Quá nhiều bất cập trong kiểm dịch thú y ở Nghệ An

2017-04-13 16:14:41 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Những trạm kiểm dịch xập xệ, xuống cấp; những đơn vị trực thuộc hầu hết là nữ; những bác sỹ thú y nhiều năm lăn lộn với trâu, bò, gà, vịt… vẫn phải hưởng lương “hợp đồng làm việc” do các trạm “tự cân đối”; những cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm không đạt tiêu chuần vệ sinh vẫn ngang nhiên hoạt động… là chuyện có thật ở Chi cục Chăn nuôi - Thú y (CN-TY) tỉnh Nghệ An. Trách nhiệm này thuộc về ai?
Thực trạng rất… đáng ngại

Mỗi năm, Nghệ An có khoảng 700 ngàn con trâu,  bò (kể cả bò sữa), khoảng 1 triệu con lợn và  khoảng 20 triệu gia cầm được người dân và chủ trang trại chăn nuôi cung cấp cho thị trường. Với số lượng gia súc, gia cầm lớn như vậy, đặt ra cho ngành CN-TY một nhiệm vụ rất nặng nề. Từ khâu tư vấn chăn nuôi, tuyên truyền phòng dịch, đến việc kiểm dịch, kiểm soát các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, đều đòi hỏi cán bộ, nhân viên ngành này phải làm việc trong và ngoài giờ với một cường độ lao động cao.
 

Ở huyện Yên Thành, 16 lò mổ gia súc tập trung vẫn chưa được cấp giấy phép về an toàn, vệ sinh nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động.
 
Nghệ An có 21 Trạm Chăn CN-TY đặt tại trung tâm huyện lỵ. Các Trạm này là “cánh tay nối dài” của Chi cục CN-TY tỉnh Nghệ An, kip thời xử lý mọi tình huống liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, thú y khi người dân yêu cầu. Tuy nhiên, theo số liệu do ông Tạ Ngọc Hồ- Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính của Chi cục CN-TY tỉnh Nghệ An cung cấp, tổng số cán bộ, nhân viên tính đến thời điểm này là 168 người, trong đó công chức là 18 người, viên chức có 92 người, hợp đồng làm việc (theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP Chính phủ ngày 17/11/2000): 1 (nhân viên văn thư) còn lại là 57 trường hợp làm việc theo cơ chế “hợp đồng làm việc”  theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ nhưng lại do các Trạm CN-TY phải chịu trách nhiệm trả lương.

Toàn bộ Chi cục CN-TY hiện có 9 cán bộ đạt học vị thạc sỹ chính quy, số còn lại là bác sỹ chăn nuôi, thú y hoặc trung cấp 2 chuyên ngành này đang học đại học tại chức.

Trong số 57 trường hợp hưởng lương theo “hợp đồng làm việc” do các Trạm chi trả, có nhiều người được đào tạo đại học,  đã có nhiều năm làm việc tại cơ sở nhưng vẫn chưa được xét chuyển viên chức. Điển hình như 2 trường hợp làm việc tại Trạm CN-TY huyện Yên Thành, do không có nguồn thu nên đơn vị này “tự cân đối” bằng cách cho họ làm việc nửa tháng để giảm 50% tiền lương. Trạm CN-TY huyện Diễn Châu “phải nuôi” 5 nhân viên theo “mô hình trên”.  Nguồn thu để chi cho 5 nhân viên của Trạm CN-TY Diễn Châu được lấy từ việc cho thuê 2 ki-ốt bán cà phê và bán điện thoại di động phía trước cơ quan với giá 3,5 triệu đồng/ki-ốt/tháng. Số tiền này, theo ông Nguyễn Trọng Bốn (Trạm trưởng) giải trình là: “chỉ đủ trả 2 suất lương”, 3 người còn lại, Trạm phải “cấu chỗ nọ, véo chỗ kia”. Trạm phải tăng gia trồng nấm và rau sạch để “bán rẻ” cho anh em cơ quan để… tạo nguồn.  
 

Các chị em làm việc ở Trạm Chăn nuôi – Thú y huyện Đô lương đang phải “mặc cho số phận” trong ngôi nhà xuống cấp, nghiêng lún, sắp sập.
 
