Thanh Hóa: Chuẩn bị lực lượng cho cách mạng công nghiệp 4.0

2017-12-24 11:31:00 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Thanh Hoá có gần 3,7 triệu người, hơn 2,2 triệu lao động, hàng năm có khoảng 54 - 55 ngàn người bước vào tuổi lao động và phần lớn đều có nhu cầu việc làm. Để xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh khá vào năm 2020, đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, việc đào tạo nghề, trang bị “cần câu” cho người lao động được tỉnh rất quan tâm với nhiều giải pháp đề ra.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề

Tính đến thời điểm 31/10/2017, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 103 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với 56 cơ sở công lập, 47 tư thục. Bao gồm: 10 trường cao đẳng; 22 trường trung cấp; 29 trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm GDNN-GDTX; 42 cơ sở khác có hoạt động GDNN: 3 trường đại học, 28 doanh nghiệp, 11 cơ sở khác.


Ảnh minh họa


Kết quả tuyển sinh đến 31/10/2017 đạt 62.135 người, trong đó Cao đẳng 2.231 người, Trung cấp 5.383 người, Sơ cấp 22.078 người, Dạy nghề dưới 3 tháng 32.443 người. Đạt 85,1% kế hoạch năm 2017.

Ước thực hiện tuyển sinh đào tạo năm 2017 đạt 73.000 người, trong đó Cao đẳng 2.500 người, Trung cấp 6.000 người, Sơ cấp 26.000 người, đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng 38.500 người.

Thực hiện dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp”, Sở Lao động - Thương binh xã hội Thanh Hóa đã rà soát, đánh giá kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề của các trường được đầu tư nghề trọng điểm, đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Lao động - TBXH lựa chọn nghề trọng điểm và trường được đầu tư nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 cho 12 trường.

Trong đó, nghề cấp độ ASEAN có các trường: CĐN Công nghiệp, gồm Công nghệ ô tô, Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm), Điện công nghiệp. Trường CĐN Nghi Sơn có nghề Hàn. Nghề cấp độ quốc gia có 12 trường gồm 4 trường CĐN và 8 trường TCN.

Năm 2017, thực hiện Dự án “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, tỉnh Thanh Hóa đã dành nguồn kinh phí 14.400 tỷ đồng để dạy nghề nông nghiệp cho 3.654 lao động nông thôn, dạy nghề phi nông nghiệp cho 2.792 lao động nông thôn, dạy nghề cho 186 người khuyết tật, nghề nông nghiệp cho 862 người...

Trong năm qua, các trường cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp, trung cấp nghề, trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã khắc phục mọi khó khăn, cố gắng vươn lên, tập trung bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, phát huy phong trào nghiên cứu sáng tạo, áp dụng các phương pháp dạy học tích hợp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để phát huy tính tích cực, chủ động của người học và đặc biệt đã sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại phục vụ cho bài giảng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dạy nghề của tỉnh năm qua vẫn còn những khó khăn. Mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh còn cồng kềnh, nhiều đầu mối, nhiều trường đào tạo cùng một nghề; Phân bố các trường giữa các vùng, địa phương chưa hợp lý, chủ yếu tập trung ở thành phố Thanh Hóa, còn nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa phát huy được vai trò đào tạo nghề cho lực lượng lao động tại chỗ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo được đầu tư khá lớn, nhưng còn dàn trải, chưa tạo ra được những mô hình hay, những điển hình tốt, cũng như những đột phá về chất lượng dạy nghề. Thiếu đội ngũ giáo viên có năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp. Sự phối kết hợp giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo chưa chặt chẽ.


Ảnh minh họa


Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa cao. Nghề nông nghiệp mới chỉ áp dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi tăng năng suất cây trồng, vật nuôi chứ chưa phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Nghề phi nông nghiệp chủ yếu là nghề may công, một số nghề khác như hàn, điện dân dụng số lượng đào tạo chưa nhiều.

Chuẩn bị lực lượng cho cách mạng công nghiệp 4.0

Khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, càng đòi hỏi cơ cấu, lực lượng lao động phải thay đổi. Để chuẩn bị lực lượng lao động cho giai đoạn mới, Thanh Hóa xác định, để phát huy được sự sáng tạo của mỗi lao động, không còn cách nào khác là phải cải cách, thay đổi ngay từ khâu đào tạo nghề.

Năm 2016 - 2020 tỉnh Thanh Hóa tập trung phát triển tứ giác kinh tế gồm: Khu kinh tế Nghi Sơn, Sầm Sơn, KCN Lam Sơn - Sao Vàng, KCN Bỉm Sơn - Thạch Thành, phát triển kinh tế theo 3 trục: trục quốc lộ 1A: Từ thị xã Bỉm Sơn đi thành phố Thanh Hóa đến khu kinh tế Nghi Sơn, trục đường HCM: từ Thạch Thành đi Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Lam Sơn - Sao Vàng, để thu hút đầu tư, tạo các lực tăng trưởng và sức lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế. Đây là một điều kiện thuận lợi cho các trường dạy nghề đào tạo nhân lực cung cấp ra thị trường.

Theo đó, để khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo nghề, Thanh Hóa đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện công tác đào tạo nghề năm 2018. Trong đó, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh THCS, THPT vào học nghề; định hướng nghề nghiệp sớm cho học sinh ngay từ đầu cấp trung học, nhằm đẩy mạnh phân luồng cho học sinh sau THCS. Tuyên truyền và làm rõ ý nghĩa của “Học nghề là con đường ngắn nhất để tiến thân, lập nghiệp”. Gắn sản xuất vào trường nghề để người lao động vừa học nghề, vừa làm ra sản phẩm nên được trả lương trong quá trình đào tạo.

Nhà trường phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với trình độ công nghệ kỹ thuật tiên tiến trên thị trường; yêu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp; đào tạo, hướng dẫn học sinh, sinh viên thực hành, thực tập; tăng cường kỹ năng mềm cho người học, giúp người học có khả năng thích ứng kịp thời với biến động của nghề nghiệp; kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên; tư vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên. Tạo điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề và người học nghề tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp để nâng cao kỹ năng nghề, kinh nghiệm thực tế sản xuất.

Năm 2018, Thanh Hóa đề ra chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo nghề cho 77.000 người gồm cao đẳng nghề: 4.390 người, trung cấp nghề: 9.400 người, sơ cấp nghề: 26.000 người, dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng: 37.210 người.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...