Thảo thơm hỏ mọc

2019-09-17 14:52:25 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Cha mẹ tôi vốn là người miền xuôi lên làm công nhân gặp nhau và kết hôn rồi định cư hẳn ở huyện miền núi Quỳ Châu thuộc miền tây nam xứ Nghệ. Tuy sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Phủ Quỳ với hơn 80% là người dân tộc, trong đó người Thái chiếm đại đa số, còn lại là Thổ hoặc Thanh với nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, trong đó có văn hóa ẩm thực với nhiều món ăn ngon, giàu dinh dưỡng và có sẵn trong tự nhiên được chế biến công phu, cầu kì song tôi vốn dĩ kén ăn và cũng có đôi chút ngại khi thưởng thức các món ăn dân tộc như canh ột "hết bi", canh nhọc, canh bon hay các loại "Phắc chúp" (Nộm rau).


Thế nhưng lần đầu tiên tôi được biết đến một món ăn có mùi vị thơm dịu và rất dễ ăn, đó là Hỏ mọc - Món ăn độc đáo của đồng bào dân tộc Thái trong một lần đi dự lễ đầy tháng của con trai cậu trưởng bản Thung Khạng ở xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An - một bản làng vùng sâu, vùng xa khó khăn nhất của xã Châu Bình nơi tôi đang công tác.

Từ hôm đó, tôi đâm ra tò mò về các món ăn dân tộc mà bấy lâu nay tôi thờ ơ không thèm màng tới, đặc biệt là món hỏ mọc. Ngay lập tức tôi bắt tay vào tìm hiểu bằng việc tìm đến quán ăn của một phụ huynh cũ, em là một cô gái Thái rất xinh đẹp, giỏi dang vui tính và xởi lởi. Em say sưa giới thiệu với tôi về một số món ăn dân tộc đặc trưng của đồng bào mình như các loại chẻo chấm, Pá pinh (Cá nướng), Cánh ột (Canh ột), … và đặc biệt là về món Hỏ mọc- Món ăn đặc biệt thường có trong mâm cỗ của người Thái trong ngày lễ, Tết.

Theo Tiếng Thái thì hỏ nghĩa là gói; mọc nghĩa là thức ăn có bột gạo nấu cùng. Nguyên liệu để làm một gói “hỏ mọc” phải chuẩn bị khá cầu kì và phải tươi!

Theo Yến - Tên phụ huynh cũ của tôi, để chuẩn bị chế biến món hỏ moọc, công việc đầu tiên của bà nội trợ vùng cao đó là lên rừng kiếm cây chuối non (có duộc). Vì chuối rừng mọc tự nhiên ở chỗ ẩm, gần khe suối trong trong rừng mới có vị ngọt dịu, không chát đắng như chuối nhà. Trước khi đi lấy chuối non thì phải đong chừng 1 bát gạo tẻ nại - giống gạo thơm, dẻo do người dân tự trồng trên nương mang ra ngâm sẵn.
Dùng lõi của cây chuối non cắt lát mỏng, bằm nhuyễn. Gạo ngâm ít nhất 30 phút sau đó vớt cho ráo nước rồi cho vào cối giã thật đều tay sao cho gạo nát mịn đều (Cờ bứa = gạo đâm), tiếp theo là chuẩn bị cá mát to hoặc loại cá tịt mũi của dòng sông Hiếu nếu làm mọc cá, gà cỏ nếu làm mọc gà đã sơ chế thật sạch, để ráo nước.

Một thứ tạo nên mùi thơm đặc trưng của món hỏ mọc là lá "hắm diện" - thứ lá rau rừng mọc ở chỗ ẩm thấp ven khe suối có mùi vị tựa lá rau húng láng của người Kinh nhưng lá to, dày hơn lá húng và có vị cay nồng ban đầu xen lẫn ngọt dịu về sau.

Bên cạnh đó cũng không thể thiếu chừng 5 đến 6 hạt của cây dổi đem nướng vàng (Mạc hắm) và củ kiệu (hóm hiêu), là loại rau thuộc họ hành, có mùi hương thơm đặc biệt nhất là kiệu được trồng ở các vùng đất ẩm dưới chân núi đá của các bản vùng sâu nhất như Thung Khạng, Pà Hốc của xã Châu Bình.

Tiếp đến là khâu chuẩn bị lá gói. Có thể dùng lá dong hoặc lá chuối rừng, thông thường dùng lá chuối rừng hơ qua lửa cho lá mềm để khi gói mọc không bị nứt. Ngoài ra còn có gia vị khác như xúp, mì chính, hạt tiêu rừng (mắc khén)…

Tất cả các nguyên liệu trên được trộn đều với nhau, vo tròn lại rồi đặt vào lá chuối, gói đùm (Chum chúp hỏ mọc) tức là không gói vuông vức như gói bánh mà dùng lạt buộc túm một đầu, lấy dao cắt phần thừa của lá cho đẹp, xong thì bỏ vào chõ bằng gỗ gắn với cái niễng phía dưới chứa nước (nưng mọc) mà không đem luộc để giữ trọn hương vị của món ăn. Lúc này, ta phải chú ý trông coi lửa sao cho cháy đều, hông trong khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, khi thấy khói trắng nghi ngút bốc lên và mùi thơm đến quyến rũ bung tỏa là khi họ mọc đã chín.

