Sớm có quy định về quản lý, sử dụng tiền công đức tại lễ hội, di tích

2018-03-30 09:59:30 0 Bình luận
Vấn đề quản lý tiền công đức tại các di tích và lễ hội một lần nữa lại được “xới” lên trong phiên giải trình về thực hiện bộ Quy tắc ứng xử và công tác tổ chức, quản lý lễ hội tại Hà Nội do Thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức mới đây.

Cảnh tượng chen lấn, xô đẩy khi đi lễ. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)

Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khẳng định tháng 6/2018, liên ngành thành phố sẽ hoàn thành Dự thảo quy định sử dụng tiền công đức tại các lễ hội và các di tích, trình Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành, để nguồn tiền công đức được quản lý và sử dụng một cách tốt nhất.

Chưa có sự thống nhất

Ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, việc quản lý và sử dụng tiền công đức tại các di tích và lễ hội đang là vấn đề khó. Đối với các di tích có ban quản lý, việc quản lý tiền công đức thường do ban quản lý chịu trách nhiệm với sự giám sát của chính quyền, việc thu chi thông qua Kho bạc Nhà nước và công khai trước nhân dân theo quy định.

Đối với các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo chủ yếu là các chùa có sư trụ trì, việc quản lý thu chi do sư trụ trì thực hiện. Các cơ sở tôn giáo khác đều thông qua ban trị sự. Do đặc thù mỗi nơi mỗi khác nên việc thu chi, sử dụng tiền công đức tại các di tích, lễ hội cũng chưa có sự thống nhất. Thực tế cho thấy tại nhiều di tích, lễ hội, nguồn tiền công đức được sử dụng đúng mục đích và công khai.

Đền Quán Thánh (quận Ba Đình) là một trong Tứ trấn Thăng Long vốn là di tích nổi tiếng tại Hà Nội, thu hút đông đảo người dân và khách thập phương tới tham quan, chiêm bái, nhất là dịp đầu năm.

Ông Bùi Hồng Sơn, Phó Ban Quản lý di tích kiêm thủ từ đền Quán Thánh, cho biết việc quản lý tiền công đức tại di tích này công khai, minh bạch, có sự phối hợp giữa Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Văn hóa và Thông tin quận Ba Đình, Ủy ban Nhân dân phường Quán Thánh và thủ từ đền. Sổ ghi công đức có dấu giáp lai, đánh số trang, khi ghi công đức phải rõ số tiền và do cán bộ quận Ba Đình quản lý.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý đền còn đặt các hòm công đức tại các ban thờ, mỗi hòm có tới bốn niêm phong để khách bỏ công đức hoặc tiền giọt dầu. Cứ ba tháng, hòm công đức mở một lần, với sự giám sát của các bên liên quan và việc chi tiêu cũng được công khai.

Tại chùa Đức Viên (quận Hai Bà Trưng), sư trụ trì chùa cho biết nguồn tiền công đức của nhân dân và khách thập phương được sử dụng để tôn tạo chùa và chi phí thường xuyên. Trong trường hợp nhà chùa tu bổ xong hạng mục nào đó, khách tiếp tục công đức để tu bổ nhà chùa sẽ không nhận. Việc sử dụng tiền công đức tại chùa Đức Viên được sử dụng đúng mục đích, rõ ràng, đúng với tâm nguyện của người công đức.

Song không phải tất cả các di tích, lễ hội đều công khai, sử dụng tốt nguồn công đức. Thậm chí, nhiều ban quản lý lễ hội cũng không nắm được nguồn công đức tại lễ hội, vì số tiền này do sư trụ trì trong các chùa đảm nhiệm.

Sẽ có quy định cụ thể

Thừa nhận việc quản lý, sử dụng minh bạch tiền công đức ở hầu hết các chùa trên địa bàn Hà Nội chưa thực hiện tốt, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khẳng định Sở là cơ quan chịu trách nhiệm chính, bên cạnh đó có sự liên quan của Sở Tài chính Hà Nội, chính quyền các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn cũng như ban quản lý di tích và ban quản lý lễ hội.


Đồ lễ bày lộn xộn, tiền lẻ đặt tràn lan tại Phủ Tây Hồ. (Ảnh: Đinh Thuận/TTXVN)


Với tình hình hiện nay, lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho rằng cần tuyên truyền, vận động sư trụ trì cũng như tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng tiền công đức tại các lễ hội, các di tích theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội theo hướng công khai, minh bạch. Một mặt, các cơ quan liên quan giao trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát cụ thể cho Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường, để nâng cao hiệu quả sử dụng tiền công đức tại các lễ hội và các di tích trên địa bàn thành phố.

Mới đây, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có công văn số 9559 ngày 11/10/2017 giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và các đơn vị liên quan khẩn trương tham mưu, báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành quy định về việc sử dụng tiền công đức tại các lễ hội và các di tích, thời gian hoàn thành vào tháng 6/2018.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao khẳng định liên ngành thành phố cam kết đến thời hạn trên sẽ hoàn thành xây dựng quy định sử dụng tiền công đức, trình thành phố để ban hành nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng tiền công đức tại các lễ hội, di tích trên địa bàn Hà Nội.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47

Chuyện về con tàu Đại Lãnh trong trận chiến Gạc Ma 1988

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí mới đây, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng LLVTND kể, năm 1999, khi ông đang là thứ trưởng Bộ Quốc phòng, miền Trung có lũ lụt cực lớn.
2024-04-23 10:37:37

Phú Yên: Cần sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của các nhà đầu tư

Vừa qua, Tạp chí điện tử Hòa Nhập nhận được đơn thư của ông Phạm Văn Đạo (sống tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) phản ánh về việc: Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định thu hồi đất khi doanh nghiệp đang thực hiện dự án Khu đô thị du lịch năng lượng xanh.
2024-04-23 10:00:31

Quý I có 66 vụ cháy, Nghệ An chỉ đạo phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang tới gần, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Do đó, tỉnh Nghệ An đặc biệt chú trọng tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.
2024-04-23 08:15:00

Quán cà phê với những "bông hoa" đặc biệt

“Bông Hoa” là từ mà mọi người ở quán dùng để gọi nhân viên, đưa tay chụm lên miệng rồi mở bung ra là cách “nói” lời cảm ơn, hay gọi món bằng kí hiệu tay chính là những điểm đặc biệt khiến quán cà phê Flow-ee như một ngôi nhà chung của các bạn trẻ khiếm thính.
2024-04-21 23:22:53
Đang tải...