Phần mềm tìm kiếm bạn đời cho người khuyết tật đầu tiên trên thế giới

2017-10-05 10:45:31 0 Bình luận
Inclov - Phần mềm tìm kiếm bạn đời cho người khuyết tật ở Ấn Độ - đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. Ứng dụng này kỳ vọng mở ra cơ hội hẹn hò cho 26,8 triệu người khuyết tật ở Ấn Độ.


Cơ hội tìm kiếm cuộc sống mới cho người khuyết tật

 
Ở tuổi 33, Srilatha KS là nhân viên của một công ty phần cứng máy tính hàng đầu Bangalore với mức lương cao. Tuy nhiên, trong khi bạn bè đã yên bề gia thất thì cô vẫn chưa tìm được người yêu vì là người khuyết tật.

Ở Ấn Độ, tuổi trung bình kết hôn của phụ nữ là 22. Cha mẹ Srilatha không chủ động tìm kiếm chồng cho con gái vì nghĩ rằng, chỉ có Srilatha mới quyết định được hạnh phúc của mình.

Vài năm trước, Srilatha sử dụng các trang web hẹn hò trực tuyến nhưng không tìm được người phù hợp. Gần đây, cô đã sử dụng Inclov - ứng dụng di động đầu tiên trên thế giới dành cho người khuyết tật và người có vấn đề về sức khỏe.

Inclov đã mở ra cơ hội cuộc sống mới cho 26,8 triệu người khuyết tật ở Ấn Độ, trong đó 42% không bao giờ kết hôn. Kể từ khi sử dụng Inclov, Srilatha đã tìm thấy vài “đối tác” phù hợp và cô quyết định kết bạn với người đàn ông khuyết tật. Hai người đã có những buổi hẹn hò lãng mạn.

Inclov được sử dụng trên điện thoại thông minh. Khi tham gia Inclov, người dùng phải cung cấp hồ sơ cá nhân với nhiều thông tin như mức độ phụ thuộc vào người khác, thuốc men và liệu pháp điều trị bệnh… Người dùng cũng phải trả lời câu hỏi đại ý như: "Bạn có thể quan hệ tình dục và sinh con?".

Mantrii, 29 tuổi, một người gặp vấn đề về xương sống nói: "Thông tin mà Inclov cung cấp giúp chúng tôi hình dung rõ ràng về đối tác mà mình tìm kiếm”.

Ajit Babu, 27 tuổi, mắc chứng bại não nhẹ, một nhà hoạt động giúp đỡ người tàn tật tại Bangalore chia sẻ, ứng dụng đã mang đến cơ hội hẹn hò cho người khuyết tật ở Ấn Độ - những người không bao giờ sử dụng trang web hẹn hò vì sợ bị đánh giá, “soi mói” vì khả năng của họ.

“Ngày càng nhiều người khuyết tật có xu hướng kết hôn với một người có khuyết tật khác. Để có được mối quan hệ tốt đẹp, điều quan trọng là phải có sự bình đẳng giữa vợ và chồng” - Ajit Babu nói.

"Kết hôn với một người khuyết tật sẽ làm thay đổi nhịp độ cuộc sống"

Srilatha KS vẫn chưa có được cái “kết đẹp” cho cuộc hôn nhân của mình. Bố mẹ của chàng trai mà cô yêu thương không chấp thuận mối quan hệ của họ. "Họ không muốn con trai mình lấy người khuyết tật. Là một người con ngoan, anh ấy không muốn làm trái ý bố mẹ", Srilatha nói.

Giống như nhiều bậc phụ huynh có con em khuyết tật ở Ấn Độ, họ muốn tìm một người phụ nữ khỏe mạnh để chăm sóc con trai và nhà cửa. Các gia đình này thường tìm phụ nữ đã bỏ học ở vùng nông thôn hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn hay đã ly hôn.

Deepa Narasimhan, Chủ tịch Hội đồng quản trị một công ty phần mềm máy tính ở Bangalore nói rằng: "Phụ nữ khuyết tật lấy chồng sau đó ly thân hay ly hôn ngày càng gia tăng.

Điều này khiến các bậc cha mẹ cảm thấy e ngại. Họ muốn con cái có việc làm ổn định, sống với họ suốt đời hơn là việc đẩy con cái vào những cuộc hôn nhân không có tương lai”.

Thực tế cho thấy, nhiều người khuyết tật ở Ấn Độ không kết hôn, họ phải nỗ lực để khẳng định sự độc lập trong công việc và cuộc sống. Với người khuyết tật, cơ hội được học tập và tìm việc làm rất hạn chế. Kuhu Das, người sáng lập Hiệp hội Phụ nữ khuyết tật ở Kolkata cho biết, "khuyết tật và khái niệm phụ nữ hoàn hảo không phù hợp với nhau”.

Bà Kuhu Das nói thêm rằng, một vài năm sau kết hôn, nhất là sau khi đứa con đầu lòng ra đời, một số người chồng “mất hứng thú” và lấy lý do vợ tàn tật như cái cớ để đưa vợ và con về nhà bố mẹ đẻ.

“Tổ chức của chúng tôi giúp đỡ phụ nữ để họ độc lập về mặt tài chính. Chúng tôi khuyên họ rằng, hôn nhân không phải là mục tiêu cuối cùng. Giáo dục và sự độc lập tài chính quan trọng hơn", bà Das nói.

Những người trẻ khuyết tật ở các thành phố Ấn Độ thường cảm thấy khó khăn trong việc hình thành các mối quan hệ. "Mọi người cần phải hiểu rằng, người khuyết tật cũng cần có đối tác để cùng thực hiện ước mơ, khát khao trong cuộc sống" - Ashwin Karthik, 32 tuổi, người khuyết tật hiện làm việc tại Ngân hàng ANZ ở Bangalore chia sẻ.

Narasimhan, người mắc chứng teo cơ bẩm sinh nói rằng, người khuyết tật khó khăn trong việc hòa nhập với xã hội. Nhà văn Shweta Mantrii nhận định: "Hầu hết mọi người cảm thấy rằng, kết hôn với một người khuyết tật sẽ làm thay đổi nhịp độ cuộc sống của họ”.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...