Sống giữa lòng dân biên giới
2019-09-09 19:07:38
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Chiều trên vùng biên giới Tây Nguyên thâm u, giữa nhà rông của làng Kà Đin, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, già làng ATeng nắm chặt lấy tay tôi, ông nói: “Nhà mình có nuôi được mấy con heo, để dành được ghè rượu ngon, nhất định cán bộ phải về chung vui với bà con làng mình đấy”.
Ông khoát tay chỉ về mấy cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng 707 đứng quanh đó rồi ôn tồn: “Cả thằng Việt, thằng Ngân, thằng Khiển, thằng Ánh… nó là con của làng ta rồi, nhất định phải ở lại làng, cho già vui cái bụng…”
Giúp dân, giữ vững vùng biên
Đồn biên phòng 707 đứng chân trên địa bàn xã biên giới Mô Rai thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Đường biên giới của xã tiếp giáp với nước bạn Campuchia dài trên 110 km. Xã Mô Rai có diện tích tự nhiên hơn 1500km2, gần bằng diện tích của tỉnh Thái Bình. Thượng tá Nguyễn Trọng Ngân, nguyên Bí thư chi bộ, nguyên đồn trưởng đồn 707 tâm sự: “Được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 21 km đường biên giới xã Mô Rai, cán bộ chiến sĩ đã vượt lên gian khó với tình yêu biên giới thiêng liêng, bám trụ vững vàng nơi vùng biên đầy khắc nghiệt.”
Ngoài nhiệm vụ giữ gìn an ninh biên giới, cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng 707 có nhiệm vụ chính trị rất cơ bản là chăm lo, giúp nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Với hơn 2000 nhân khẩu gồm 11 dân tộc anh em, chủ yếu là đồng bào dân tộc Ja Rai và Rơ Mâm, trong đó Rơ Mâm là một trong các dân tộc còn ít người nhất trong cộng đồng 54 các dân tộc Việt Nam, hiện nay còn gần 150 hộ, trên 450 khẩu đang sống tập trung ở làng Le của xã Mô Rai. Đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, các tập tục lạc hậu vẫn tồn tại, ý thức tự vươn lên dựng xây cuộc sống mới còn hạn chế, phương thức canh tác sản xuất còn xưa cũ, không hiệu quả là những vấn đề được cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng 707 đưa vào chương trình hành động giúp dân trong nhiều năm qua.
Chúng tôi cùng thượng tá Nguyễn Văn Khiển, trung tá Đồng Thanh Tĩnh đến các làng GRập, làng Rẽ, làng Kênh, làng Xộp, làng Le… đi đến đâu cũng được bà con đón tiếp như người thân lâu ngày gặp lại. Bí thư chi đoàn Đồng Thanh Tĩnh giở sổ ghi chép rồi thông tin về những con số mà anh em cán bộ, chiến sỹ của đồn đã giúp dân những năm qua: trên 3000 ngày công giúp dân làm nhà, làm cỏ lúa, vệ sinh thôn làng… xây dựng 27 ngôi nhà tình nghĩa trị giá gần 500 triệu đồng; quyên góp tặng 7 sổ tiết kiệm, mỗi sổ 200 ngàn đồng tặng gia đình chính sách, neo đơn; xây dựng làng Tang, làng Le, làng Kênh trở thành các làng văn hóa; vận động trên 130 học sinh bỏ học trở lại trường; khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân. Xây dựng mô hình trình diễn cho 3 hộ trồng 12 ha cao su tiểu điền đang phát triển tốt. Trong “Nhật ký giúp dân” của chi đoàn 707 còn dài lắm với những con số chi tiết hàng ngày được Bí thư chi đoàn Đồng Thanh Tĩnh coi như cuốn sổ truyền thống của tuổi trẻ nơi đây.
Đêm về trên biên giới Mô Rai đã gieo vào lòng chúng tôi quá nhiều cảm xúc. Đây là chủ quyền của Tổ quốc thiêng liêng cùng với đồng bào ruột thịt đã bao đời gắn bó, bám đất, giữ rừng để cùng bộ đội biên phòng canh giữ đất trời Tổ quốc.