Yến mời tôi nếm thử hỏ mọc do chính tay em làm mà thật khó tả: vừa lạ miệng, vừa không hề ngấy mùi dầu mỡ, vừa có mùi thơm rất đặc trưng. Thơm bùi của hạt dổi, thanh ngọt của chuối, thơm dẻo của gạo tẻ nại, thơm nồng của lá hắm diện và vị béo ngọt,thơm phức của thịt gà cỏ làm tôi không thể nào cưỡng lại, đã ăn là không thể nào quên!

Thế đấy các bạn ạ! Người Thái có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta, sống ở nhiều vùng miền với những đặc trưng văn hoá quanh khu vực cư trú khác nhau, chắc chắn sẽ có những sự khác nhau ít nhiều trong cách làm “hỏ mọc”, nhưng cơ bản vẫn tuân thủ như cách làm mọc như trên!

Trong đời sống thường ngày của người Thái từ xưa tới nay, gói hỏ mọc là một truyền thống đã có từ rất lâu đời. Theo Người Thái quan niệm rằng ngày tết hay những lễ lạt khác mà thiếu món hỏ moọc là chưa trọn vẹn. Quả thực, với người Thái thì moọc là món ăn rất đỗi quen thuộc trong các dịp quan trong. Giải thích về ý nghĩa của món ăn này, những cụ cao niên nói: Gói moọc trong mâm cúng để cầu sự no ấm. Trong gói moọc có thịt, gạo và những thứ gia vị như sả, hành, tỏi, cây chuối non... Trong đó, gạo giã nhuyễn thể hiện mong muốn mùa màng luôn tươi tốt. Thịt và những thứ gia vị nói lên mong muốn về sự giàu có, đủ đầy. Còn lá dong dùng để gói moọc nói lên ước mơ về một gia đình ấm cúng, mọi người biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Tuy vậy, trong các cộng đồng làng bản, không còn ai nhớ được nguồn gốc của món moọc.

Hỏ mọc không chỉ là một món ăn ngon, độc đáo mà nó còn mang một giá trị văn hóa tâm linh vô cùng sâu sắc. Gói hỏ mọc là việc làm không thể thiếu trong mâm cúng tổ tiên của đồng bào Thái ở Quỳ Châu trong mỗi dịp Tết đến, xuân về. Các cụ xưa quan niệm rằng: Khi mỗi một đứa trẻ mới được sinh ra, trong lễ đầy tháng nhất định phải có món hỏ mọc cá để cúng dâng lên người mẹ trên trời đã ban xuống trần gian một đứa con, tiếp đến là làm họ mọc gà trong lễ xọoc mệ (Tìm mẹ) để dâng lên mẹ trên Trời nhằm báo cáo rằng đứa bé đó đã được người mẹ trong gia đình, dòng họ nào sinh hạ nên, tên gọi và ngày giờ có bé trong gia đình.

Trong mâm cúng của người Thái dịp tết đến, món hỏ mọc được dâng lên để cúng trời (gọi là “ky mọc cắm phạ”), cúng các vị thần linh (ky mọc xờ phí), cúng các vị có công dựng bản, lập mường (ky mọc chả ớn pủ bàn, pủ mương), cúng tổ tiên (Ky mọc phí hươn), cúng thần bếp(Ky mọc nhạ phau phí) … nhằm thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên và cầu mong một năm mới sức khỏe dồi dào, chăn nuôi thuận lợi, có của ăn của để…

Làm Họ mọc đối với người Thái không chỉ là một món ăn cổ truyền mà nó đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực có ý nghĩa tâm linh riêng biệt. Hiện nay, dù cho sự phát triển và giao lưu văn hóa mạnh mẽ giữa các vùng miền song món họ mọc của người Thái ở Quỳ Châu vẫn không hề mai một mà được lưu giữ, phát triển, là món ăn không thể thiếu trong các lễ hội văn hóa truyền thống như Lễ hội Hang Bua, hang Thẩm Ồm, hội Xăng Khan… và đã thu hút được đông đảo du khách thập phương tham gia lễ hội biết đến và thưởng thức, là nét đẹp trong bữa ăn được tạo ra từ món ăn truyền thống đặc trưng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng trong văn hóa ẩm thực của cộng đồng dân tộc Thái Quỳ Châu nói riêng và của Miền tây xứ Nghệ nói chung!
---
Quỳ Châu 16.09.2019

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...