trạng trên? Câu hỏi xin dành lại cho các cơ quan chức năng và chính người dân tại các làng nghề này.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh

Sau một ngày (19/4) làm việc khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 18 theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật hiện hành.
2024-04-20 13:28:10

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Cựu chiến binh xã Quảng Hải tổ chức nhiều mô hình phát triển kinh tế

Chiều 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 16:20:00

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44
Đang tải...