Son sắt tình quân dân
Trong men rượu cần ngây ngất nơi đất trời biên giới, già làng A GLá vít cần rượu thật sâu mời chúng tôi cùng uống. Xong, ông nắm chặt lấy tay tôi, nói: “ Cán bộ à, người dân Mô Rai với bộ đội biên phòng như anh em một nhà thôi. Cái bụng của bộ đội nó tốt lắm, nó mang lại niềm vui cho dân làng mình đó”. Rồi ông nhắc lại những cái tên, có những người đã chuyển công tác khỏi đồn 707 đã lâu như Phạm Xuân Bốn, Hoàng Văn Hà…
Chiến sĩ Lưu Văn Hiệp nhớ lại: “Hôm tôi và Bốn trở lại Mô Rai, người dân làng Xộp, làng Le, làng Kênh cứ vây lấy, ôm lấy tôi và Bốn mà khóc, khóc thành tiếng: “Tại sao thằng Bốn đi mãi không về”. Chứng kiến cuộc hội ngộ đầy ắp tình người ấy, cổ họng tôi như nghẹn lại. Phải chăng những giọt nước mắt của bà con vùng đất thâm sơn cùng cốc này là để tri ân các chiến sĩ biên phòng. Xúc động nhất là hình ảnh ông A Chóc, năm nay đã ngoài 80 tuổi cứ ôm lấy Phạm Xuân Bốn xuýt xoa: “Thằng em mình năm nay lớn quá, anh nhìn mãi mới nhận ra”. Thì ra A Chóc và Bốn đã kết nghĩa anh em. Ông lại nói như với chính mình: “Thằng Bốn tốt bụng lắm, nó dạy mình biết cái chữ, giúp trồng cây lúa nước, đêm nằm ngủ mình mơ thấy nó nhiều lần mà thương nó quá. Chỉ có anh em trong nhà thì mới giúp nhau như thế chứ ”.
Cái lý của ông A Chóc giản đơn, mộc mạc như chính lòng người dân Mô Rai vậy. Còn già làng A Buông ở làng Xộp thì tâm sự: “Bộ đội biên phòng vừa dạy học, vừa giúp dân lao động sản xuất, khám chữa bệnh cho bà con nên bà con quý lắm, không quên ơn đâu. Việc lớn nhỏ gì của làng cũng gọi biên phòng. Mình nhớ lắm tình cảm của thằng Sơn (y sĩ Nguyễn Quang Sơn) hàng ngày xuống chữa bệnh cho dân, hay thằng Hòa, thằng Thông… những lần tập trung bà con để dạy chữ… Nhớ. Nhớ lắm.”
Nguyên Bí thư chi bộ, đồn trưởng Nguyễn Trọng Ngân nhớ lại, ở Mô Rai trước đây còn hủ tục, nếu người mẹ chết mà đứa con còn nhỏ thì cũng được chôn theo mẹ. Đây được xác định là vấn đề “nóng nhất” mà đồn biên phòng 707 quyết tâm vận động bà con xóa bỏ. Bước đầu, anh em phải đối mặt với những thách thức vì hủ tục đã bám sâu chặt trong lòng người dân nơi đây. Anh em dám đương đầu với thử thách và đã cứu được những đứa trẻ sơ sinh thoát khỏi sự nghiệt ngã của hủ tục, viết nên những “câu chuyện cổ tích như huyền thoại” dưới chân núi Mô Rai những năm về trước. Có nhiều cháu được cứu sống, trong đó có cháu Y Đức hiện đang sống, học tập, lớn lên trong vòng tay yêu thương tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Kon Tum.
Trở lại Mô Rai, đến với bà con giữa chốn núi rừng biên giới, kỷ niệm trong mỗi chúng tôi như âm hưởng từ cuộc sống dội về trong ký ức của mỗi người nặng sâu tình quân dân cá nước. Thượng tá Hoàng Văn Hà, nguyên chính trị viên đồn 707 vẫn khắc ghi trong tâm khảm của mình cái ngày anh được ông bà A BLong ở làng Le nhận về làm con nuôi với một nghi thức rất trang trọng là “Cắt máu uống rượu thề”. Buổi lễ kết nghĩa hôm ấy được mời cả làng và đồn biên phòng đến chứng kiến. Ông bà A BLong cho thịt hẳn một con trâu to, sừng dài hơn 3 nắm tay cùng 2 ghè rượu để làm trọng lễ. Còn Hà phải ra tận thị trấn Sa Thầy mua một bộ quần áo, đôi dép, cái mũ mới về tặng cha; tìm mua cặp Kà Tu (váy), chiếc cặp tóc thật đẹp về tặng mẹ. Sau nghi thức “uống rượu thề” trang nghiêm, cả làng Le say sưa chúc rượu, ca hát; tiếng cồng chiêng rộn rã, ngân vang khắp núi rừng biên giới, trò chuyện thâu đêm… Bà con thay nhau chúc mừng gia chủ có thêm thành viên mới là cán bộ của đồn biên phòng và cũng không quên căn dặn “thằng Hà” về trách nhiệm làm người con của buôn làng.