Trạm CN-TY huyện Tân Kỳ chỉ có 4 người nhưng có 1 trạm trưởng, 1 phó trạm trưởng. Trong khi đó, Trạm CN-TY huyện Đô Lương có 8 biên chế (có 7 người là nữ), nhưng chỉ có 1 trạm trưởng, không có trạm phó. Trạm CN-TY huyện Yên Thành có 7 người, có 1 trạm trưởng, 1 trạm phó, mới có 2 người được cấp thẻ kiểm dịch viên (trạm trưởng và trạm phó). Mấy năm nay, ông Nguyễn Khắc Minh - Trạm trưởng sức khỏe yếu, phải điều trị thường xuyên, công việc điều hành phó mặc cho trạm phó, nhưng Chi cục CN-TY vẫn không có phương án bổ nhiệm bổ sung.

Trạm CN-TY huyện Đô Lương nhiều năm nay phải làm việc trong ngôi nhà 2 tầng xập xệ, nghiên lún,  xuống câp nghiêm trọng, vữa vôi trần nhà rơi xuống đầu bất cứ lúc nào…   
 
Lãnh đạo… đỗ lỗi lẫn nhau

Khi đề cập đến sự quan tâm của lãnh đạo Chi cục CN-TY đối với thực trạng đời sống của 57 nhân viên ở các Trạm CN-TY đang làm việc ở các huyện nói trên, ông Đặng Văn Minh- Phó chi cục trưởng bao biện rằng: “lĩnh vực này tôi không được giao phụ trách nên không nắm được”. Còn ông Nguyễn Thế Độ- Chi cục trưởng Chi cục CN-TY tỉnh Nghệ An, người trực tiếp ký hợp đồng thì trả lời rất lạnh lùng: “Các trạm có nhu cầu xin thêm người thì lo mà trả tiền lương cho họ chứ. Nếu không trả được lương  thì Chi cục sẽ chấm dứt hợp đồng” (!?). Một số trường hợp lao động đã chia sẻ: “Chúng tôi học hành đúng chuyên ngành ra, xin được vào đây làm cũng chẩy vẩy bao năm, đi đêm về hôm, quà cáp đủ kiểu, giờ nói thôi việc chúng tôi mà đễ à”
 



Mỗi phiên họp, chợ Ú có khoảng 1.500 con trâu, bò, bê, nghé từ các huyện của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh được đưa về đây bán cho thương lái
 
Từ khi Chi cục CN-TY tỉnh Nghệ An “ôm” việc kiểm dịch về cho phòng Quản lý dịch bệnh do ông Đặng Văn Minh trực tiếp điều hành, bên cạnh đó, công tác kiểm dịch nội tỉnh đã được bãi bỏ, nhiều Trạm CN-TY không còn nguồn thu, “sống giở, chết giở”, nên phải tính toán chi tiêu theo kiểu “con nhà nghèo”. 

Tại phiên chợ Ú (xã Đại Sơn, huyện Đô Lương) sáng ngày 13/6 âm lịch (12/4/2017) vừa qua, theo quan sát của phóng viên, có khoảng 1.500 con trâu, bò, bê, nghé từc các huyện của Nghệ An và Hà Tĩnh được đưa về đây mua bán. Theo ông Đặng Văn Toàn- Chủ tịch UBND xã Đại Sơn: “Có khoảng 80% số gia súc của phiên chợ được thương lái đưa ra khỏi địa bàn tỉnh Nghệ An”. 

Tổ kiểm dịch gồm 2 KDV của phòng Quản lý kiểm dịch, 2 KDV của Trạm CN-TY huyện Nam Đàn và Đô Lương được Chi cục điều động bổ sung, phải làm việc từ chiều ngày 11/4 cho đến hết ngày diễn ra phiên chợ. Công việc của 4 KDV chủ yếu là: ký hồ sơ, thu tiền, còn nhiệm vụ “phun thuốc khử trùng tiêu độc”  và “bấm thẻ tai” do 2 nhân viên được thuê làm hợp đồng theo vụ việc là người của địa phương thực hiện.  
 

Xã Đại Sơn trở thành “điểm tập kết dịch bệnh gia súc”, ô nhiêm mối trường từ chất thải trâu, bò, bê, nghé, nhưng không hề nhận được sự chia sẻ nào về vật chất của Chi cục Chăn nuôi – Thú y từ nguồn thu kiểm dịch.
 
