Lâm Đồng: Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ 'xé nát' vùng lõi Khu Du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm

2019-02-19 04:11:29 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ngày 15/2/2019, Văn phòng Chính phủ có công văn số 1239/VPCP-V.I chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh của báo chí về tình trạng vùng lõi Khu Du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đang bị 'xé nát' bởi hàng loạt công trình sai phép.
Thời gian qua, tình hình vi phạm trật tự xây dựng, xâm lấn vùng lõi di tích tại Khu du lịch (KDL) quốc gia hồ Tuyền Lâm diễn ra tràn lan, dù KDL có ban quản lý đầy đủ nhưng sau một thời gian dài vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Về việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh của báo chí về tình trạng vi phạm Khu Du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/4/2019.

Phim trường “núp bóng” dự án

Trước đó theo phản án của báo chí, ban Quản lý Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm được giao quản lý, bảo vệ tổng diện tích hơn 2.940 ha, bao gồm rừng, đất lâm nghiệp và mặt nước. Đã có 39 doanh nghiệp tham gia đầu tư vào hồ Tuyền Lâm với diện tích khoảng 1.800 ha.

Trong số 39 dự án, 5 dự án đưa vào khai thác kinh doanh toàn bộ, 8 dự án khai thác kinh doanh một phần, 17 dự án đang triển khai đầu tư, 6 dự án “án binh bất động”, 3 dự án được tỉnh cho sang nhượng. Tháng 2/2017, Thủ tướng công nhận KDL này là KDL quốc gia, và đây cũng là KDL quốc gia đầu tiên trong nước.

Theo ông Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng, từ năm 2010 đến nay có 10/39 dự án đầu tư vi phạm trật tự xây dựng tại KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm; riêng năm 2018 có 5 trường hợp vi phạm, chủ yếu là không giấy phép xây dựng, xây dựng trái phép, lấn chiếm lòng hồ, vi phạm khu vực I di tích, vi phạm chỉ giới, lộ giới đường giao thông..


Cầu gỗ bắc ra hồ Tuyền Lâm của phim trường Secret Garden trong di tích quốc gia (ảnh chụp ngày 16.1) - Ảnh: Gia Bình/Báo Thanh Niên

Cụ thể, dự án  phim trường sinh thái có tên Secret Garden (Khu vườn bí mật) rộng khoảng 1 ha ở tiểu khu 162 (P.4, TP.Đà Lạt), thuộc vùng lõi thắng cảnh quốc gia hồ Tuyền Lâm, nằm trong phần đất tỉnh Lâm Đồng đã giao cho Công ty CP Nhật Nguyên để đầu tư dự án.

Theo trình bày của Ban Quản lý KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm (gọi tắt BQL), tháng 5/2018, ban này phát hiện và phối hợp với đơn vị chức năng lập biên bản hiện trường về việc Công ty CP Nhật Nguyên xây dựng công trình (2 cầu gỗ và 1 nhà gỗ) không có giấy phép ở tiểu khu nói trên và yêu cầu hoàn nguyên hiện trạng. Tháng 7/2018, BQL lại phát hiện công ty này san gạt rừng phòng hộ trái phép ngay trước cầu gỗ dẫn vào phim trường để làm bãi giữ xe.

Tháng 8/2018,UBND TP Đà Lạt đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần Nhật Nguyên 40 triệu đồng về hành vi xây dựng công trình không có giấy phép và quyết định xử phạt 30 triệu đồng đối với hành vi tự ý chuyển mục đích đất rừng phòng hộ (200m²) mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 

Ngày 25/12/2018, Sở VH-TT-DL Lâm Đồng cho biết đã yêu cầu Công ty cổ phần Nhật Nguyên tháo dỡ hoàn toàn những công trình vi phạm của phim trường Secret Garden tại di tích thắng cảnh quốc gia hồ Tuyền Lâm. Thế nhưng đến ngày 5/1/2019, theo phản ánh của báo chí, khuôn viên phim trường này lại “hoành tráng” hơn. Trong phim trường có đến 3 nhà gỗ và nhiều cầu gỗ vươn ra hồ nước, các công trình phụ, có cả chuồng nuôi cừu để phục vụ du khách. Du khách vào phim trường phải mua vé vào cổng 50.000 đồng, vé không ghi ngày, tháng và có người thu lại vé. Đến ngày 16/1/2019 thì ở đây không bán vé nữa, phía trong có 3 căn nhà gỗ được tháo gỡ qua loa (chủ yếu phần mái), cầu gỗ dài khoảng 50 m ngoài cổng dẫn vào vẫn còn nguyên, vài công trình khác vẫn còn.