Mô Rai đang từng ngày thay đổi, giữa đất trời Tây Nguyên nắng và gió, những người lính đồn biên phòng 707 vẫn âm thầm thả bước tuần tra, lặng lẽ mang niềm vui, cuộc sống mới đến với buôn làng. Đi dọc đường biên, nghe tiếng hát của những chiến sĩ biên phòng nơi đây bài hát “ Đêm trên Cha Lo” của nhạc sĩ Phạm Tuyên vọng vào vách núi: “ Biên giới sáng trong niềm vui mới, như rực ánh hồng chân mây. Hỡi gió núi hãy hát cùng ta, nắng quê hương bừng lên, mãi xanh tươi cuộc đời’’… mà thấy tha thiết, thân thương quá giữa đất trời biên giới Mô Rai.
Giúp dân, giữ vững vùng biên
![]() |
Chiến sỹ đồn Biên phòng 707 giúp nhân dân xã Mô Rai trồng cao su |
Đồn biên phòng 707 đứng chân trên địa bàn xã biên giới Mô Rai thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Đường biên giới của xã tiếp giáp với nước bạn Campuchia dài trên 110 km. Xã Mô Rai có diện tích tự nhiên hơn 1500km2, gần bằng diện tích của tỉnh Thái Bình. Thượng tá Nguyễn Trọng Ngân, nguyên Bí thư chi bộ, nguyên đồn trưởng đồn 707 tâm sự: “Được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 21 km đường biên giới xã Mô Rai, cán bộ chiến sĩ đã vượt lên gian khó với tình yêu biên giới thiêng liêng, bám trụ vững vàng nơi vùng biên đầy khắc nghiệt.”
Ngoài nhiệm vụ giữ gìn an ninh biên giới, cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng 707 có nhiệm vụ chính trị rất cơ bản là chăm lo, giúp nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Với hơn 2000 nhân khẩu gồm 11 dân tộc anh em, chủ yếu là đồng bào dân tộc Ja Rai và Rơ Mâm, trong đó Rơ Mâm là một trong các dân tộc còn ít người nhất trong cộng đồng 54 các dân tộc Việt Nam, hiện nay còn gần 150 hộ, trên 450 khẩu đang sống tập trung ở làng Le của xã Mô Rai. Đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, các tập tục lạc hậu vẫn tồn tại, ý thức tự vươn lên dựng xây cuộc sống mới còn hạn chế, phương thức canh tác sản xuất còn xưa cũ, không hiệu quả là những vấn đề được cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng 707 đưa vào chương trình hành động giúp dân trong nhiều năm qua.
Chúng tôi cùng thượng tá Nguyễn Văn Khiển, trung tá Đồng Thanh Tĩnh đến các làng GRập, làng Rẽ, làng Kênh, làng Xộp, làng Le… đi đến đâu cũng được bà con đón tiếp như người thân lâu ngày gặp lại. Bí thư chi đoàn Đồng Thanh Tĩnh giở sổ ghi chép rồi thông tin về những con số mà anh em cán bộ, chiến sỹ của đồn đã giúp dân những năm qua: trên 3000 ngày công giúp dân làm nhà, làm cỏ lúa, vệ sinh thôn làng… xây dựng 27 ngôi nhà tình nghĩa trị giá gần 500 triệu đồng; quyên góp tặng 7 sổ tiết kiệm, mỗi sổ 200 ngàn đồng tặng gia đình chính sách, neo đơn; xây dựng làng Tang, làng Le, làng Kênh trở thành các làng văn hóa; vận động trên 130 học sinh bỏ học trở lại trường; khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân. Xây dựng mô hình trình diễn cho 3 hộ trồng 12 ha cao su tiểu điền đang phát triển tốt. Trong “Nhật ký giúp dân” của chi đoàn 707 còn dài lắm với những con số chi tiết hàng ngày được Bí thư chi đoàn Đồng Thanh Tĩnh coi như cuốn sổ truyền thống của tuổi trẻ nơi đây.
