Phong tục đón Tết của một số dân tộc trên vùng Tây Bắc

2017-01-30 17:36:50 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất của người Việt Nam, hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch. Tết là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp bên nhau, cùng nhau đi chúc tết, thăm hỏi lẫn nhau và cùng cầu chúc cho một năm mới nhiều hạnh phúc và may mắn. Có rất nhiều phong tục thú vị và đặc sắc để đón Tết tại Việt Nam.
Khi xuân bắt đầu về trên khắp bản làng, hoa đào, hoa mận nở trắng khắp rừng cũng về lúc đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc rộn ràng đón tết. Mỗi dân tộc ở đây có một phong tục đón Tết riêng, tạo nên một nét đẹp văn hoá, một bản sắc dân tộc đặc trưng, hoà cùng vào dòng chảy văn hoá đa dạng của các dân tộc anh em trên khắp mọi miền đất nước.

Tết của dân tộc H’Mông

Để chuẩn bị cho một năm mới ấm no, sung túc thay vì làm bánh chưng như người Kinh, người Mông thường làm bánh dầy chay với những quan niệm: bánh dầy chay là chiếc bánh dầy tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên trái đất. Chính vì thế, mỗi dịp Tết đến người Mông lại có những mẹt bánh dầy để ăn Tết và tiếp khách. Người H’Mông quan niệm, năm nào cũng vậy cứ đến đêm 30 người H’Mông sẽ cúng tổ tiên bằng một con lợn sống, một con gà trống sống rồi mang lợn và gà giết thiệt để cúng một mâm thịt chín. Sau đó, họ ăn cơm và uống rượu cho đến khi nghe thấy tiếng gà gáy đầu tiên. Bởi vì đối với họ, tiếng gà gáy đầu tiên vào buổi sáng sớm mùng Một Tết mới là đánh dấu một năm mới bắt đầu. Không chỉ có vậy, trong dịp Tết bên cạnh các nghi lễ tín ngưỡng còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi với các trò chơi dân gian như: chơi cù, ném pao, bắn nỏ, đua ngựa, múa khèn.

Phong tục đón Tết của một số dân tộc trên vùng Tây Bắc
Trò chơi đánh quay của người dân tộc H’Mông trong dịp lễ tết

Có thể thấy một trong những trò chơi sôi động và lôi cuốn người xem nhất trong dịp lễ Tết của người H’Mông phải kể đến là chơi Gầu Tẩu Tràng (hay còn gọi là hát trao duyên). Trò chơi này, hai ống nứa được nối với nhau bằng một sợi dây cước, căng dài hàng chục mét. Mỗi bên đầu dây, trai gái từng tốp thi nhau hát (đối, đáp) vào ống nứa cho bên kia nghe nguyện vọng về cuộc sống ấm no, tâm sự cho nhau những tâm tư, tình cảm, tình yêu…

Tết của dân tộc Thái - Điện Biên

Cũng như nhiều dân tộc khác, Tết cổ truyền của người dân tộc Thái được tổ chức đúng vào thời điểm Tết Nguyên đán của người kinh. Đối với người Thái ở nhiều vùng, thường coi ngày 25 tháng Chạp là phiên chợ cuối cùng, lớn nhất trong năm. Mọi người đều xuống chợ mua sắm tết, sau đó là nghỉ ngơi chơi Tết. Người Thái thường gói hai loại bánh chưng là màu đen và màu trắng. Để làm được bánh màu đen, họ đốt rơm lên lấy tro sạch lẫn gạo nếp rồi sang sẩy muội tro mà vẫn giữ lại màu đen. Nhiều nơi không cho nhân thịt hành, đỗ vào bánh vì người ta quan niệm hương vị Tết ở trong bánh chưng chủ yếu thể hiện ở hương vị của lá dong và đó cũng là chủ thể để dâng lên, báo cáo với tổ tiên những thành quả đã đạt được trong năm qua.