Trên thực tế, vé vào cổng do Cục Thuế Lâm Đồng phát hành. Trên vé ghi rõ hộ kinh doanh Nguyễn Đình Quốc Bảo chứ không phải Công ty CP Nhật Nguyên. Ông Phạm Văn Dân, Giám đốc BQL, nói: “BQL chỉ quản lý chủ đầu tư chính thức, còn nếu có thêm nhà đầu tư thứ cấp nào đó liên kết, hợp tác với họ thì ban không thể biết được. Ngay cả việc ban gửi văn bản đề nghị Công ty CP Nhật Nguyên cung cấp các hồ sơ tài liệu về việc liên kết, hợp tác kinh doanh; trình tự thủ tục và tình hình bán vé thu phí tham quan gửi về ban trước ngày 15/1, nhưng đến nay (ngày 21/1) công ty vẫn chưa có động tĩnh gì”.


Mặt khác, tháng 8/2017, ông Nguyễn Đình Quốc Bảo được Phòng Tài chính - Kế hoạch TP.Đà Lạt cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại tiểu khu 162 nói trên, với ngành nghề: dịch vụ chụp hình, vui chơi, cắm trại, ăn uống…

Từ giấy chứng nhận này, Chi cục Thuế TP.Đà Lạt (nay là Chi cục Thuế khu vực Đà Lạt - Lạc Dương) đã quản lý thu thuế đối với ông Bảo và số thuế GTGT, TNCN phải nộp chỉ 700.000 đồng/tháng.

Tháng 11/2017, ông Bảo đăng ký mua vé và được Chi cục Thuế TP.Đà Lạt bán vé vào cổng (vé do Cục Thuế Lâm Đồng in). Chi cục Thuế khu vực Đà Lạt - Lạc Dương cho biết, từ quý 4/2017 đến quý 3/2018, ông Bảo đã báo cáo sử dụng hết hơn 12.000 vé và nộp thuế 42.119.000 đồng. Tuy nhiên, do vé không ghi ngày, tháng và được thu lại nên dư luận nghi vấn liệu có sự quay vòng vé hoặc “nhân bản” thêm vé để bán cho du khách. Chi cục Thuế TP Đà Lạt đã quản lý, giám sát chặt chẽ chưa hay để doanh nghiệp “màn thưa che mắt thánh” dễ dàng qua mặt, “mập mờ” bán vé kiếm lời?


Cùng nhau “bằm nát” di tích


Không chỉ có phim trường, Hàng loạt công trình xây dựng trái phép tại di tích thắng cảnh quốc gia hồ Tuyền Lâm (TP Đà Lạt). Đáng nói, nhiều công trình đã xâm phạm đến khu vực I - khu vực được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích phải bảo vệ nguyên trạng.

Nằm gần đập chính hồ Tuyền Lâm là quán cà phê Pi Ni của Công ty TNHH Li Mi (P.10, TP.Đà Lạt). Đây vốn là nhà điều hành cũ, công ty này thuê từ BQL KDL hồ Tuyền Lâm trước đây với giá 50 triệu đồng/năm. Tháng 4/2018, quán cà phê bị cháy và công ty đã xây dựng lại trên nền hiện trạng cũ nhưng công trình không có giấy phép xây dựng và nằm trong khu vực I di tích quốc gia thuộc khu vực cấm xây dựng, lấn chiếm. Ngoài ra, công trình bờ kè kiên cố được công ty này xây dựng trái phép nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hồ Tuyền Lâm và trực tiếp xâm phạm di tích thắng cảnh quốc gia này.


Công trình vi phạm của Công ty TNHH Trà Vườn Thương trong di tích (hình chụp tháng 6.2018 khi nước cạn) - Ảnh: Gia Bình/Báo Thanh Niên

Cách quán cà phê Pi Ni vài chục mét về phía bên kia đập là một cụm công trình không có giấy phép xây dựng khác của Công ty TNHH Trà Vườn Thương. Tại đây có 4 khối công trình dùng làm nhà ở, kinh doanh lưu trú, quán kinh doanh… với tổng diện tích xây dựng hơn 553 m2; trong đó có hạng mục nằm sát mặt hồ vi phạm hành lang bảo vệ lòng hồ, vi phạm khu vực I di tích. Những công trình này đã được cơ quan liên quan phát hiện từ tháng 6/2017, đến tháng 6/2018 UBND TP.Đà Lạt xử phạt, yêu cầu tháo dỡ nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Ông Võ Ngọc Trình, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Lạt, cho biết do chủ đầu tư khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính và khiếu nại giá cả đền bù, địa phương đang giải quyết.


Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện một bờ kè bằng bê-tông dài 30 m, cao 2 m, cắt ngang một góc hồ Tuyền Lâm. Công ty CP Đầu tư Lan Anh Đà Lạt (chủ đầu tư dự án khu trung tâm giải trí du lịch, hội nghị cao cấp) đã xây dựng không có giấy phép, vi phạm khu vực bảo vệ 1. Ông Phạm Văn Dân cho biết: “Hiện nay Công ty CP đầu tư Lan Anh đã chấp hành tháo dỡ phần trên mặt nước của kè chắn, còn lại phía dưới mặt nước do mùa này nước lớn, công ty cam kết hoàn nguyên vào tháng 4 - 5/2019”.


Kè xây dựng “chui” chắn ngang một nhánh hồ Tuyền Lâm của Công ty CP đầu tư Lan Anh khi hoàn thành (nay đã đập bỏ phần trên mặt nước, còn phần dưới mặt nước chưa đập bỏ) - Ảnh: Gia Bình/Báo Thanh Niên

Công ty CP đầu tư Lý Khương xây dựng không phép 19 căn bungalow tại khu vực I của di tích, xây vườn tượng, công trình mỹ thuật không phép ở khu vực khe tụ thủy của hồ Tuyền Lâm. Theo Sở VH-TT-DL Lâm Đồng, đến nay công ty đã tháo dỡ các hạng mục vi phạm.

Trong khi đó, hàng loạt cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ phối hợp quản lý, giám sát, bảo vệ KDL Quốc gia hồ Tuyền Lâm, tham mưu cho UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND TP Đà Lạt xử lý các công trình vi phạm nhưng với những gì đang diễn ra, rõ ràng các cơ quan này hoạt động chưa hiệu quả, phối hợp xử lý chưa nhịp nhàng, nếu không muốn nói là thiếu trách nhiệm vì trong thời gian qua, KDL Quốc gia hồ Tuyền Lâm liên tục bị xâm hại, khi các cơ quan chức năng phát hiện thì “việc đã rồi”, công trình cơ bản đã hoàn thành. Thậm chí, có doanh nghiệp khi bị cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, đình chỉ nhưng vẫn không chấp hành, ngang nhiên thi công, hoàn thiện công trình và “bình thản” đưa vào sử dụng. Từ đó dư luận địa phương đã ví von tình trạng trên như một kiểu phi lý - “con voi chui lọt lỗ kim”.

Liệu rằng, với sự chi đạo quyết liệt của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, các cơ quan ban ngành có chung tay quyết tâm xử lý dứt điểm những sai phạm trên hay dư luận “lo ngại” tình trạng “trên nóng dưới lạnh”. Câu trả lời vẫn xin giành lại chủ đầu tư cùng cơ quan quản lý có trách nhiệm  để không để tồn tại những công trình sai phép, không phép, đồng thời “trả lại” thắng cảnh KDL hồ Tuyền Lâm là KDL quốc gia, và đây cũng là KDL quốc gia đầu tiên trong nước.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47

Chuyện về con tàu Đại Lãnh trong trận chiến Gạc Ma 1988

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí mới đây, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng LLVTND kể, năm 1999, khi ông đang là thứ trưởng Bộ Quốc phòng, miền Trung có lũ lụt cực lớn.
2024-04-23 10:37:37

Phú Yên: Cần sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của các nhà đầu tư

Vừa qua, Tạp chí điện tử Hòa Nhập nhận được đơn thư của ông Phạm Văn Đạo (sống tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) phản ánh về việc: Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định thu hồi đất khi doanh nghiệp đang thực hiện dự án Khu đô thị du lịch năng lượng xanh.
2024-04-23 10:00:31

Quý I có 66 vụ cháy, Nghệ An chỉ đạo phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang tới gần, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Do đó, tỉnh Nghệ An đặc biệt chú trọng tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.
2024-04-23 08:15:00
Đang tải...