Đêm về trên biên giới Mô Rai đã gieo vào lòng chúng tôi quá nhiều cảm xúc. Đây là chủ quyền của Tổ quốc thiêng liêng cùng với đồng bào ruột thịt đã bao đời gắn bó, bám đất, giữ rừng để cùng bộ đội biên phòng canh giữ đất trời Tổ quốc.
![]() |
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm đồn biên phòng Mô Rai, năm 2015 |
Son sắt tình quân dân
Trong men rượu cần ngây ngất nơi đất trời biên giới, già làng A GLá vít cần rượu thật sâu mời chúng tôi cùng uống. Xong, ông nắm chặt lấy tay tôi, nói: “ Cán bộ à, người dân Mô Rai với bộ đội biên phòng như anh em một nhà thôi. Cái bụng của bộ đội nó tốt lắm, nó mang lại niềm vui cho dân làng mình đó”. Rồi ông nhắc lại những cái tên, có những người đã chuyển công tác khỏi đồn 707 đã lâu như Phạm Xuân Bốn, Hoàng Văn Hà…
Chiến sĩ Lưu Văn Hiệp nhớ lại: “Hôm tôi và Bốn trở lại Mô Rai, người dân làng Xộp, làng Le, làng Kênh cứ vây lấy, ôm lấy tôi và Bốn mà khóc, khóc thành tiếng: “Tại sao thằng Bốn đi mãi không về”. Chứng kiến cuộc hội ngộ đầy ắp tình người ấy, cổ họng tôi như nghẹn lại. Phải chăng những giọt nước mắt của bà con vùng đất thâm sơn cùng cốc này là để tri ân các chiến sĩ biên phòng. Xúc động nhất là hình ảnh ông A Chóc, năm nay đã ngoài 80 tuổi cứ ôm lấy Phạm Xuân Bốn xuýt xoa: “Thằng em mình năm nay lớn quá, anh nhìn mãi mới nhận ra”. Thì ra A Chóc và Bốn đã kết nghĩa anh em. Ông lại nói như với chính mình: “Thằng Bốn tốt bụng lắm, nó dạy mình biết cái chữ, giúp trồng cây lúa nước, đêm nằm ngủ mình mơ thấy nó nhiều lần mà thương nó quá. Chỉ có anh em trong nhà thì mới giúp nhau như thế chứ ”.
Cái lý của ông A Chóc giản đơn, mộc mạc như chính lòng người dân Mô Rai vậy. Còn già làng A Buông ở làng Xộp thì tâm sự: “Bộ đội biên phòng vừa dạy học, vừa giúp dân lao động sản xuất, khám chữa bệnh cho bà con nên bà con quý lắm, không quên ơn đâu. Việc lớn nhỏ gì của làng cũng gọi biên phòng. Mình nhớ lắm tình cảm của thằng Sơn (y sĩ Nguyễn Quang Sơn) hàng ngày xuống chữa bệnh cho dân, hay thằng Hòa, thằng Thông… những lần tập trung bà con để dạy chữ… Nhớ. Nhớ lắm.”
Nguyên Bí thư chi bộ, đồn trưởng Nguyễn Trọng Ngân nhớ lại, ở Mô Rai trước đây còn hủ tục, nếu người mẹ chết mà đứa con còn nhỏ thì cũng được chôn theo mẹ. Đây được xác định là vấn đề “nóng nhất” mà đồn biên phòng 707 quyết tâm vận động bà con xóa bỏ. Bước đầu, anh em phải đối mặt với những thách thức vì hủ tục đã bám sâu chặt trong lòng người dân nơi đây. Anh em dám đương đầu với thử thách và đã cứu được những đứa trẻ sơ sinh thoát khỏi sự nghiệt ngã của hủ tục, viết nên những “câu chuyện cổ tích như huyền thoại” dưới chân núi Mô Rai những năm về trước. Có nhiều cháu được cứu sống, trong đó có cháu Y Đức hiện đang sống, học tập, lớn lên trong vòng tay yêu thương tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Kon Tum.