Ngày 30 Tết, ngay từ sáng sớm nhà nào cũng mổ một con lợn, bốn chân và đầu đuôi để cúng tổ tiên, phần nạc làm thịt sấy, ba chỉ ướp muối còn phần mỡ làm nem thính… Tất cả các món ăn truyền thống không chỉ ăn ngay trong mấy ngày Tết, mà còn treo gác bếp để ra giêng. Khi lá vả, lá sung lên non, lấy ăn ghém mới là món ngon, đúng mùa. Nhà nào có nhiều thịt, để được lâu được coi là Tết to. Các món ăn truyền thống được các mẹ, các chị khéo tay chế biến với mắc khén (tiêu rừng), ớt bột, thảo quả, với hương thơm quyến rũ mang đậm hương vị đặc sắc của dân tộc mình. Với đồng bào Thái, mâm cỗ cúng tổ tiên được đồng bào rất coi trọng. Ngoài cỗ thủ và bốn chân lợn, bánh trái ngày Tết, thì không thể thiếu được hai cây mía dựng hai bên bàn thờ. Hai cây mía được tượng trưng cho chiếc thang để tổ tiên về ăn tết cùng con cháu.

Phong tục đón Tết của một số dân tộc trên vùng Tây Bắc
Bà con trong làng tụ tập nhau về múa xoè mừng một năm mới ấm no

Trong dịp lễ Tết, dân tộc Thái còn tổ chức những đêm ca nhạc tại chính bản, làng của mình. Cùng với những cô gái Thái, mặc bộ quần áo cóm bên những đống lửa và cầm tay nhau múa xoè kèm theo những lời hát “Đêm nay với điệu xoè, rộn ràng trong tiếng hát, trao nhau giữa vòng xoè, nụ cười và ảnh mắt…”. Tết đến xuân về, khắp bản làng bà con quây quần bên nhau cùng nhau ca hát, múa xoè, chơi những trò chơi dân gian ném còn, đá ngựa…và mời nhau những chén rượu nồng, chúc cho nhau có sức khoẻ, hạnh phúc, mùa màng bội thu cho một năm mới.

Tết cổ truyền của dân tộc người Hà Nhì

Dịp lễ Tết của dân tộc Hà Nhì thường được tổ chức vào trước Tết Nguyên đán của người kinh khoảng 2 tháng và kéo dài khoảng một tuần. Việc đón Tết vào ngày nào không được ấn định thành truyền thống như Tết của người kinh mà do Hội đồng già làng, trưởng bản bàn bạc và thống nhất để áp dụng cho từng năm, dựa trên các yếu tố: thời tiết, mùa màng, khả năng kinh tế chung của mỗi gia đình… Sau thời điểm được xác định, theo phong tục buổi chiều tất niên mỗi gia đình cúng một con gà để tiễn biệt năm cũ. Người Hà Nhì không gói bánh chưng mà thay vào đó là bánh gù, loại bánh hình ống, dài hơn một gang tay, ngoài ra còn có bánh dầy, bánh trôi.

Trong mấy ngày Tết, những người cao tuổi được lập thành nhóm, nhóm này đi chúc Tết gia đình của nhóm kia, họ này đi chúc Tết họ kia với những lời lẽ tốt đẹp và tình cảm chân thành. Tết Nguyên đán của đồng bào dân tộc Hà Nhì diễn ra chừng một tuần lễ. Suốt tuần đó, ngày cũng như đêm, khắp trong bản ngoài làng đâu đâu cũng tưng bừng, nhộn nhịp. Ngoài trời các loại trống, chiêng, đàn, sáo cùng rộn rã vang lên. Trong bộ trang phục truyền thống đẹp nhất của mình, từng đôi nam thanh nữ tú tay giấu trong tay, mắt soi vào mắt, cùng say sưa nhảy những điệu sơn vũ được lưu truyền từ muôn kiếp cha ông. Sau những trò chơi đố lá dang dở, sau những cuộc hát đối nửa chừng và cuối cùng là sau những ngày vui Tết, rất nhiều lứa đôi đã trở nên tâm đầu ý hợp, thầm mong ngày “buộc chỉ cổ tay”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47
Đang tải...