Theo dõi các xe vận chuyển gia súc, gia cầm đi qua Trạm Kiểm dịch Bắc Nghệ An và Trạm Kiểm Bắc Thanh Hóa vào ngày 13/4, rất ít thấy KDV kiểm tra hiện trạng động vật chở trên xe, không thấy “phun khử trùng tiêu độc” theo quy định mà chủ yếu là… chấm dấu và đi…

Từ câu chuyện tiếp nhận, xét tuyển viên chức, công chức, bổ nhiệm “siêu tốc” đối với ông Đặng Văn Minh, so sánh với số phận của 8 thạc sỹ và 57 lao động  đang làm việc tại Chi cục CN-TY (trừ 92 người đã được xét duyệt thành viên chức), phóng viên đi tìm lời giải đáp cho câu chuyện này. Ông Tạ Ngọc Hồ- Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính của Chi cục CN-TY tỉnh Nghệ An nói rằng: “Việc bổ nhiệm, xét duyệt việc chức, đề nghị cấp thẻ KDV hay là cảu tạo, sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc của các Trạm,  phải do lãnh đạo của chính các đơn vị đó có văn bản đề nghị thì lãnh đạo Chi cục mới có cơ sở xem xét trình lên cấp cao hơn chứ. Trách nhiệm này là của các đồng chí Trưởng trạm”. Truyền đạt lại ý kiến của ông Hồ với một số Trạm trưởng, họ đều nói rằng: “Chúng tôi đề xuất nhiều lắm, kể cả phát biểu ý kiến trong các cuộc họp, nêu kiến nghị tại đại hội công nhân viên chức cơ quan hàng năm, nhưng có ai thèm nghe đâu”. 
 

Mỗi phiên chợ, 4 kiểm dịch viên luôn phải làm việc quá tải từ ngày hôm trước đến tối mịt của ngày diễn ra phiên chợ.
 
Những kiến nghị từ cơ sở

Càng tìm hiều về công tác chăn nuôi, kiểm dịch từ cơ sở mới thấy rằng, có quá nhiều bất cập đang diễn ra ở lĩnh vực này. Một bác sỹ thú y với 21 năm công tác, nay vẫn chưa được cấp thẻ KDV; 1 sinh viên chính quy, loại khác, vào  Chi cục CN-TY theo diện thu hút từ năm 2007, đến nay vẫn chưa được bổ nhiệm Phó Trạm trưởng, mặc dù “quy hoạch” đã “treo” nhiều năm nay. Ngoài ông Đặng Văn Minh, còn ai ở Chi cục CN-TY có được “quy trình bổ nhiệm siêu tốc” như vậy?

Vì sao, ở một địa bàn rộng, nhiệm vụ chuyên môn rất vất vả như ở huyện Đô Lương mà nhiều năm qua, 8 cán bộ, nhân viên (1 nam, 7 nữ) phải làm việc trong ngôi nhà tồi tàn, “lở mồn, long móng” như thế?

Những sự thật trái khoáy, bất công nêu trên, liệu có được lãnh đọa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An kiểm tra, xem xét để có hướng đề xuất với lãnh đạo tỉnh Nghệ An? Dư luận đang rất mong chờ những câu trả lời thẳng thắn, thiết thực.    

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quận Đống Đa phát động thi viết báo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng ủy Khối doanh nghiệp quận Đống Đa hưởng ứng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2024-03-29 10:26:56

KUN Happy Run Cần Thơ 2024 - Sân chơi thể thao đỉnh cao, căng trào cảm xúc

Trước thềm giải chạy VPBank Can Tho Music Night Run 2024, sáng ngày 13/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), thương hiệu KUN thuộc CTCP Sữa Quốc tế (IDP) và Nexus Sport Events sẽ phối hợp tổ chức giải KUN Happy Run Cần Thơ 2024. Giải chạy nhằm lan tỏa tình yêu thể thao, truyền cảm hứng về lối sống nhân văn, tích cực đến các mầm non tương lai của đất nước.
2024-03-29 10:04:15

Du khách được ăn hơn 400 món tại Lễ hội văn hóa ẩm thực TP.HCM

Lễ hội Văn hóa ẩm thực Món ngon Saigontourist Group 2024 hấp dẫn với hơn 400 món ăn, thức uống đặc trưng ba miền tại 40 gian hàng ẩm thực.
2024-03-28 22:55:00

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17
Đang tải...