Trở lại Mô Rai, đến với bà con giữa chốn núi rừng biên giới, kỷ niệm trong mỗi chúng tôi như âm hưởng từ cuộc sống dội về trong ký ức của mỗi người nặng sâu tình quân dân cá nước. Thượng tá Hoàng Văn Hà, nguyên chính trị viên đồn 707 vẫn khắc ghi trong tâm khảm của mình cái ngày anh được ông bà A BLong ở làng Le nhận về làm con nuôi với một nghi thức rất trang trọng là “Cắt máu uống rượu thề”. Buổi lễ kết nghĩa hôm ấy được mời cả làng và đồn biên phòng đến chứng kiến. Ông bà A BLong cho thịt hẳn một con trâu to, sừng dài hơn 3 nắm tay cùng 2 ghè rượu để làm trọng lễ. Còn Hà phải ra tận thị trấn Sa Thầy mua một bộ quần áo, đôi dép, cái mũ mới về tặng cha; tìm mua cặp Kà Tu (váy), chiếc cặp tóc thật đẹp về tặng mẹ. Sau nghi thức “uống rượu thề” trang nghiêm, cả làng Le say sưa chúc rượu, ca hát; tiếng cồng chiêng rộn rã, ngân vang khắp núi rừng biên giới, trò chuyện thâu đêm… Bà con thay nhau chúc mừng gia chủ có thêm thành viên mới là cán bộ của đồn biên phòng và cũng không quên căn dặn “thằng Hà” về trách nhiệm làm người con của buôn làng.
Mô Rai đang từng ngày thay đổi, giữa đất trời Tây Nguyên nắng và gió, những người lính đồn biên phòng 707 vẫn âm thầm thả bước tuần tra, lặng lẽ mang niềm vui, cuộc sống mới đến với buôn làng. Đi dọc đường biên, nghe tiếng hát của những chiến sĩ biên phòng nơi đây bài hát “ Đêm trên Cha Lo” của nhạc sĩ Phạm Tuyên vọng vào vách núi: “ Biên giới sáng trong niềm vui mới, như rực ánh hồng chân mây. Hỡi gió núi hãy hát cùng ta, nắng quê hương bừng lên, mãi xanh tươi cuộc đời’’… mà thấy tha thiết, thân thương quá giữa đất trời biên giới Mô Rai.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Nguyễn Văn Chiến
Công an Quảng Trị dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ
Hướng tới dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/71947 – 27/7/2025), Công an Quảng Trị tổ chức dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9, Thành cổ Quảng Trị và Bến thả hoa bờ nam sông Thạch Hãn.
2025-07-04 17:37:57
Vũ Phi Hổ vị quan thanh liêm
Trước khi bỏ cấp huyện, thành phố Hạ Long đầu tư 29 tỷ đồng, xây dựng con đường 4 làn xe lòng đường rộng 26m, dài 500m nối đường QL279 với đền thờ “Anh nghị Đại vương” Phó đô Ngự sử, tiến sĩ Vũ Phi Hổ tại xã Lê Lợi.
2025-07-04 10:26:00
Quy định mới về giá bán, thuê mua nhà ở xã hội
Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
2025-07-04 09:19:13
Tổng thống Hoa Kỳ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
2025-07-03 18:55:07
Hạ tầng APEC trăm nghìn tỷ đổ bộ, Phú Quốc cất cánh siêu đô thị tương lai
Hàng loạt dự án hạ tầng chiến lược với tổng vốn đầu tư lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng đang được triển khai tại Phú Quốc nhằm phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2027, tạo cú hích cho Phú Quốc chuyển mình mạnh mẽ, từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành một đô thị biển đẳng cấp quốc tế, trung tâm tài chính – du lịch mới của khu vực
2025-07-03 14:27:52
Diễn đàn công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025 tại Hà Nội
Ngày 2/7, tại Hà Nội, RX Tradex Việt Nam tổ chức Diễn đàn công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025. Sự kiện mang chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng Al, Tự động hóa và Hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu”, đây là hoạt động mở màn cho chuỗi hội thảo chuyên ngành trong khuôn khổ triển lãm quốc tế NEPCON Vietnam 2025 sẽ diễn ra từ ngày 10-12/9/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội.
2025-07-03 10:28:45